H ng D n C i t Debian GNU/Linux B n quy n 2004, 2005, 2006, 2007, 2008, 2009 nh m tr nh c i t Debian S tay n y l ph n m m t do; b n c th ph t h nh l i n v /hay s a i n v i i u ki n c a Gi y Ph p C ng C ng GNU (GPL). Xem gi y ph p trong Ph l c F, Gi y ph p C ng c ng GNU . T ng quan T i li u n y ch a h ng d n c i t h th ng Debian GNU/ Linux 6.0 (t n m l "squeeze") v o ki n tr c Intel x86 ("i386"). N c ng ch a l i tr n th ng tin th m, c ng n th ng tin v c ch s d ng h th ng Debian m i m t c ch h u hi u nh t. Ghi chú Dù sổ tay cài đặt này dành cho kiến trúc i386 là hậu hết thông tin mới nhất, chúng tôi định sửa đổi và tổ chức lại một số phần sổ tay sau khi sự phát hành chính thức của squeeze. Một phiên bản mới hơn của sổ tay này có thể được tìm trên Mạng tại trang chủ debian-installer. Có lẽ bạn cũng tìm thấy bản dịch thêm tại đó. Trạng thái của bản dịch: hoàn tất. Mời bạn xem lại bản dịch này và gởi sự gợi ý cho . ━━━━━━━━━━━━━━━━━━━━━━━━━━━━━━━━━━━━━━━━━━━━━━━━━━━━━━━━━━━━━━━━━━━━━━━━━━━━━━━ Mục lục Cài đặt 6.0 Debian GNU/Linux trên i386 1. Chào mừng bạn dùng Debian 1.1. Debian là gì vậy? 1.2. GNU/Linux là gì vậy? 1.3. Debian GNU/Linux là gì vậy? 1.4. Lấy Debian 1.5. Lấy phiên bản mới nhất của tài liệu này 1.6. Cấu trúc của tài liệu này 1.7. Về tác quyền và giấy phép phần mềm 2. Cần thiết hệ thống 2.1. Phần cứng được hỗ trợ 2.1.1. Kiến trúc được hỗ trợ 2.1.2. Đơn vị xử lý trung tâm (CPU), bo mạch chính và khả năng hỗ trợ ảnh động 2.1.3. Máy tính xách tay 2.1.4. Đa bộ xử lý 2.1.5. Hỗ trợ thẻ đồ họa 2.1.6. Phần cứng khả năng kết nối mạng 2.1.7. Thiết bị hiển thị chữ nổi 2.1.8. Phần cứng tổng hợp giọng nối 2.1.9. Ngoại vi và phần cứng khác 2.2. Thiết bị cần thiết phần vững 2.3. Mua phần cứng đặc biệt cho GNU/LInux 2.3.1. Tránh phần mềm sở hữu hay bị đóng 2.3.2. Phần cứng đặc trưng cho Windows 2.4. Vật chứa trình cài đặt 2.4.1. Đĩa CD-ROM/DVD-ROM 2.4.2. Đĩa cứng 2.4.3. Thanh bộ nhớ USB 2.4.4. Mạng 2.4.5. Hệ thống Un*x hay GNU 2.4.6. Hệ thống cất giữ được hỗ trợ 2.5. Bộ nhớ và sức chứa trên đĩa cần thiết 3. Trước khi cài đặt Debian GNU/Linux 3.1. Toàn cảnh tiến trình cài đặt 3.2. Sao lưu mọi dữ liệu đã có đi ! 3.3. Thông tin cần thiết 3.3.1. Tài liệu hướng dẫn 3.3.2. Tìm nguồn thông tin về phần cứng 3.3.3. Khả năng tương thích của phần cứng 3.3.4. Thiết lập mạng 3.4. Thoả tiêu chuẩn phần cứng tối thiểu 3.5. Phân vùng sẵn cho hệ thống đa khởi động 3.5.1. Phân vùng từ DOS hay Windows 3.6. Phần cứng cài đặt sẵn và thiết lập hệ điều hành 3.6.1. Gọi trình đơn thiết lập BIOS 3.6.2. Chọn thiết bị khởi động 3.6.3. Thiết lập BIOS lặt vặt 3.6.4. Vấn đề phần cứng cần theo dõi 4. Lấy vật chứa cài đặt hệ thống 4.1. Bộ đĩa CD Debian GNU/Linux chính thức 4.2. Tải tập tin xuống nhân bản Debian 4.2.1. Nơi tìm ảnh cài đặt 4.3. Chuẩn bị tập tin để khởi động thanh bộ nhớ USB 4.3.1. Sao chép tập tin một cách dễ dàng 4.3.2. Sao chép tập tin một cách dẻo 4.3.3. Khởi động thanh USB 4.4. Chuẩn bị tập tin để khởi động đĩa cứng 4.4.1. Khởi động trình cài đặt trên đĩa cứng bằng LILO hay GRUB 4.5. Chuẩn bị tập tin để khởi động qua mạng TFTP 4.5.1. Thiết lập trình phục vụ DHCP 4.5.2. Thiết lập trình phục vụ BOOTP 4.5.3. Bật chạy trình phục vụ TFTP 4.5.4. Xác định vị trí của ảnh TFTP 4.6. Cài đặt tự động 4.6.1. Cài đặt tự động bằng trình cài đặt Debian 5. Khởi động Hệ thống Cài đặt 5.1. Khởi động trình cài đặt trên Intel x86 5.1.1. Khởi động từ đĩa CD-ROM 5.1.2. Khởi động từ Windows 5.1.3. Khởi động từ Linux bằng LILO hay GRUB 5.1.4. Khởi động từ thanh bộ nhớ USB 5.1.5. Khởi động bằng TFTP 5.1.6. Màn hình khởi động 5.2. Khả năng truy cập 5.2.1. Thiết bị chữ nổi USB 5.2.2. Thiết bị chữ nổi nối tiếp 5.2.3. Phần cứng tổng hợp giọng nói 5.2.4. Thiết bị bảng 5.2.5. Sắc thái cao tương phản 5.3. Tham số khởi động 5.3.1. Tham số trình cài đặt Debian 5.4. Giải đáp thắc mắc trong tiến trình cài đặt 5.4.1. Sự đáng tin cậy của đĩa CD-ROM 5.4.2. Cấu hình khởi động 5.4.3. Vấn đề cài đặt Intel x86 thường 5.4.4. Giải thích thông điệp khởi chạy hạt nhân 5.4.5. Thông báo vấn đề cài đặt 5.4.6. Đệ trình báo cáo cài đặt 6. Sử dụng trình cài đặt Debian 6.1. Trình cài đặt hoạt động như thế nào 6.2. Giới thiệu về thành phần 6.3. Sử dụng thành phần riêng 6.3.1. Thiết lập trình cài đặt Debian và cấu hình phần cứng 6.3.2. Phân vùng và chọn điểm lắp 6.3.3. Cài đặt Hệ thống Cơ bản 6.3.4. Thiết lập Người và Mật khẩu 6.3.5. Cài đặt phần mềm thêm 6.3.6. Cho hệ thống khả năng khởi động 6.3.7. Cài đặt xong 6.3.8. Linh tinh 6.4. Nạp phần vững bị thiếu 6.4.1. Chuẩn bị vật chứa 6.4.2. Phần vững và Hệ thống đã Cài đặt 7. Khởi động vào hệ thống Debian mới 7.1. Giờ phút thử thách 7.2. Gắn kết khối tin đã mật mã 7.2.1. dm-crypt 7.2.2. loop-AES 7.2.3. Giải đáp thắc mắc 7.3. Đăng nhập 8. Bước tiếp và đi đâu vậy? 8.1. Tắt hệ thống 8.2. Cho người dùng UNIX mới 8.3. Giới thiệu về Debian 8.3.1. Hệ thống quản lý gói Debian 8.3.2. Quản lý phiên bản ứng dụng 8.3.3. Quản lý công việc định kỳ 8.4. Thông tin thêm 8.5. Thiết lập thư điện tử trên hệ thống 8.5.1. Cấu hình thư điện tử mặc định 8.5.2. Gửi thư ra hệ thống 8.5.3. Cấu hình tác nhân truyền thư tín Exim4 8.6. Biên dịch hạt nhân mới 8.6.1. Quản lý ảnh hạt nhân 8.7. Phục hồi hệ thống bị hỏng A. Cài đặt thế nào A.1. Chuẩn bị A.2. Khởi động trình cài đặt A.2.1. CD-ROM A.2.2. Thanh bộ nhớ USB A.2.3. Khởi động từ mạng A.2.4. Khởi động từ đĩa cứng A.3. Cài đặt A.4. Gởi báo cáo cài đặt cho chúng tôi A.5. Vậy cuối cùng... B. Tự động hoá việc cài đặt bằng chèn sẵn B.1. Giới thiệu B.1.1. Phương pháp chèn sẵn B.1.2. Hạn chế B.2. Dùng khả năng chèn sẵn B.2.1. Tải tập tin định cấu hình sẵn B.2.2. Dùng tham số khởi động để chèn sẵn câu hỏi B.2.3. Chế độ tự động B.2.4. Biệt hiệu có ích khi chèn sẵn B.2.5. Dùng máy phục vụ DHCP để xác định tập tin định cấu hình sẵn B.3. Tạo tập tin định cấu hình sẵn B.4. Nội dung của tập tin định cấu hình sẵn (cho squeeze) B.4.1. Địa phương hoá B.4.2. Cấu hình mạng B.4.3. Bàn giao tiếp mạng B.4.4. Thiết lập máy nhân bản B.4.5. Thiết lập đồng hồ và múi giờ B.4.6. Phân vùng B.4.7. Cài đặt hệ thống cơ bản B.4.8. Thiết lập tài khoản B.4.9. Thiết lập apt B.4.10. Chọn gói phần mềm B.4.11. Cài đặt bộ nạp khởi động B.4.12. Làm xong tiến trình cài đặt B.4.13. Chèn trước gói khác B.5. Tùy chọn cấp cao B.5.1. Chạy lệnh riêng trong khi cài đặt B.5.2. Dùng khả năng chèn sẵn để thay đổi giá trị mặc định B.5.3. Tải dây chuyền tập tin định cấu hình sẵn C. Phân vùng cho Debian C.1. Chọn phân vùng Debian, đặt kích cỡ phân vùng C.2. Cây thư mục C.3. Bố trí phân vùng khuyến khích C.4. Tên thiết bị dưới Linux C.5. Chương trình tạo phân vùng Debian C.5.1. Phân vùng cho Intel x86 D. Thông Tin Linh Tinh D.1. Thiết bị Linux D.1.1. Thiết lập con chuột D.2. Sức chứa trên đĩa cần thiết cho công việc D.3. Cài đặt Debian GNU/Linux từ hệ thống UNIX/Linux D.3.1. Bắt đầu D.3.2. Cài đặt debootstrap D.3.3. Chạy debootstrap D.3.4. Cấu hình hệ thống cơ bản D.3.5. Cài đặt hạt nhân D.3.6. Thiết lập bộ nạp khởi động D.3.7. Đòn kết liễu D.4. Cài đặt Debian GNU/Linux qua IP đường song song (PLIP) D.4.1. Nhu cầu D.4.2. Thiết lập nguồn D.4.3. Cài đặt đích D.5. Cài đặt Debian GNU/Linux dùng PPP qua Ethernet (PPPoE) D.6. Bộ cài đặt đồ họa D.6.1. Sử dụng bộ cài đặt đồ họa E. Linh tinh quản trị E.1. Về tài liệu này E.2. Cách đóng góp cho tài liệu này E.3. Đóng góp chính E.4. Lời báo nhận thương hiệu F. Giấy phép Công cộng GNU Danh sách Bảng 3.1. Thông tin về phần cứng cần thiết để cài đặt 3.2. Điều kiện hệ thống tối thiểu khuyến khích Cài đặt 6.0 Debian GNU/Linux trên i386 Chúng tôi rất vui thích thấy biết rằng bạn chọn thử sử dụng Debian; chúng tôi chắc chắn là bạn sẽ tìm thấy bản phát hành GNU/LInux của Debian là độc nhất. Debian GNU/Linux tập hợp phần mềm có chất lượng cao từ trên khắp thế giới, hợp nhất nó vào một toàn bộ mạch lạc. Chúng tôi cho rằng bạn sẽ tìm biết kết quả này thật sự là lớn hơn tổng các phần. Có lẽ bạn muốn cài đặt Debian mà không đọc sổ tay này: trình cài đặt Debian được thiết kế để cho bạn khả năng này. Nếu bạn lúc này không có đủ rảnh đọc toàn bộ Sổ Tay Cài Đặt ngay bây giờ, khuyên bạn đọc ít nhất tài liệu Cài Đặt Thế Nào, mà hướng dẫn bạn qua tiến trình cài đặt cơ bản, cung cấp nhiều liên kết sổ tay về chủ đề cấp cao hay thông tin giải đáp thắc mắc. Tài liệu Cài Đặt Thế Nào nằm trong Phụ lục A, Cài đặt thế nào. Vậy bạn mất thời gian đọc phần lớn Sổ Tay này nhé: nó hướng dẫn đến kinh nghiệm cài đặt thành công hơn. Chương 1. Chào mừng bạn dùng Debian Mục lục 1.1. Debian là gì vậy? 1.2. GNU/Linux là gì vậy? 1.3. Debian GNU/Linux là gì vậy? 1.4. Lấy Debian 1.5. Lấy