3.3. Thông tin cần thiết

3.3.1. Tài liệu hướng dẫn

3.3.1.1. Sổ tay cài đặt

Tài liệu này, dạng ASCII, HTML hay PDF.

3.3.1.2. Tài liệu hướng dẫn về phần cứng

Thường chứa thông tin có ích về cách cấu hình hay sử dụng phần cứng.

3.3.2. Tìm nguồn thông tin về phần cứng

Trong nhiều trường hợp, trình cài đặt sẽ có khả năng phát hiện tự động phần cứng riêng của bạn. Để chuẩn bị được, khuyên bạn quen với phần cứng đó trước khi cài đặt.

Có thể tập hợp thông tin về phần cứng từ :

  • Sổ tay có sẵn với mỗi phần cứng.

  • Màn hình thiết lập BIOS của máy tính. Bạn có thể xem màn hình này khi khởi động máy tính bằng cách bấm tổ hợp phím. Hãy tham chiếu đến sổ tay máy tính để tìm biết tổ hợp phím này. Thường nó đơn giản là phím Delete.

  • Hộp của mỗi phần cứng.

  • Cửa sổ Hệ Thống (System) trong bảng điều khiển (Control Panel) Windows.

  • Lệnh hay công cụ hệ thống trong hệ điều hành khác, gồm bộ quản lý tập tin. Nguồn này có ích đặc biệt để tìm thông tin về bộ nhớ RAM và bộ nhớ của phần cứng.

  • Quản trị hệ thống hay nhà cung cấp dịch vụ Mạng (ISP). Những nguồn này có thông tin báo bạn biết cách thiết lập khả năng chạy mạng và gởi/nhận thư điện tử.

Bảng 3.1. Thông tin về phần cứng cần thiết để cài đặt

Phần cứng Thông tin có thể cần
Phần cứng Có mấy cái.
Thứ tự trên hệ thống.
Kiểu IDE (cũng biết là PATA), SATA hay SCSI.
Sức chứa còn rảnh sẵn sàng.
Phân vùng.
Phân vùng nơi hệ điều hành khác đã được cài đặt.
Bộ trình bày Mẫu và hãng chế tạo.
Độ phân giải được hố trợ.
Tỷ lệ cập nhật ngang.
Tỷ lệ cập nhật dọc.
Độ sâu màu (số màu sắc) được hỗ trợ.
Kích cỡ màn hình.
Con chuột Kiểu : nối tiếp, PS/2 hay USB.
Cổng.
Hãng chế tạo.
Số cái nút.
Mạng Mẫu và hãng chế tạo.
Kiểu bộ tiếp hợp.
Máy in Mẫu và hãng chế tạo.
Độ phân giải in được hỗ trợ.
Thẻ ảnh động Mẫu và hãng chế tạo.
Bộ nhớ RAM ảnh động sẵn sàng.
Độ phân giải và độ sâu màu được hỗ trợ (những giá trị này nên được so sánh với khả năng của bộ trình bày).


3.3.3. Khả năng tương thích của phần cứng

Nhiều sản phẩm có nhãn hiệu phổ biến có hoạt động được trên Linux. Hơn nữa, khả năng hỗ trợ phần cứng trong Linux cứ cải tiến. Tuy nhiên, Linux vẫn còn chạy ít kiểu phần cứng hơn một số hệ điều hành riêng.

Đặc biệt, Linux thường không thể chạy phần cứng cần thiết một phiên bản Windows đang chạy để hoạt động được.

Mặc dù một số kiểu phần cứng đặc trưng cho Windows có thể được thích nghi để chạy được trên Linux, việc thích nghi này thường cần thiết sự cố gắng thêm. Hơn nữa, trinh điều khiển Linux cho phần cứng đặc trưng cho Windows thường cũng là đặc trưng cho một hạt nhân Linux riêng. Như thế thì trình này trơ thành nhanh quá cũ.

Thiết bị được gọi là « win-modem » là kiểu thường nhất của phần cứng này. Tuy nhiên, máy in và thiết bị khác cũng có thể là đặc trưng cho Windows.

Có thể kiểm tra xem khả năng tương thích của phần cứng bằng cách:

  • Kiểm tra xem nơi Mạng của hãng chế tạo có trình điều khiển mới chưa.

  • Quét qua nơi Mạng hay sổ tay tìm thông tin về khả năng mô phỏng. Thiết bị có nhãn hiệu ít nổi tiếng hơn có lẽ vẫn còn sử dụng được trình điều khiển hay thiết lập của điều phổ biến.

  • Kiểm tra đọc danh sách phần cứng tương thích với Linux tại nơi Mạng dành cho kiến trúc của máy tính của bạn.

  • Tìm kiếm qua Mạng kinh nghiệm của các người dùng khác.

3.3.4. Thiết lập mạng

Nếu máy tính của bạn có kết nối đến mạng suốt ngày (tức là sự kết nối kiểu Ethernet hay tương tự, không phải kiểu PPP), bạn nên yêu cầu quản trị hệ thống mạng cung cấp thông tin này.

  • Tên máy [host name] (có lẽ bạn tự quyết định được).

  • Tên miền [domain name].

  • Địa chỉ IP [IP address] của máy tính.

  • Mặt nạ mạng [netmask] cần dùng với mạng cục bộ.

  • Địa chỉ IP của hệ thống cổng ra [gateway] mặc định tới đó bạn nên định tuyến, nếu mạng có.

  • Trên mạng, hệ thống cần dùng như là trình phục vụ dịch vụ tên miền (DNS).

Mặt khác, nếu quản trị nói rằng có trình phục vụ DHCP sẵn sàng, cũng khuyên bạn dùng nó, trong trường hợp này bạn không cần thông tin trước, vì trình phục vụ DHCP sẽ cung cấp trực tiếp cho máy tính của bạn trong tiến trình cài đặt.

Nếu bạn sử dụng mạng vô tuyến, bạn cũng nên tìm biết:

  • ESSID của mạng vô tuyến đó.

  • Khoá bảo mật WEP (nếu thích hợp).