phiên bản mới nhất của tài liệu này 1.6. Cấu trúc của tài liệu này 1.7. Về tác quyền và giấy phép phần mềm Chương này cung cấp tổng quan của Dự Án Debian và Debian GNU/Linux. Nếu bạn quen với lịch sử của Dự Án Debian và bản phát hành Debian GNU/Linux, bạn cũng nhảy được tới chương kế tiếp. 1.1. Debian là gì vậy? Debian là một tổ chức nguyên tình nguyện cống hiến để phát triển phần mềm tự do và đẩy mạnh những lý tưởng của công động Phần Mềm Tự Do. Dự Án Debian mới tạo trong năm 1993, khi Ian Murdock gởi lời mời mở cho các nhà phát triển phần mềm để đóng góp cho một bản phát hành hoàn toàn và mạch lạc dựa vào hạt nhân Linux hơi mới. Nhóm người say mê cống hiến hơi nhỏ đó, đầu tiên do Tổ Chức Phần Mềm Tự Do hỗ trợ, cũng theo triết lý của tổ chức GNU, đã lớn lên qua một số năm để trở thành một tổ chức có khoảng 890 Nhà Phát Triển Debian. Nhà Phát Triển Debian tham gia nhiều hoạt động khác nhau, gồm quản trị chỗ Mạng HTTP và FTP, thiết kế đồ họa, phân tích pháp luật các giấy phép phần mềm, tạo tài liệu hướng dẫn và, tất nhiên, bảo trì gói phần mềm. Để truyền triết lý của chúng tôi, và hấp dẫn nhà phát triển theo những nguyên tắc do Debian hỗ trợ, Dự Án Debian đã xuất bản một số tài liệu phác họa các giá trị của chúng tôi, cũng chỉ dẫn người nào muốn trở thành nhà phát triển Debian. ● Hợp Động Xã Hội Debian phát biểu các lời cam kết Debian cho Cộng Đồng Phần Mềm Tự Do. Bất cứ ai hứa tuân theo Hợp Động Xã Hội thì có thể trở thành nhà bảo trì. Bất cứ nhà bảo trì nào có khả năng giới thiệu phần mềm mới vào Debian -- miễn là gói phần mềm thỏa tiêu chuẩn cả tự do lẫn chất lượng của chúng tôi. ● Chỉ Dẫn Phần Mềm Tự Do Debian (DFSG) là lời tuyên bố rõ ràng và ngắn gọn về tiêu chuẩn phần mềm tự do của Debian. DFSG là tài liệu có ảnh hưởng rất lớn trong Phong Trào Phần Mềm Tự Do, cũng đã đặt nền móng cho Lời Định Nghĩa Nguồn Mở. ● Sổ Tay Chính Sách Debian là đặc tả rộng rãi về những tiêu chuẩn chất lượng của Dự Án Debian. Nhà phát triển Debian cũng tham gia một số dự án khác, đặc trưng cho Debian hay gồm một phần cộng đồng Linux. Chẳng hạn: ● Cơ Bản Linux Chuẩn (LSB) là dự án nhắm mục đích là tiêu chuẩn hóa hệ thống GNU/Linux cơ bản, mục đích sẽ cho mỗi nhà phát triển phần mềm hay phần cứng có khả năng dễ dàng thiết kế chương trình và trình điều khiển thiết bị cho Linux chung, hơn là cho một bản phát hành GNU/Linux riêng. ● Tiêu Chuẩn Phân Cấp Hệ Thống Tập Tin (FHS) là sự cố gắng tiêu chuẩn hóa bố trí của hệ thống tập tin Linux. FHS sẽ cho nhà phát triển phần mềm có khả năng tập trung sự cố gắng để thiết kế chương trình, không cần lo lăng về phương pháp cài đặt gói đó vào mỗi bản phát hành GNU/Linux riêng. ● Debian Còn Trẻ là một dự án bên trong, nhắm mục đích là bảo đảm Debian hấp dẫn được người dùng trẻ nhất. Để tìm thông tin chung thêm về Debian, xem Hỏi Đáp Debian. 1.2. GNU/Linux là gì vậy? Linux là hệ điều hành: một dãy chương trình cho bạn khả năng tương tác với máy tính, cũng chạy chương trình khác. Một hệ điều hành gồm có nhiều chương trình cơ bản khác nhau do máy tính cần thiết để liên lạc với và nhận lệnh từ người dùng; đọc từ và ghi vào đĩa cứng, băng và máy in; điều khiển cách sử dụng bộ nhớ; chạy phần mềm khác. Trong hệ điều hành, phần quan trọng nhất là hạt nhân. Trong hệ thống kiểu GNU/LInux, Linux là thành phần hạt nhân. Phần còn lại của hệ thống chứa chương trình khác nhau, gồm nhiều phần mềm do dự án GNU ghi hay hỗ trợ. Vì hạt nhân Linux đơn độc không làm toàn bộ hệ điều hành, chúng tôi chọn sử dụng tên "GNU/Linux" để diễn tả hệ thống cũng có tên cẩu thả "Linux". Hệ thống Linux làm theo hệ điều hành UNIX. Kể từ đầu, Linux đã được thiết kế như là hệ thống đa tác vụ, đa người dùng. Những sự thật này là đủ làm cho Linux khác với các hệ điều hành nổi tiếng khác. Tuy nhiên, Linux vẫn còn khác hơn. Trái ngược với hệ điều hành khác, không có ai sở hữu Linux. Phần lớn việc phát triển nó được làm bởi người tình nguyện không được tiền. Tiến trình phát triển cái trở thành GNU/Linux đã bắt đầu trong năm 1984, khi Tổ Chức Phần Mềm Tự Do bắt đầu phát triển một hệ điều hành miễn phí kiểu UNIX (tm) được gọi là GNU. Dự Án GNU đã phát triển một bộ gần hết các công cụ phần mềm tự do để sử dụng với UNIX (tm) và hệ điều hành kiểu UNIX như Linux. Những công cụ này cho người dùng có khả năng thực hiện công việc trong phạm vị từ việc thường (như sao chép hay gỡ bỏ tập tin khỏi hệ thống) đến việc phức tạp (như ghi hay biên dịch chương trình hoặc hiệu chỉnh cấp cao nhiều định dạng tài liệu khác nhau). Mặc dù nhiều nhóm và người đã đóng góp cho Linux, Tổ Chức Phần Mềm Tự Do vẫn còn đã đóng góp nhiều nhất: nó đã tạo phần lớn công cụ được dùng trong Linux, ngay cả triết lý và cộng đồng hỗ trợ nó. Hạt nhân Linux mới xuất hiện trong năm 1991, khi một học sinh vi tính tên Linus Torvalds loan báo cho nhóm tin tức Usenet comp.os.minix một phiên bản sớm của hạt nhân thay thế điều của Minix. Xem trang lịch sử Linux Linux History Page của Linux Quốc Tế. Linux Torvalds tiếp tục điều hợp sự cố gắng của vài trăm nhà phát triển, với sự giúp đỡ của một số nhà duy trì hệ thống. Có một trang Web chính thức cho hạt nhân Linux. Thông tin bổ sung về hộp thư chung hạt nhân Linux linux-kernel nằm trong Hỏi Đáp linux-kernel mailing list FAQ. Người dùng Linux có khả năng chọn phần mềm một cách rất tự do. Chẳng hạn, người dùng Linux có thể chọn trong mười hai trình bao dòng lệnh, cũng trong vài môi trường đồ họa. Lựa chọn này có thể làm bối rối người dùng hệ điều hành khác, không quen với ý kiến có khả năng thay đổi dòng lệnh hay môi trường đồ họa. Hơn nữa, Linux sụp đổ ít hơn, chạy dễ hơn nhiều chương trình đồng thời, cũng là bảo mật hơn nhiều hệ điều hành khác. Do những lợi ích này, Linux là hệ điều hành lớn lên nhanh nhất trong thị trường trình phục vụ. Gần đây hơn, Linux cũng mới ưa chuộng với người dùng kinh doanh và ở nhà. 1.3. Debian GNU/Linux là gì vậy? Kết hợp triết lý và phương pháp luận của Debian với những công cụ GNU, hạt nhân Linux, và phần mềm tự do quan trọng khác, các điều này thành lập một bản phát hành phần mềm duy nhất được gọi là Debian GNU/Linux. Bản phát hành này gồm có rất nhiều gói phần mềm. Trong bản phát hành này, mỗi gói chứa chương trình chạy được, tập lệnh, tài liệu hướng dẫn và thông tin cấu hình, cũng có một nhà bảo trì nhận trách nhiệm chính cập nhật gói đó, theo dõi thông báo lỗi, và liên lạc với tác giả gốc của phần mềm đã đóng gói. Cơ bản người dùng rất lớn của chúng tôi, cùng với hệ thống theo dõi lỗi, bảo đảm các sự khó được tìm và sửa nhanh. Tập trung Debian với chi tiết có kết quả là một bản phát hành có chất lượng cao, ổn định, và có khả năng co giãn. Có thể cấu hình dễ dàng bản cài đặt để thực hiện nhiều nhiệm vụ, từ bức tường lửa độc lập, đến máy trăm khoá học để bàn, đến máy phục vụ mạng lớp cao. Debian nối tiếng nhất trong những người dùng cấp cao vì nó có kỹ thuật rất tốt, cam kết năng nổ với các sự cần và sự mong đợi của cộng đồng Linux. Debian cũng đã giới thiệu vào Linux nhiều tính năng đã trở thành thường dụng. Chẳng hạn, Debian là bản phát hành Linux thứ nhất có gồm hệ thống quản lý gói để cài đặt và gỡ bỏ phần mềm một cách dễ dàng. Nó cũng là bản phát hành Linux thứ nhất có khả năng nâng cấp không cần cài đặt lại. Debian tiếp tục dẫn đường phát triển Linux. Tiến trình phát triển của nó là thông lệ xuất sắc của mẫu phát triển Nguồn Mở -- ngay cả cho công việc rất phức tạp như xây dựng và bảo trì một hệ điều hành hoàn toàn. Tính năng khác biệt Debian nhiều nhất với các bản phát hành Linux khác là hệ thống quản lý gói. Những công cụ này cho quản trị hệ thống Debian khả năng điều khiển hoàn toàn mọi gói được cài đặt vào hệ thống đó, gồm khả năng cài đặt một gói riêng hoặc cập nhật tự động toàn bộ hệ điều hành. Cũng có thể bảo vệ gói riêng chống cập nhật. Bạn ngay cả có khả năng báo hệ thống quản lý gói biết về phần mềm tự biên dịch và cách phụ thuộc nào nó thỏa. Để bảo vệ hệ thống của bạn chống "vi rút Trojan" và phần mềm hiểm độc khác, máy phục vụ Debian kiểm tra mỗi gói được tải lên từ nhà bảo trì Debian đã đăng ký của nó. Người đóng gói Debian cũng rất cẩn thận để cấu hình gói một cách bảo mật. Khi lỗi bảo mật xuất hiện trong gói đã phát hành, thường cung cấp rất nhanh cách sửa. Với những tùy chọn cập nhật đơn giản của Debian, cách sửa bảo mật có thể được tải về và cài đặt tự động qua Mạng. Phương pháp chính và tốt nhất để được sự hỗ trợ cho hệ thống Debian GNU/Linux của bạn, cũng để liên lạc với Nhà Phát Triển Debian là bằng những hộp thư chung do Dự Án Debian bảo trì (có hơn 215 hộp thư vào lúc viết câu này). Cách dễ nhất để đăng ký tham gia một hay nhiều hộp thư chung này là thăm trang đăng ký hộp thư chung Debian Debian's mailing list subscription page rồi điền vào đơn tại đó. 1.4. Lấy Debian Để tìm thông tin về cách tải Debian GNU/Linux xuống Mạng hoặc từ họ có thể mua đĩa CD Debian chính thức, xem trang bản phát hành distribution web page. Danh sách các máy nhân bản Debian list of Debian mirrors chứa bộ đầy đủ của máy nhân bản Debian chính thức, để cho bạn tìm máy gần nhất chỗ mình. Rất dễ dàng nâng cấp được Debian sau khi cài đặt. Thủ tục cài đặt sẽ giúp đỡ bạn thiết lập hệ thống để cho bạn khả năng nâng cấp nó một khi cài đặt xong, nếu cần thiết. 1.5. Lấy phiên bản mới nhất của tài liệu này Tài liệu này đang được sửa đổi liên miên. Bạn hãy kiểm tra xem trang bản phát hành 6.0 Debian Debian 6.0 pages tìm tin tức nào về bản phát hành 6.0 của hệ thống Debian GNU/Linux. Phiên bản đã cập nhật của sổ tay cài đặt này cũng sẵn sàng từ trang Sổ Tay Cài Đặt chính thức official Install Manual pages. 1.6. Cấu trúc của tài liệu này Tài liệu này được thiết kế nhằm sổ tay cho người dùng bắt đầu chạy Debian. Nó cố gắng giả sử càng ít càng có thể về lớp kỹ năng của bạn. Tuy nhiên, chúng tôi có phải giả sử là bạn có kiến thức chung về hoạt động của các phần cứng của máy tính của mình. Trong tài liệu này, người dùng thành thạo cũng tìm được thông tin tham chiếu hay, gồm kích cỡ cài đặt tối thiểu, và chi tiết về phần cứng được hỗ trợ bởi hệ thống cài đặt Debian. Chúng tôi khuyên người dùng thành thạo theo đường dẫn riêng trong tài liệu này. Nói chung, sổ tay này được sắp xếp bằng thứ tự tuyến tính, dẫn bạn qua tiến trình cài đặt từ đầu đến cuối. Đây là những bước cài đặt Debian GNU/Linux, và tiết đoạn tài liệu tương ứng với mỗi bước: 1. Quyết định nếu phần cứng có thỏa tiêu chuẩn sử dụng hệ thống cài đặt chưa, trong Chương 2, Cần thiết hệ thống. 2. Lưu trữ hệ thống, thực hiện việc định và cấu hình phần cứng nào cần thiết trước khi cài đặt Debian, trong Chương 3, Trước khi cài đặt Debian GNU/ Linux. Nếu bạn chuẩn bị một hệ thống đa khởi động, bạn có thể cần phải tạo sức chứa phân vùng được trên phần cứng cho Debian dùng. 3. Trong Chương 4, Lấy vật chứa cài đặt hệ thống, bạn sẽ giành những tập tin cài đặt cần thiết cho phương pháp cài đặt đã chọn. 4. Chương 5, Khởi động Hệ thống Cài đặt diễn tả tiến trình khởi động vào hệ thống cài đặt. Chương này cũng diễn tả thủ tục giải đáp thắc mắc trong trường hợp bạn gặp khó khăn thực hiện bước này. 5. Thực hiện việc cài đặt thật tùy theo Chương 6, Sử dụng trình cài đặt Debian . Tiến trình này đòi hỏi cần phải chọn ngôn ngữ của bạn, cấu hình mô-đun điều khiển ngoại vi, cấu hình sự kết nối mạng để lấy được các tập tin cài đặt còn lại từ máy phục vụ Debian (nếu bạn không cài đặt từ đĩa CD), phân vùng đĩa cứng và cài đặt hệ thống cơ bản, rồi chọn và cài đặt công việc. (Một phần thông tin bối cảnh về cách thiết lập phân vùng cho hệ thống Debian được giải thích trong Phụ lục C, Phân vùng cho Debian.) 6. Khởi động vào hệ thống cơ bản mới cài đặt, từ Chương 7, Khởi động vào hệ thống Debian mới. Một khi cài đặt xong hệ thống, bạn đọc Chương 8, Bước tiếp và đi đâu vậy?. Chương này giải thích nơi cần tìm thông tin thêm về Unix và Debian, và cách thay thế hạt nhân. Cuối cùng, thông tin về tài liệu này và cách đóng góp cho nó, nằm trong Phụ lục E, Linh tinh quản trị. 1.7. Về tác quyền và giấy phép phần mềm Chắc chắn là bạn đã đọc một số giấy phép được phát hành cùng với hậu hết phần mềm buôn bán -- chúng thường nói là bạn có quyền dùng chỉ một bản sao của phần mềm đó trên một máy tính riêng lẻ. Giấy phép của hệ thống này là rất khác với đó. Chúng tôi mời bạn cài đặt một bản sao Debian GNU/Linux vào mọi máy tính trong trường học hay chỗ làm của bạn. Cho các người bạn mượn vật chứa phần mềm cài đặt, cũng giúp đỡ họ cài đặt nó vào các máy tính nhé ! Bạn ngay cả có quyền tạo vài nghìn bản sao và bán chúng -- dù với một số điều kiện. Quyền cài đặt và sử dụng hệ thống này dựa trực tiếp vào cơ bản phần mềm tự do của Debian. Gọi phần mềm là tự do không có nghĩa là phần mềm không có tác quyền, cũng không có nghĩa là đĩa CD chứa phần mềm này phải được phát hành miễn phí. Phần mềm tự do, phần nào, có nghĩa là giấy phép của chương trình riêng không cần thiết bạn trả tiền cho quyền phát hành hay sử dụng chương trình đó. Phần mềm tự do cũng có nghĩa là bất cứ ai co thể mở rộng, thích ứng và sửa đổi phần mềm đó, cũng phát hành kết quả của sự cố gắng của họ. Ghi chú Dự án Debian, để giúp đỡ người dùng, có phải làm cho công bố một số gói không thỏa tiêu chuẩn tự do của chúng tôi. Tuy nhiên, những gói này không phải thuộc về bản phát hành chính thức, cũng chỉ sẵn sàng từ phần đóng góp (contrib) hay khác tự do (non-free) của máy nhân bản Debian hay trên đĩa CD-ROM nhóm ba; xem Hỏi Đáp Debian Debian FAQ, dưới Kho FTP Debian "The Debian FTP archives", để tìm thông tin thêm về bố trí và nội dung của kho đó. Nhiều chương trình của hệ thống được phát hành với điều kiện của Giấy Phép Công Cộng GNU, thường được gọi đơn giản là "GPL". Giấy phép GPL cần thiết bạn làm cho mã nguồn của chương trình sẵn sàng khi nào bạn phát hành một bản sao nhị phân của chương trình đó; điều khoản này trong giấy phép thì bảo đảm bất cứ người dùng nào có thể sửa đổi phần mềm đó. Do điều khoản này, mã nguồn ^[1] cho mọi chương trình như vậy có sẵn trong hệ thống Debian. Có vài kiểu khác của lời tuyên bố tác quyền và giấy phép phần mềm được áp dụng cho chương trình của Debian. Bạn có thể tìm tác quyền và giấy phép dành cho mỗi gói được cài đặt vào hệ thống, bằng cách xem tập tin /usr/share/doc/tên_gói/ copyright một khi gói đó được cài đặt vào hệ thống. Để tìm thông tin thêm về giấy phép và cách Debian quyết định nếu phần mềm là đủ tự do để được bao gồm trong bản phát hành chính, xem Chỉ Dẫn Phần Mềm Tự Do Debian Debian Free Software Guidelines. Thông báo hợp pháp quan trọng nhất là: phần mềm này không bảo hành gì cả. Những lập trình viên tạo phần mềm này đã làm như thế để giúp đỡ cộng đồng. Không bảo hành sự thích hợp của phần mềm cho mục đích riêng nào. Tuy nhiên, vì phần mềm là tự do, bạn có quyền sửa đổi nó để thích hợp với sự cần của mình -- cũng để thích thú lợi ích của các sự sửa đổi được tạo bởi người khác đã mở rộng phần mềm đó bằng cách này. ━━━━━━━━━━━━━━ ^[1] Để tìm thông tin về phương pháp định vị, giải nén và xây dựng bộ nhị phân từ gói mã nguồn Debian, xem Hỏi Đáp Debian Debian FAQ, dưới Những điều cơ bản của Hệ Thống Quản Lý Gói Debian ("Basics of the Debian Package Management System"). Chương 2. Cần thiết hệ thống Mục lục 2.1. Phần cứng được hỗ trợ 2.1.1. Kiến trúc được hỗ trợ 2.1.2. Đơn vị xử lý trung tâm (CPU), bo mạch chính và khả năng hỗ trợ ảnh động 2.1.3. Máy tính xách tay 2.1.4. Đa bộ xử lý 2.1.5. Hỗ trợ thẻ đồ họa 2.1.6. Phần cứng khả năng kết nối mạng 2.1.7. Thiết bị hiển thị chữ nổi 2.1.8. Phần cứng tổng hợp giọng nối 2.1.9. Ngoại vi và phần cứng khác 2.2. Thiết bị cần thiết phần vững 2.3. Mua phần cứng đặc biệt cho GNU/LInux 2.3.1. Tránh phần mềm sở hữu hay bị đóng 2.3.2. Phần cứng đặc trưng cho Windows 2.4. Vật chứa trình cài đặt 2.4.1. Đĩa CD-ROM/DVD-ROM 2.4.2. Đĩa cứng 2.4.3. Thanh bộ nhớ USB 2.4.4. Mạng 2.4.5. Hệ thống Un*x hay GNU 2.4.6. Hệ thống cất giữ được hỗ trợ 2.5. Bộ nhớ và sức chứa trên đĩa cần thiết Tiết đoạn này chứa thông tin về phần cứng nào cần thiết để bắt đầu sử dụng Debian. Cũng có liên kết đến thông tin thêm về phần cứng do GNU/Linux hỗ trợ. 2.1. Phần cứng được hỗ trợ Debian không yêu cầu phần cứng đặc biệt khác với điều cần thiết cho hạt nhân Linux và các bộ công cụ GNU. Vì vậy, bất kỳ kiến trúc hay nền tảng nào sang đó hạt nhân Linux, thư viện C libc, bộ biên dịch gcc v.v. đã được chuyển, cũng cho đó có bản chuyển Debian, có khả năng chạy được hệ thống Debian. Xem những trang Bản Chuyển (Ports) tại http://www.debian.org/ports/i386/ để tìm thông tin thêm về hệ thống kiến trúc Intel x86 đã được thử ra với Debian. Hơn là cố gắng diễn tả tất cả các cấu hình phần cứng được hỗ trợ cho kiến trúc Intel x86, tiết đoạn này chứa thông tin chung và liên kết đến thông tin thêm. 2.1.1. Kiến trúc được hỗ trợ Bản phát hành Debian 6.0 hỗ trợ mười một kiến trúc chính và vài biến thể của mỗi kiến trúc, được gọi như là "mùi vị". ┌────────────────────┬──────────┬───────────────────────────────┬──────────┐ │ Kiến trúc │Tên Debian│ Kiến trúc phụ │ Mùi vị │ ├────────────────────┼──────────┼───────────────────────────────┼──────────┤ │Dựa vào x86 Intel │i386 │  │  │ ├────────────────────┼──────────┼───────────────────────────────┼──────────┤ │AMD64 & Intel EM64T │amd64 │  │  │ ├────────────────────┼──────────┼───────────────────────────────┼──────────┤ │ │ │Intel IOP32x │iop32x │ │ │ ├───────────────────────────────┼──────────┤ │ │ │Intel IXP4xx │ixp4xx │ │ │ ├───────────────────────────────┼──────────┤ │ARM │armel │Marvell Kirkwood │kirkwood │ │ │ ├───────────────────────────────┼──────────┤ │ │ │Marvell Orion │orion5x │ │ │ ├───────────────────────────────┼──────────┤ │ │ │Versatile │versatile │ ├────────────────────┼──────────┼───────────────────────────────┼──────────┤ │ │ │PA-RISC 1.1 │32 │ │HP PA-RISC │hppa ├───────────────────────────────┼──────────┤ │ │ │PA-RISC 2.0 │64 │ ├────────────────────┼──────────┼───────────────────────────────┼──────────┤ │Intel IA-64 │ia64 │  │  │ ├────────────────────┼──────────┼───────────────────────────────┼──────────┤ │ │ │SGI IP22 (Indy/Indigo 2) │r4k-ip22 │ │ │ ├───────────────────────────────┼──────────┤ │ │ │SGI IP32 (O2) │r5k-ip32 │ │MIPS (về cuối lớn) │mips ├───────────────────────────────┼──────────┤ │ │ │MIPS Malta (32 bit) │4kc-malta │ │ │ ├───────────────────────────────┼──────────┤ │ │ │MIPS Malta (64 bit) │5kc-malta │ ├────────────────────┼──────────┼───────────────────────────────┼──────────┤ │ │ │Cobalt │cobalt │ │ │ ├───────────────────────────────┼──────────┤ │MIPS (về cuối nhỏ) │mipsel │MIPS Malta (32 bit) │4kc-malta │ │ │ ├───────────────────────────────┼──────────┤ │ │ │MIPS Malta (64 bit) │5kc-malta │ ├────────────────────┼──────────┼───────────────────────────────┼──────────┤ │ │ │PowerMac │pmac │ │IBM/Motorola PowerPC│powerpc ├───────────────────────────────┼──────────┤ │ │ │PReP │prep │ ├────────────────────┼──────────┼───────────────────────────────┼──────────┤ │ │ │sun4u │ │ │Sun SPARC │sparc ├───────────────────────────────┤sparc64 │ │ │ │sun4v │ │ ├────────────────────┼──────────┼───────────────────────────────┼──────────┤ │ │ │IPL từ bộ đọc VM-reader và DASD│giống loài│ │IBM S/390 │s390 ├───────────────────────────────┼──────────┤ │ │ │IPL từ băng │băng │ └────────────────────┴──────────┴───────────────────────────────┴──────────┘ Tài liệu này diễn tả cách cài đặt vào kiến trúc kiểu Intel x86. Nếu bạn tìm thông tin về kiến trúc khác do Debian hỗ trợ, xem trang các bản chuyển Debian Debian-Ports. 2.1.2. Đơn vị xử lý trung tâm (CPU), bo mạch chính và khả năng hỗ trợ ảnh động Thông tin hoàn toàn về các ngoại vi được hỗ trợ nằm trong tài liệu khả năng tương thích của phần cứng Linux Thế Nào Linux Hardware Compatibility HOWTO. Tiết đoạn này đơn giản tóm tắt các điểm cơ bản. 2.1.2.1. CPU Vẫn còn hỗ trợ gần tất cả các bộ xử lý dựa vào x86 (IA-32) còn được dùng lại trong máy tính cá nhân, gồm mọi kiểu bộ xử lý « Pentium » của công ty Intel. Cũng gồm các bộ xử lý 32-bit kiểu AMD và VIA (tên trước là Cyrix), và các bộ xử lý như Athlon XP và Intel P4 Xeon. Tuy nhiên, Debian GNU/Linux squeeze sẽ không phải chạy được trên bộ xử lý kiểu 386 hay cũ hơn. Bất chấp tên kiến trúc "i386", khả năng hỗ trợ bộ xử lý 80386 thật (và các bộ nhái) bị bỏ trong bản phát hành Sarge (r3.1) của Debian^[2]. (Chưa bao giờ có phiên bản Linux hỗ trợ phiến tinh thể 286, hay điều cũ hơn trong dãy đó.) Mọi bộ xử lý kiểu i486 và sau vẫn còn được hỗ trợ.^[3]. Ghi chú Nếu máy tính của bạn có bộ xử lý 64-bit AMD64 hay Intel EM64T, khuyên bạn sử dụng bộ cài đặt cho kiến trúc amd64 thay cho bộ cài đặt cho kiến trúc i386 (32-bit). 2.1.2.2. Mạch nối V/R Mạch nối hệ thống (system bus) là phần của bo mạch chủ mà cho phép bộ xử lý trung tâm (CPU) liên lạc với ngoại vi như thiết bị lưu trữ. Máy tính của bạn phải sử dụng mạch nối kiểu ISA, EISA, PCI, PCIe, hoặc VESA Local Bus (VLB, đôi khi được gọi là VL bus). Thật là tất cả các máy tính cá nhân được bán trong những năm gần đây có phải sử dụng một của mạch nối hệ thống này. 2.1.3. Máy tính xách tay Cũng hỗ trợ máy tính xách tay, và hiện tại hậu hết các máy tính xách tay sẵn sằng làm việc tuyệt hảo. Trong trường hợp một máy tính xách tay chứa phần cứng đặc biệt hay sở hữu, một số chức năng nào đó có thể không được hỗ trợ. Để tìm biết những loại máy tính xách tay chạy được với GNU/Linux, xem (ví dụ) các trang Linux Laptop. 2.1.4. Đa bộ xử lý Sự hỗ trợ đa xử lý (cũng được biết như là "đa xử lý đối xứng" hay SMP) sẵn sàng cho kiến trúc này. Ảnh hạt nhân Debian 6.0 tiêu chuẩn đã được biên dịch để hỗ trợ SMP-alternatives (xen kẽ SMP). Nghĩa là hạt nhân sẽ phát hiện số các bộ xử lý (hoặc số các lõi bộ xử lý), và tự động tắt SMP trên hệ thống bộ xử lý đơn. Mùi vị 486 của những gói ảnh hạt nhân Debian cho Intel x86 không được biên dịch với khả năng hỗ trợ SMP. 2.1.5. Hỗ trợ thẻ đồ họa Bạn nên sử dụng một giao diện trình bày tương thích với VGA cho thiết bị cuối bàn giao tiếp. Gần mọi thẻ trình bày hơi hiện thời tương thích với VGA. Tiêu chuẩn rất cũ như CGA, MDA, hay HGA nên hoạt động được nếu bạn không cần thiết khả năng hỗ trợ hệ thống cửa sổ X11. Ghi chú rằng X11 không được dùng trong tiến trình cài đặt được diễn tả trong tài liệu này. Khả năng hỗ trợ giao diện đồ họa của Debian dựa hoàn toàn vào sự hỗ trợ cơ bản của hệ thống X11 của X.Org. Phần lớn thẻ ảnh động kiểu AGP, PCI và PCIe hoạt động được dưới X.Org. Chi tiết về các mạch nối đồ họa, thẻ, bộ trình bày và thiết bị con trỏ được hỗ trợ nằm tại http://xorg.freedesktop.org/. Bản phát hành Debian 6.0 có sẵn X.Org phiên bản 7.5. 2.1.6. Phần cứng khả năng kết nối mạng Gần tất cả các thẻ giao thức mạng (NIC) được hỗ trợ bởi hạt nhân Linux nên cũng được hỗ trợ bởi hệ thống cài đặt: các trình điều khiển kiểu mô-đun nên bình thường được nạp tự động. Cũng gồm phần lớn thẻ kiểu PCI và PCMCIA. Nhiều thẻ kiểu ISA cũ hơn cũng được hỗ trợ. ISDN được hỗ trợ, nhưng không phải trong khi cài đặt. 2.1.6.1. Bo mạch mạng không dây Chức năng chạy mạng không dây nói chung cũng được hỗ trợ, và một số tăng dần các bộ tiếp hợp không dây được hỗ trợ bởi hạt nhân Linux chính thức, dù nhiều thiết bị cũng yêu cầu nạp phần vững. Nếu phần vững có phải cần thiết thì trình cài đặt nhắc bạn nạp phần vững. Xem Phần 6.4, "Nạp phần vững bị thiếu" để tìm thông tin chi tiết về phương pháp nạp phần vững trong khi cài đặt. NIC không dây mà không phải được hỗ trợ bởi hạt nhân Linux chính thức vẫn còn có thể được làm cho hoạt động dưới Debian GNU/Linux, nhưng không phải được hỗ trợ trong khi cài đặt. Tiến trình cài đặt chạy vô tuyến thì chỉ hỗ trợ giao thức mật mã WEP. Nếu thiết bị điểm truy cập vô tuyến của bạn sử dụng giao thức mật mã mạnh hơn thì không thể dùng nó trong khi cài đặt. Nếu bạn gặp vấn đề sử dụng chức năng chạy mạng không dây và không có NIC khác nào có thể dùng trong khi cài đặt, vẫn còn có thể cài đặt Debian GNU/Linux dùng một ảnh đĩa CD/DVD đầy đủ. Hãy bật tuỳ chọn để không cấu hình một mạng, và cài đặt dùng chỉ những gói sẵn sàng trên đĩa CD/DVD. Sau đó thì bạn có thể cài đặt trình điều khiển và phần vững yêu cầu sau khi cài đặt xong (sau khi khởi động lại) và tự cấu hình mạng. Trong một số trường hợp riêng, trình điều khiển cần thiết không sẵn sàng dạng gói Debian. Vì thế bạn cần phải tìm mã nguồn trên Mạng, và tự biên dịch trình điều khiển. Cách làm việc này ở ngoại phạm vị của sổ tay này. Nếu không có sẵn trình điều khiển Linux nào, sự chọn cuối cùng là dùng gói ndiswrapper mà cho bạn có khả năng sử dụng trình điều khiển Windows. 2.1.7. Thiết bị hiển thị chữ nổi Khả năng hỗ trợ thiết bị thiết bị chữ nổi phụ thuộc vào chương trình brltty. Phần lớn các thiết bị hiển thị chữ nổi cũng hoạt động được với brltty, khi được kết nối qua một cổng nối tiếp, USB hay Bluetooth. Chi tiết về những thiết bị chữ nổi được hỗ trợ có thể được tìm trên trang Web của brltty. Debian GNU/Linux 6.0 có sẵn brltty phiên bản 4.1. 2.1.8. Phần cứng tổng hợp giọng nối Khả năng hỗ trợ thiết bị phần cứng tổng hợp giọng nói thì phụ thuộc vào chương trình speakup. speakup chỉ hỗ trợ bảng hợp nhất hay thiết bị bên ngoài được kết nối đến một cổng nối tiếp (không có bộ điều hợp kiểu USB hay nối-tiếp-đến-USB nào được hỗ trợ). Chi tiết về những thiết bị phần cứng tổng hợp giọng nói được hỗ trợ có thể được tìm trên trang Web của speakup. Debian GNU/Linux 6.0 có sẵn speakup phiên bản 3.1.4. 2.1.9. Ngoại vi và phần cứng khác Linux hỗ trợ rất nhiều thiết bị phần cứng khác nhau, như con chuột, máy in, máy quét, thiết bị PCMCIA và USB. Tuy nhiên, phần lớn thiết bị này không cần thiết khi cài đặt hệ thống. Phần cứng USB thường hoạt động được; chỉ một số bàn phím USB riêng có thể cần thiết cấu hình thêm (xem Phần 3.6.4, "Vấn đề phần cứng cần theo dõi"). Lại xem tài liệu khả năng tương thích của phần cứng Linux Thế Nào Linux Hardware Compatibility để tìm biết nếu phần cứng riêng của bạn có được hỗ trợ bởi Linux hay không. 2.2. Thiết bị cần thiết phần vững Ngoài ra khả năng hoạt động của một trình điều khiển thiết bị, một số phần cứng nào đó cũng cần thiết cái gọi là firmware (phần vững) hay microcode (mã vi) được nạp vào thiết bị trước khi nó trở thành hoạt động. Trường hợp này thường gặp nhất với bo mạch giao diện mạng (nhất là NIC không dây), nhưng một số thiết bị khác (v.d. thiết bị USB và ngay cả một số thiết bị điều khiển phần cứng) cũng cần thiết phần vững. Trong hậu hết các trường hợp, phần cững khác tự do tùy theo những tiêu chuẩn được Dự án Debian GNU/Linux dùng thì không thể được bao gồm trong bản phát hành chính hoặc trong hệ thống cài đặt. Nếu trình điều khiển thiết bị chính nó được bao gồm tong bản phát hành, và nếu Debian GNU/Linux có quyền hợp pháp để phát hành phần vững đó, nó thường sẵn sàng dưới dạng một gói riêng từ phần khác tự do (non-free) của kho gói. Tuy nhiên, không có nghĩa là phần cứng như vậy không thể được dùng trong khi cài đặt. Kể từ Debian GNU/Linux 5.0, debian-installer hỗ trợ chức năng nạp tập tin phần vững hay gọi chứa phần vững từ một vật chứa rời, như một đĩa mềm hay thanh USB. Xem Phần 6.4, "Nạp phần vững bị thiếu" để tìm thông tin chi tiết về phương pháp nạp tập tin hay gói kiểu phần vững trong khi cài đặt. 2.3. Mua phần cứng đặc biệt cho GNU/LInux Có vài nhà bán máy tính có hệ thống Debian hay bản phát hành GNU/LInux khác cài đặt sẵn. Có lẽ bạn sẽ trả tiền thêm trong trường hợp này, còn tiền thêm này mua sự yên tĩnh trong tâm hồn, vì bạn chắc chắn biết rằng cả phần cứng đó được hỗ trợ đầy đủ bởi GNU/LInux. Nếu bạn cần phải mua một máy có hệ thống Windows có sẵn, khuyên bạn đọc cẩn thận giấy phép phần mềm thuộc về Windows đó, vì trong một phần trường hợp riêng bạn có thể từ chối giấy phép đó và giành hạ giá từ nhà bán. Việc tìm kiếm chuỗi "windows refund" trên Mạng nên tìm thông tin có ích về trường hợp này. Bất chấp bạn mua hệ thống có sẵn Linux hay hệ thống tiền dùng, vẫn còn quan trọng là bạn kiểm tra nếu phần cứng đó được hỗ trợ bởi hạt nhân LInux hay không. Kiểm tra xem nếu phần cứng đó được liệt kê trong những tham chiếu nói trên. Báo người bán hàng biết bạn muốn mua một hệ thống LInux. Bạn hỗ trợ nhà bán thân thiện với Linux nhé. 2.3.1. Tránh phần mềm sở hữu hay bị đóng Một số hãng chế tạo phần cứng đơn giản từ chối cho chúng tôi biết phương pháp ghi trình điều khiển phần cứng của họ. Một số hãng khác từ chối cho chúng tôi truy cập tài liệu hướng dẫn nếu chúng tôi không thỏa thuận điều kiện ngăn cản chúng tôi phát hành mã nguồn Linux. Vì chúng tôi chưa được phép truy cập tài liệu kỹ thuật về những thiết bị này, chúng tôi không thể làm cho chúng hoạt động được dưới Linux. Bạn có thể giúp đỡ thay đổi trường hợp này, bằng cách xin hãng chế tạo phần cứng như vậy phát hành tài liệu kỹ thuật này. Nếu đủ người xin họ, họ sẽ thấy biết cộng đồng phần mềm tự do là thị trường quan trọng. 2.3.2. Phần cứng đặc trưng cho Windows Cũng làm cho lo nghĩ là khuynh hướng về rất nhiều thiết bị ngoại vi sở hữu của Windows, v.d. bộ phân giải và máy in. Trong một số trường hợp, những máy này được thiết kế để được thao tác chỉ bởi hệ điều hành Windows, và mang nhãn "WinModem" hay "Made especially for Windows-based computers" (được chế tạo dành cho máy tính dựa vào Windows). Hạn chế này thường được tạo bằng cách gỡ bỏ những bộ xử lý nhúng ra phần cứng và dịch cả hoạt động của chúng sang một trình điều khiển Windows được chạy bởi bộ xử lý trung tâm chính của máy tính. Chiến lược này chế tạo phần cứng rẻ hơn, nhưng mà người dùng thường không phải trả giá ít hơn này: phần cứng này ngay cả có thể là đắt hơn thiết bị tương tự mà giữ lại sự thông minh nhúng. Bạn nên tránh phần cứng dành cho Windows vì hai lý do. Lý do thứ nhất là hãng chế tạo thường không cho phép truy cập tài nguyên cần thiết để tạo trình điều khiển Linux. Bình thường, giao diện phần cứng và phần mềm tới thiết bị có kiểu sở hữu, không thể truy cập tài liệu kỹ thuật khi không thỏa thuận điều kiện không để lộ, nếu có thể truy cập bằng cách nào cả. Điều kiện này ngăn cản dùng thông tin này trong phần mềm tự do, vì nhà phát triển phần mềm tự do để lộ mã nguồn của chương trình của họ. Lý do thứ hai là khi thiết bị như thế đã bị gỡ bỏ bộ xử lý nhúng, hệ điều hành phải làm các công việc mà những bộ xử lý nhúng này đã được thiết kế để thực hiện, thường ở mức ưu tiên thời gian thực nên bộ xử lý trung tâm không thể chạy chương trình của bạn trong khi nó phải chạy những thiết bị này. Vì người dùng Windows thường không đa xử lý nhiều, so với người dùng Linux, hãng chế tạo mong muốn người dùng Windows đơn giản sẽ không thấy biết phần cứng đó làm cho bộ xử lý trung tâm bị giảm hiệu suất. Tuy nhiên, bất cứ hệ điều hành đa xử lý nào, ngay cả Windows 2000 hay XP, bị giảm hiệu suất khi hãng chế tạo thiết bị ngoại vi tính toán từng Hz năng lượng xử lý nhúng trong phần cứng. Bạn có thể giúp đỡ cải tiến trường hợp này bằng cách khuyên hãng chế tạo như vậy phát hành tài liệu kỹ thuật và các tài nguyên cần thiết để cho cộng đồng phần mềm tự do hỗ trợ phần cứng của họ, nhưng chiến lược tốt nhất là đơn giản tránh kiểu phần cứng này cho đến khi nó được liệt kê như là hoạt động được trong tài liệu khả năng tương thích của phần cứng Linux Thế Nào Linux Hardware Compatibility. 2.4. Vật chứa trình cài đặt Tiết đoạn này sẽ giúp đỡ bạn quyết định những kiểu vật chứa nào bạn có thể được dùng để cài đặt hệ thống Debian. Chẳng hạn, nếu bạn có một ổ đĩa mềm trong máy tính, nó có thể được dùng để cài đặt Debian. Có một chương đặc trưng hoàn toàn cho vật chứa, Chương 4, Lấy vật chứa cài đặt hệ thống, mà so sánh khả năng của mọi kiểu vật chứa cho mục đích này. Bạn có thể muốn tham chiếu về trang này khi bạn tới tiết đoạn đó. 2.4.1. Đĩa CD-ROM/DVD-ROM Ghi chú Khi nào bạn thấy thuật ngữ "CD-ROM" trong sổ tay này, nó có nghĩa đĩa cả CD-ROM lẫn DVD-ROM, vì cả hai kỹ thuật này thật sự là trùng đối với hệ điều hành (trừ một số ổ đĩa CD-ROM khác chuẩn rất cũ mà không phải là SCSI, cũng không phải là IDE/ATAPI). Khả năng cài đặt dựa vào đĩa CD-ROM được hỗ trợ đối với một số kiến trúc riêng. Trên máy có hỗ trợ đĩa CD-ROM khởi động được, bạn nên có khả năng cài đặt hoàn toàn không cần đĩa mềm . Thậm chí nếu hệ thống của bạn không hỗ trợ khả năng khởi động từ đĩa CD-ROM, bạn có thể dùng đĩa CD-ROM đó cùng với những phương pháp kỹ thuật khác để cài đặt hệ thống Debian, một khi bạn đã khởi động bằng cách khác: xem Chương 5, Khởi động Hệ thống Cài đặt. Đĩa CD-ROM cả kiểu SCSI, SATA và IDE/ATAPI được hỗ trợ. Tài liệu Linux CD-ROM Dùng HOWTO chứa thông tin chi tiết về sử dụng đĩa CD-ROM với Linux. Ổ đĩa CD-ROM kiểu USB cũng được hỗ trợ, cũng như thiết bị FireWire mà được hỗ trợ bởi những trình điều khiển ohci1394 và sbp2. 2.4.2. Đĩa cứng Khả năng khởi động hệ thống cài đặt một cách trực tiếp từ đĩa cứng là một tùy chọn thêm cho nhiều kiến trúc. Làm như thế cần thiết hệ điều hành khác tải trình cài đặt vào đĩa cứng. 2.4.3. Thanh bộ nhớ USB Nhiều máy chạy Debian cần thiết ổ đĩa mềm và/hay CD-ROM chỉ để thiết lập hệ thống và cho mục đích cứu. Nếu bạn chạy một số máy phục vụ, có lẽ bạn đã suy nghĩ về cách bỏ sót các ổ đĩa đó, sử dụng một thanh bộ nhớ USB thay thế, để cài đặt và (khi cần thiết) phục hồi hệ thống. Cũng có ích đối với hệ thống nhỏ không có đủ chỗ cho ổ đĩa không cần. 2.4.4. Mạng Mạng co thể được sử dụng trong khi cài đặt, để lấy các tập tin cần thiết cho tiến trình cài đặt. Cách sử dụng mạng phụ thuộc vào phương pháp cơ sở dữ liệu đã chọn và các trả lời một số câu sẽ được hỏi trong khi cài đặt. Bộ cài đặt hỗ trợ phần lớn kiểu sự kết nối mạng (gồm PPPoE, nhưng không phải ISDN hay PPP), thông qua hoặc HTTP hoặc FTP. Sau khi cài đặt xong, bạn cũng có khả năng cấu hình hệ thống để sử dụng IDSN và PPP. Bạn cũng có khả năng khởi động hệ thống cài đặt qua mạng. Một tùy chọn khác là tiến trình cài đặt không có đĩa, dùng khả năng khởi động qua mạng từ mạng cục bộ và khả năng gắn kết bằng NFS các hệ thống tập tin cục bộ. 2.4.5. Hệ thống Un*x hay GNU Nếu bạn chạy một hệ thống kiểu Unix khác, bạn có thể sử dụng nó để cài đặt Debian GNU/Linux, không cần dùng debian-installer được diễn tả trong phần còn lại của sổ tay này. Tiến trình cài đặt kiểu này có thể hữu ích cho người dùng có phần cứng không được hỗ trợ bằng cách khác, hoặc trên máy phải cứ chạy. Nếu bạn quan tâm đến kỹ thuật này, hãy nhảy tới Phần D.3, "Cài đặt Debian GNU/Linux từ hệ thống UNIX/Linux". 2.4.6. Hệ thống cất giữ được hỗ trợ Những đĩa khởi động Debian chứa một hạt nhân được xây dựng để chạy được trên số hệ thống tối đa. Tiếc là khả năng này tạo một hạt nhân lớn hơn, gồm nhiều trình điều khiển không thể được dùng trên máy riêng của bạn (xem Phần 8.6, "Biên dịch hạt nhân mới" để học biết cách xây dựng hạt nhân riêng). Dự án Debian muốn hỗ trợ phạm vị thiết bị rộng nhất, để đảm bảo hệ thống Debian cài đặt được vào tổ hợp phần cứng kiểu nhiều nhất có thể. Nói chung, hệ thống cài đặt Debian hỗ trợ đĩa mềm, ổ đĩa IDE (cũng được biết là PATA), đĩa mềm IDE, thiết bị IDE cổng song song, bộ điều khiển và ổ đĩa SATA và SCSI, USB và FireWire. Nó hỗ trợ nhiều hệ thống tập tin, gồm FAT, phần mở rộng Win-32 FAT (VFAT), và NTFS. Cũng hỗ trợ những giao diện đĩa mà mô phỏng giao diện đĩa cứng "AT", thường được gọi là MFM, RLL, IDE hay PATA. Bộ điều khiển đĩa cứng SATA và SCSI từ nhiều nhà chế tạo khác nhau cũng được hỗ trợ. Xem Linux Hardware Compatibility HOWTO để tìm chi tiết. 2.5. Bộ nhớ và sức chứa trên đĩa cần thiết Cần thiết ít nhất 44MB bộ nhớ và 500MB sức chứa còn rảnh trên đĩa để thực hiện một tiến trình cài đặt thông thường. Ghi chú rằng hai số này hơi tối thiểu. Để xem số lượng hiện thức hơn, xem Phần 3.4, "Thoả tiêu chuẩn phần cứng tối thiểu" . Cài đặt vào hệ thống không có đủ bộ nhớ^[4] hoặc sức chứa còn rảnh trên đĩa vẫn còn có thể làm, nhưng chỉ đề nghị cho người dùng có kinh nghiệm. ━━━━━━━━━━━━━━ ^[2] Chúng tôi đã từ lâu cố gắng tránh trường hợp này, nhưng mà cuối cùng cần phải bỏ hỗ trợ do một dãy rủi ro các vấn đề với bộ biên dịch và hạt nhân, đầu tiên là một lỗi trong ABI C++ được cung cấp bởi GCC. Bạn nên vẫn còn có khả năng chạy Debian GNU/Linux trên bộ xử lý kiểu 80386 thật, nếu bạn biên dịch riêng hạt nhân và biên dịch mọi gói từ mã nguồn, hai tiến trình nằm ở ngoại phạm vị của sổ tay này. ^[3] Nhiều gói Debian sẽ thật chạy nhanh hơn một ít trên máy tính hiện đại : một hiệu ứng khác tốt khi bỏ khả năng hỗ trợ những phiến tinh thể cũ này. Điều i486, được giới thiệu trong năm 1989, có ba mã thao tác (bswap, cmpxchg, and xadd) mà điều i386, được giới thiệu trong năm 1986, không có. Lúc trước, ba mã thao tác này không thể được sử dụng dễ dàng bởi phần lớn gói Debian; lúc này có thể. ^[4] Ảnh cài đặt mà hỗ trợ trình cài đặt thuộc đồ họa thì cần thiết nhiều bộ nhớ hơn ảnh chỉ hỗ trợ trình cài đặt thuộc văn bản, và không nên dùng trên hệ thống có ít hơn 44MB bộ nhớ. Nếu bạn có thể khởi chạy trình cài đặt hoặc đồ họa hoặc văn bản, có nên chọn trình trước. Chương 3. Trước khi cài đặt Debian GNU/Linux Mục lục 3.1. Toàn cảnh tiến trình cài đặt 3.2. Sao lưu mọi dữ liệu đã có đi ! 3.3. Thông tin cần thiết 3.3.1. Tài liệu hướng dẫn 3.3.2. Tìm nguồn thông tin về phần cứng 3.3.3. Khả năng tương thích của phần cứng 3.3.4. Thiết lập mạng 3.4. Thoả tiêu chuẩn phần cứng tối thiểu 3.5. Phân vùng sẵn cho hệ thống đa khởi động 3.5.1. Phân vùng từ DOS hay Windows 3.6. Phần cứng cài đặt sẵn và thiết lập hệ điều hành 3.6.1. Gọi trình đơn thiết lập BIOS 3.6.2. Chọn thiết bị khởi động 3.6.3. Thiết lập BIOS lặt vặt 3.6.4. Vấn đề phần cứng cần theo dõi Chương này diễn tả cách chuẩn bị cài đặt hệ thống Debian, trước khi bạn ngay cả khởi động trình cài đặt. Nó gồm có tiến trình sao lưu dữ liệu, tập hợp thông tin về phần cứng, và tìm thông tin khác nào cần thiết. 3.1. Toàn cảnh tiến trình cài đặt Trước tiên có chú thích về việc cài đặt lại. Đối với hệ thống Debian, có rất ít trường hợp cần thiết cài đặt lại toàn bộ hệ thống; v.d. nếu cơ chế đĩa cứng bị hỏng hóc. Nhiều hệ điều hành thường dùng có thể cần thiết người dùng cài đặt lại toàn bộ hệ thống khi sự hỏng nghiêm trọng xảy ra, hoặc để nâng cấp lên phiên bản HĐH mới. Thậm chí nếu không cần thiết cài đặt lại hoàn toàn, thường bạn phải cài đặt lại các chương trình để hoạt động cho đúng trên HĐH mới. Dưới Debian GNU/Linux, rất có thể là hệ điều hành có thể được sửa chữa, thay vào bị thay thế, trong trường hợp gặp gì sai. Tiến trình nâng cấp không bao giờ cần thiết bạn cài đặt lại hoàn toàn: bạn luôn luôn có khả năng nâng cấp « tại chỗ ». Hơn nữa, hậu hết chương trình luôn luôn tương thích với mỗi bản phát hành HĐH mới. Nếu phiên bản chương trình mới nào cần thiết phần mềm hỗ trợ mới hơn, hệ thống quản lý gói Debian đảm bảo là mọi phần mềm cần thiết được nhận diện và cài đặt một cách tự động. Để tóm tắt, rất nhiều sự cố gắng đã được đóng góp để tạo một hệ thống không cần thiết cài đặt lại, vậy bạn nên suy nghĩ việc đó là tùy chọn đúng cuối cùng. Trình cài đặt Debian không phải được thiết kế để cài đặt lại trên một hệ thống đã có. Đây là các bước chính bạn nên theo trong tiến trình cài đặt. 1. Sao lưu mọi dữ liệu hay tài liệu hiện thời nằm trên đĩa cứng nơi bạn định cài đặt Debian. 2. Tập hợp thông tin về máy tính đích, và tài liệu hướng dẫn nào cần thiết, trước khi khởi chạy tiến trình cài đặt. 3. Trên đĩa cứng, tạo sức chứa có thể phân vùng dành cho Debian. 4. Tìm và/hay tải về phần mềm cài đặt Debian, và tập tin trình điều khiển đặc biệt nào cần thiết bởi máy của bạn (người dùng đĩa CD Debian nên bỏ qua bước này). 5. Thiết lập băng/đĩa mềm/thanh USB khởi động, hoặc để tập tin khởi động (hậu hết người dùng đĩa CD Debian có khả năng khởi động từ một của những đĩa CD đó). 6. Khởi động hệ thống cài đặt. 7. Chọn ngôn ngữ cài đặt. 8. Kích hoạt sự kết nối mạng Ethernet, nếu có. 9. Tạo và gắn kết những phân vùng nơi Debian sẽ được cài đặt. 10. Theo dõi tiến trình tải về/cài đặt/thiết lập tự động hệ thống cơ bản. 11. Cài đặt một bộ nạp khởi động có khả năng khởi chạy Debian GNU/Linux và/hay hệ thống đã có. 12. Tải lần đầu tiên hệ thống mới được cài đặt. Đối với Intel x86, bạn có tùy chọn sử dụng một phiên bản đồ họa của hệ thống cài đặt. Để tìm thêm thông tin về bộ cài đặt đồ họa, xem Phần D.6, "Bộ cài đặt đồ họa". Nếu bạn gặp khó khăn trong tiến trình cài đặt, có ích khi biết bước nào sử dụng gói nào. Ở đây giới thiệu những gói phần mềm quan trọng nhất: Phần mềm cài đặt debian-installer là chủ đề chính của sổ tay này. Nó phát hiện phần cứng nên tải các trình điều khiển thích hợp, sử dụng ứng dụng khách dhcp-client để thiết lập sự kết nối mạng, chạy debootstrap để cài đặt các gói hệ thống cơ bản, và chạy tasksel để cho bạn có khả năng cài đặt phần mềm thêm. Có nhiều gói khác cũng làm việc trong tiến trình cài đặt này, nhưng trình debian-installer đã làm xong công việc khi bạn nạp lần đầu tiên hệ thống mới. Để điều chỉnh hệ thống để thích hợp với sự cần của bạn, tasksel cho bạn khả năng cài đặt một số phần mềm bó riêng, v.d. trình phục vụ Mạng hay môi trường làm việc. Một tùy chọn quan trọng trong khi cài đặt là có nên cài đặt môi trường làm việc đồ họa, chứa hệ thống cửa sổ X và một của những môi trường làm việc đồ họa có sẵn. Không cài đặt công việc "Môi trường làm việc" thì chỉ có hệ thống cơ bản được điều khiển bằng dòng lệnh. Việc cài đặt công việc Môi trường làm việc là tùy chọn, vì nó chiếm vùng hơi lớn trên đĩa, và vì nhiều hệ thống Debian GNU/ Linux là máy phục vụ không thật cần chạy giao diện người dùng đồ họa (GUI) để hoạt động. Hãy ghi chú rằng hệ thống cửa sổ X là phần mềm riêng hoàn toàn với debian-installer, và thực sự rất phức tạp hơn. Tiến trình cài đặt hệ thống cửa sổ X và giải đáp thắc mắc về nó nằm ở ngoại phạm vi của sổ tay này. 3.2. Sao lưu mọi dữ liệu đã có đi ! Trước hết, hãy kiểm tra xem bạn đã sao lưu mọi tập tin hiện thời nằm trên hệ thống. Nếu đây là lần đầu tiên hệ điều hành nào không sở hữu đã được cài đặt vào máy tính đó, rất có thể là bạn sẽ cần phải phân vùng lại đĩa cứng để nhường chỗ cho hệ thống Debian GNU/Linux. Mỗi lần phân vùng đĩa cứng, cũng rủi ro mất toàn bộ dữ liệu, bất chấp chương trình nào được dùng để làm như thế. Những chương trình được dùng trong tiến trình cài đặt này là hơi tin cậy, phần lớn chúng đã được dùng trong mấy năm, nhưng mà chúng cũng là hơi mạnh mẽ nên bước sai nào có thể mất nhiều. Ngay cả sau khi sao lưu, hãy cẩn thận, bạn nên suy tính mỗi đáp ứng và hành động riêng. Hai phút nghĩ có thể tiết kiệm nhiều tiếng làm việc thêm. Nếu bạn đang tạo một hệ thống đa khởi động, hãy kiểm tra xem có vật chứa bản phát hành của hệ điều hành khác đã có. Nhất là nếu bạn phân vùng lại đĩa khởi động, có lẽ bạn cũng cần phải cài đặt lại trình tải khởi động của HĐH đó, hoặc trong nhiều trường hợp, cài đặt lại toàn bộ HĐH đó và mọi tập tin nằm trong phần vùng bị tác động. 3.3. Thông tin cần thiết 3.3.1. Tài liệu hướng dẫn 3.3.1.1. Sổ tay cài đặt Tài liệu này, dạng ASCII, HTML hay PDF. ● install.vi.txt ● install.vi.html ● install.vi.pdf 3.3.1.2. Tài liệu hướng dẫn về phần cứng Thường chứa thông tin có ích về cách cấu hình hay sử dụng phần cứng. ● Phần Cứng Tương Thích với Linux Thế Nào 3.3.2. Tìm nguồn thông tin về phần cứng Trong nhiều trường hợp, trình cài đặt sẽ có khả năng phát hiện tự động phần cứng riêng của bạn. Để chuẩn bị được, khuyên bạn quen với phần cứng đó trước khi cài đặt. Có thể tập hợp thông tin về phần cứng từ : ● Sổ tay có sẵn với mỗi phần cứng. ● Màn hình thiết lập BIOS của máy tính. Bạn có thể xem màn hình này khi khởi động máy tính bằng cách bấm tổ hợp phím. Hãy tham chiếu đến sổ tay máy tính để tìm biết tổ hợp phím này. Thường nó đơn giản là phím Delete. ● Hộp của mỗi phần cứng. ● Cửa sổ Hệ Thống (System) trong bảng điều khiển (Control Panel) Windows. ● Lệnh hay công cụ hệ thống trong hệ điều hành khác, gồm bộ quản lý tập tin. Nguồn này có ích đặc biệt để tìm thông tin về bộ nhớ RAM và bộ nhớ của phần cứng. ● Quản trị hệ thống hay nhà cung cấp dịch vụ Mạng (ISP). Những nguồn này có thông tin báo bạn biết cách thiết lập khả năng chạy mạng và gởi/nhận thư điện tử. Bảng 3.1. Thông tin về phần cứng cần thiết để cài đặt ┌────────┬────────────────────────────────────────────────────────────────────┐ │ Phần │ Thông tin có thể cần │ │ cứng │ │ ├────────┼────────────────────────────────────────────────────────────────────┤ │ │Có mấy cái. │ │ ├────────────────────────────────────────────────────────────────────┤ │ │Thứ tự trên hệ thống. │ │ ├────────────────────────────────────────────────────────────────────┤ │Phần │Kiểu IDE (cũng biết là PATA), SATA hay SCSI. │ │cứng ├────────────────────────────────────────────────────────────────────┤ │ │Sức chứa còn rảnh sẵn sàng. │ │ ├────────────────────────────────────────────────────────────────────┤ │ │Phân vùng. │ │ ├────────────────────────────────────────────────────────────────────┤ │ │Phân vùng nơi hệ điều hành khác đã được cài đặt. │ ├────────┼────────────────────────────────────────────────────────────────────┤ │ │Mẫu và hãng chế tạo. │ │ ├────────────────────────────────────────────────────────────────────┤ │ │Độ phân giải được hố trợ. │ │ ├────────────────────────────────────────────────────────────────────┤ │Bộ trình│Tỷ lệ cập nhật ngang. │ │bày ├────────────────────────────────────────────────────────────────────┤ │ │Tỷ lệ cập nhật dọc. │ │ ├────────────────────────────────────────────────────────────────────┤ │ │Độ sâu màu (số màu sắc) được hỗ trợ. │ │ ├────────────────────────────────────────────────────────────────────┤ │ │Kích cỡ màn hình. │ ├────────┼────────────────────────────────────────────────────────────────────┤ │ │Kiểu : nối tiếp, PS/2 hay USB. │ │ ├────────────────────────────────────────────────────────────────────┤ │Con │Cổng. │ │chuột ├────────────────────────────────────────────────────────────────────┤ │ │Hãng chế tạo. │ │ ├────────────────────────────────────────────────────────────────────┤ │ │Số cái nút. │ ├────────┼────────────────────────────────────────────────────────────────────┤ │ │Mẫu và hãng chế tạo. │ │Mạng ├────────────────────────────────────────────────────────────────────┤ │ │Kiểu bộ tiếp hợp. │ ├────────┼────────────────────────────────────────────────────────────────────┤ │ │Mẫu và hãng chế tạo. │ │Máy in ├────────────────────────────────────────────────────────────────────┤ │ │Độ phân giải in được hỗ trợ. │ ├────────┼────────────────────────────────────────────────────────────────────┤ │ │Mẫu và hãng chế tạo. │ │ ├────────────────────────────────────────────────────────────────────┤ │Thẻ ảnh │Bộ nhớ RAM ảnh động sẵn sàng. │ │động ├────────────────────────────────────────────────────────────────────┤ │ │Độ phân giải và độ sâu màu được hỗ trợ (những giá trị này nên được │ │ │so sánh với khả năng của bộ trình bày). │ └────────┴────────────────────────────────────────────────────────────────────┘ 3.3.3. Khả năng tương thích của phần cứng Nhiều sản phẩm có nhãn hiệu phổ biến có hoạt động được trên Linux. Hơn nữa, khả năng hỗ trợ phần cứng trong Linux cứ cải tiến. Tuy nhiên, Linux vẫn còn chạy ít kiểu phần cứng hơn một số hệ điều hành riêng. Đặc biệt, Linux thường không thể chạy phần cứng cần thiết một phiên bản Windows đang chạy để hoạt động được. Mặc dù một số kiểu phần cứng đặc trưng cho Windows có thể được thích nghi để chạy được trên Linux, việc thích nghi này thường cần thiết sự cố gắng thêm. Hơn nữa, trinh điều khiển Linux cho phần cứng đặc trưng cho Windows thường cũng là đặc trưng cho một hạt nhân Linux riêng. Như thế thì trình này trơ thành nhanh quá cũ. Thiết bị được gọi là « win-modem » là kiểu thường nhất của phần cứng này. Tuy nhiên, máy in và thiết bị khác cũng có thể là đặc trưng cho Windows. Có thể kiểm tra xem khả năng tương thích của phần cứng bằng cách: ● Kiểm tra xem nơi Mạng của hãng chế tạo có trình điều khiển mới chưa. ● Quét qua nơi Mạng hay sổ tay tìm thông tin về khả năng mô phỏng. Thiết bị có nhãn hiệu ít nổi tiếng hơn có lẽ vẫn còn sử dụng được trình điều khiển hay thiết lập của điều phổ biến. ● Kiểm tra đọc danh sách phần cứng tương thích với Linux tại nơi Mạng dành cho kiến trúc của máy tính của bạn. ● Tìm kiếm qua Mạng kinh nghiệm của các người dùng khác. 3.3.4. Thiết lập mạng Nếu máy tính của bạn có kết nối đến mạng suốt ngày (tức là sự kết nối kiểu Ethernet hay tương tự, không phải kiểu PPP), bạn nên yêu cầu quản trị hệ thống mạng cung cấp thông tin này. ● Tên máy [host name] (có lẽ bạn tự quyết định được). ● Tên miền [domain name]. ● Địa chỉ IP [IP address] của máy tính. ● Mặt nạ mạng [netmask] cần dùng với mạng cục bộ. ● Địa chỉ IP của hệ thống cổng ra [gateway] mặc định tới đó bạn nên định tuyến, nếu mạng có. ● Trên mạng, hệ thống cần dùng như là trình phục vụ dịch vụ tên miền (DNS). Mặt khác, nếu quản trị nói rằng có trình phục vụ DHCP sẵn sàng, cũng khuyên bạn dùng nó, trong trường hợp này bạn không cần thông tin trước, vì trình phục vụ DHCP sẽ cung cấp trực tiếp cho máy tính của bạn trong tiến trình cài đặt. Nếu bạn sử dụng mạng vô tuyến, bạn cũng nên tìm biết: ● ESSID của mạng vô tuyến đó. ● Khoá bảo mật WEP (nếu thích hợp). 3.4. Thoả tiêu chuẩn phần cứng tối thiểu Một khi bạn đã tập hợp thông tin về các phần cứng của máy tính, hãy kiểm tra xem phần cứng này sẽ cho phép bạn cài đặt bằng cách đã muốn. Phụ thuộc vào sự cần của bạn, có lẽ bạn cài đặt được bằng ít phần cứng hơn những điều được liệt kê trong bảng bên dưới. Tuy nhiên, hậu hết người dùng sẽ gặp khó khăn nếu họ bỏ qua danh sách phần cứng khuyến khích. Khuyên dùng ít nhất máy Pentium 4, 1 GHz, cho máy tính để bàn. Bảng 3.2. Điều kiện hệ thống tối thiểu khuyến khích ┌────────────┬───────────────┬──────────────────┬────────┐ │Kiểu cài đặt│RAM (tối thiểu)│RAM (khuyến khích)│Đĩa cứng│ ├────────────┼───────────────┼──────────────────┼────────┤ │Vô GUI │64 MB │256 MB │1 GB │ ├────────────┼───────────────┼──────────────────┼────────┤ │Có GUI │64 MB │512 MB │5 GB │ └────────────┴───────────────┴──────────────────┴────────┘ Bộ nhớ tối thiều cần thiết thực sự rất ít hơn nhưng số lượng được hiển thị trong bảng này. Phụ thuộc vào kiến trúc, có thể cài đặt Debian với ngay cả 20 MB (cho c390) đến 48 MB (cho i386 và amd64). Cũng vậy với sức chứa còn rảnh cần thiết, đặc biệt nếu bạn kén những chương trình nào cần cài đặt. Xem Phần D.2, "Sức chứa trên đĩa cần thiết cho công việc" để tìm thêm thông tin về sức chứa còn rảnh trên đĩa cần thiết. Có thể chạy môi trường làm việc đồ họa trên hệ thống cũ hay hệ thống cấp thấp, nhưng trong trường hợp đó, khuyên bạn cài đặt một bộ quản lý cửa sổ chiếm ít tài nguyên hơn những điều quản lý môi trường làm việc GNOME hay KDE. Các sự chọn thay thế gồm xfce4, icewm và wmaker. Không thể khuyến dự bộ nhớ hay sức chứa trên đĩa cần thiết cho việc cài đặt vào máy phục vụ, vì số lượng phụ thuộc nhiều vào mục đích của máy phục vụ. Ghi nhớ rằng những sự ước lượng này không gồm các dữ liệu thường dụng, như thư điện tử và tập tin người dùng kiểu khác nhau. Bạn nên tính rộng lượng sức chứa cho các tập tin và dữ liệu của mình. Sức chứa trên đĩa cần thiết để thao tác mịn hệ thống Debian GNU/Linux chính nó cũng được tính trong những số lượng khuyến dự này. Chẳng hạn, phân vùng /var chứa rất nhiều thông tin về tình trạng đặc trưng cho Debian, thêm vào nội dung chuẩn như các tập tin ghi lưu. Các tập tin dpkg (gồm thông tin về mọi gói đã cài đặt) có thể chiếm dễ dàng đến 40 MB. Tiến trình apt-get cũng để vào đây các gói mới tải về, trước khi cài đặt chúng. Bạn thường nên cấp phát ít nhất 200 MB cho phân vùng /var, và rất nhiều thêm nữa nếu bạn cài đặt môi trường làm việc đồ họa. 3.5. Phân vùng sẵn cho hệ thống đa khởi động Tiến trình phân vùng đĩa đơn giản là việc chia đĩa ra nhiều phần riêng, không phụ thuộc vào nhau. Nó giống như việc xây dựng tường ở trong nhà: khi bạn thêm đồ đạc vào phòng này, không có tác động trong phòng khác. Nếu máy tính của bạn đã có một hệ điều hành (Windows 9x, Windows NT/2000/XP, OS /2, MacOS, Solaris, FreeBSD, ...) và bạn muốn thêm Linux vào cùng một đĩa, bạn sẽ cần phải phân vùng lại đĩa đó. Debian cần thiết một số phân vùng riêng trên đĩa cứng. Không thể cài đặt nó vào phân vùng kiểu Windows hay MacOS. Có lẽ nó chia sẻ được phân vùng với kiểu Linux khác, nhưng trường hợp đó không được diễn tả ở đây. Ít nhất bạn sẽ cần thiết một phân vùng riêng dành cho gốc (root) của Debian. Bạn có thể tìm thông tin về thiết lập phân vùng hiện thời của máy tính bằng cách sử dụng một công cụ phân vùng cho hệ điều hành đã có, v.d. fdisk hay PartitionMagic. Mọi công cụ phân vùng cung cấp cách hiển thị các phân vùng đã có, chưa thay đổi gì. Thông thường, việc thay đổi phân vùng chứa hệ thống tập tin sẽ hủy mọi thông tin trên nó. Vì vậy bạn phải sao lưu hết trước khi phân vùng lại. Giống như trong nhà, rất có thể là bạn muốn di chuyển các đồ đạc ra trước khi chuyển tường, nếu không thì rủi ro hủy nó. Nếu máy tính của bạn có nhiều đĩa cứng, có lẽ bạn muốn cấp phát một đĩa cứng riêng dành cho Debian. Nếu có, bạn không cần phân vùng đĩa đó trước khi khởi động hệ thống cài đặt, vì chương trình phân vùng có sẵn trong trình cài đặt sẽ làm việc này. Còn nếu máy tính của bạn chỉ có một đĩa cứng, và bạn muốn thay thế hoàn toàn hệ điều hành đã tồn tại bằng Debian GNU/Linux, bạn cũng có thể đợi phân vùng nó làm phần của tiến trình cài đặt (Phần 6.3.2, "Phân vùng và chọn điểm lắp"), sau khi bạn đã khởi động hệ thống cài đặt. Tuy nhiên, thủ tục này chỉ có tác động nếu bạn định khởi động hệ thống cài đặt từ băng, đĩa CD-ROM hay các tập tin nằm trên máy khác đã kết nối. Suy nghĩ: nếu bạn khởi động từ các tập tin được để vào đĩa cứng, rồi phân vùng cùng đĩa cứng đó bên trong hệ thống cài đặt, thì xoá các tập tin khởi động, trong trường hợp đó bạn phải hy vọng tiến trình cài đặt chạy thành công lần đầu tiên. ít nhất trong trường hợp này, bạn nên có phương tiện xen kẽ nào để phục hồi máy, v.d. băng/đĩa cài đặt của hệ thống gốc. Nếu máy tính của bạn đã có nhiều phân vùng, và bạn có thể giải phóng đủ sức chứa bằng cách xoá bỏ và thay thế một hay nhiều phân vùng, bạn cũng có thể hoãn phân vùng đến khi sử dụng chương trình phân vùng có sẵn trong trình cài đặt Debian. Trước tiên, bạn nên đọc thông tin bên dưới, để xem nếu có trường hợp đặc biệt (v.d. thứ tự các phân vùng đã có trên sơ đồ phân vùng) ép buộc bạn vẫn còn phải phân vùng trước khi cài đặt. Nếu máy tính của bạn có hệ thống tập tin kiểu FAT hay NTFS, như được dùng bởi DOS hay Windows, bạn có thể hoãn phân vùng đến khi sử dụng chương trình phân vùng có sẵn trong trình cài đặt Debian, để thay đổi kích cỡ của hệ thống tập tin đó. Nếu bạn không có trường hợp nào ở trên, bạn cần phải phân vùng đĩa cứng trước khi khởi chạy tiến trình cài đặt, để tạo sức chứa có khả năng phân vùng dành cho Debian. Nếu một số phân vùng sẽ bị hệ điều hành khác sở hữu, bạn nên tạo các phân vùng riêng đó bằng chương trình phân vùng của HĐH đó. Khuyên bạn không cố gắng tạo phân vùng cho Debian GNU/Linux bằng công cụ của HĐH khác: chỉ tạo những phân vùng cần thiết cho HĐH khác đó, rồi sử dụng công cụ Debian để tạo phân vùng Debian. Nếu bạn định cài đặt nhiều hệ điều hành vào cùng một máy, bạn nên cài đặt các HĐH khác trước khi cài đặt Linux. Thứ tự cài đặt này ngăn cản HĐH khác hủy khả năng khởi chạy Linux, hoặc hướng dẫn bạn định dạng lại phân vùng Linux. Bạn có thể tránh những lỗi này, hoặc cố gắng phục hồi máy tính, nhưng mà việc cài đặt các hệ điều hành khác trước tiên khỏi phiền đến bạn. Nếu bạn hiện thời có một đĩa cứng riêng lẻ chứa chỉ một phân vùng (thiết lập thường trên máy tính để bàn), và bạn muốn « đa khởi động » cả hệ điều hành gốc lẫn Debian, bạn cần phải: 1. Sao lưu mọi dữ liệu trên máy tính đó. 2. Khởi động từ vật chứa (v.d. đĩa CD hay băng) cài đặt hệ điều hành gốc. 3. Dùng công cụ phân vùng của HĐH gốc để tạo các phân vùng dành cho nó. Để lại hoặc một phân vùng giữ chỗ hoặc sức chứa còn rảnh dành cho Debian. 4. Cài đặt hệ điều hành gốc vào phân vùng mới của nó. 5. Khởi động về HĐH đó để thẩm tra xem mọi thứ là ổn, cũng để tải về các tập tin khởi động của trình cài đặt Debian. 6. Khởi động trình cài đặt Debian để tiếp tục lại cài đặt Debian. 3.5.1. Phân vùng từ DOS hay Windows Nếu bạn đang thao tác phân vùng kiểu FAT hay NTFS đã có, khuyên bạn sử dụng lược đồ bên dưới, hoặc sử dụng công cụ Windows hay DOS sở hữu. Nếu không, bạn không thật cần phải phân vùng từ DOS hay Windows; công cụ phân vùng Linux sẽ thường làm việc tốt hơn. Nhưng nếu bạn có đĩa IDE lớn, và không sử dụng khả năng đặt địa chỉ LBA, trình điều khiển phủ (đôi khi được cung cấp bởi hãng chế tạo đĩa cứng), hay BIOS mới (sau năm 1998) hỗ trợ các phần mở rộng truy cập đĩa lớn, vì thế bạn cần phải định vị cẩn thận phân vùng khởi động Debian. Trong trường hợp này, bạn cần phải để phân vùng khởi động vào vùng chứa 1024 hình trụ đầu của đĩa cứng (thường khoảng 524 MB mà không có dịch BIOS). Việc này có thể cần thiết bạn di chuyển một phân vùng NAT hay NTFS đã tồn tại. 3.5.1.1. Phân vùng lại không mất gì khi bắt đầu từ DOS, Win-32 hay OS/2 Một của những việc cài đặt thường nhất xảy ra trên hệ thống đã có DOS (gồm Windows 3.1), Win32 (như Windows 95, 98, Me, NT, 2000, XP), hay OS/2: người dùng muốn cài đặt Debian vào cùng một đĩa, không hủy hệ thống gốc. Ghi chú rằng trình cài đặt Debian hỗ trợ khả năng thay đổi kích cỡ của hệ thống tập tin kiểu FAT và NTFS như được dùng bởi hệ điều hành DOS và Windows. Đơn giản hãy khởi chạy tiến trình cài đặt, và khi bạn tới bước phân vùng, chọn mục trình đơn Bằng tay, chọn phân vùng có kích cỡ cần thay đổi, và xác định kích cỡ mới cho nó. Vậy trong phần lớn trường hợp, bạn không cần sử dụng phương pháp được diễn tả bên dưới. Trước khi tiếp tục, bạn nên đã quyết định chia đĩa ra như thế nào. Phương pháp trong tiết đoạn này sẽ chia phân vùng ra chỉ hai phần. Một phần sẽ chứa HĐH gốc, còn phần khác sẽ chứa Debian. Trong khi cài đặt Debian, bạn sẽ có dịp sử dụng phần đĩa Debian bằng cách nào thích hợp, tức là như sức chứa trao đổi hoặc như hệ thống tập tin. Mục đích là di chuyển về đầu phân vùng mọi dữ liệu đã có trên nó, trước khi thay đổi thông tin phân vùng, để tránh mất gì. Quan trọng là bạn làm ít nhất có thể giữa việc chuyển dữ liệu và việc phân vùng lại, để ngăn cản ghi tập tin gần cuối phân vùng, vì tập tin đó giảm sức chứa sẵn sàng. Trước tiên cần thiết một bản sao của tiện ích fips mà có sẵn trong thư mục công cụ tools/ (công cụ) nằm trên máy nhân bản Debian gần nhất. Hãy giải nén (bỏ zip) kho này và sao chép những tập tin RESTORRB.EXE, FIPS.EXE và ERRORS.TXT vào một đĩa mềm có khả năng khởi động. Có thể tạo một đĩa mềm có khả năng khởi động bằng cách sử dụng câu lệnh sys a: dưới hệ điều hành DOS. Tiện ích fips có sẵn tài liệu hướng dẫn rất tốt: khuyên bạn đọc nó, đặc biệt nếu bạn sử dụng trình điều khiển nén đĩa hay bộ quản lý đĩa. Hãy tạo đĩa này và đọc tài liệu tương ứng trước khi bạn chắp liền đĩa đó. Sau đó cần thiết di chuyển mọi dữ liệu về đầu của phân vùng. Tiện ích defrag, mà có sẵn chuẩn trong hệ điều hành DOS 6.0 và sau, có khả năng làm việc này. Xem tài liệu hướng dẫn fips để tìm danh sách phần mềm khác cùng có khả năng này. Ghi chú rằng nếu bạn có hệ điều hành Windows 9x, bạn cần phải chạy defrag từ nó, vì DOS không hiểu được dạng thức VFAT, được dùng để hỗ trợ khả năng thao tác tên tập tin dài (có sẵn trong HĐH Windows 95 và sau). Sau khi chạy bộ chắp liền (mà có thể hơi lâu trên đĩa lớn), hãy khởi động lại bằng đĩa fips bạn đã tạo trong ổ đĩa mềm. Đơn giản hãy gõ a:\fips rồi theo những hướng dẫn. Ghi chú rằng có nhiều bộ quản lý phân vùng khác, nếu fips không phải là thích hợp. 3.5.1.2. Phân vùng cho DOS Nếu bạn phân vùng đĩa DOS (hoặc thay đổi kích cỡ của phân vùng DOS) bằng công cụ Linux, nhiều người gặp khó khăn sử dụng phân vùng FAT được tạo. Chẳng hạn, một số người dùng đã thông báo hiệu suất bị giảm, lỗi bền bỉ trong tiến trình scandisk (quét đĩa), và lỗi lạ khác trong DOS hay Windows. Có vẻ khi nào bạn tạo hoặc thay đổi kích cỡ của phân vùng cho DOS dùng, ý kiến tốt là tô đầy vài rãnh ghi đầu bằng số không. Bạn nên việc này trước khi chạy lệnh format (định dạng) của DOS, bằng cách chạy lệnh này từ Linux: # dd if=/dev/zero of=/dev/hdXX bs=512 count=4 3.6. Phần cứng cài đặt sẵn và thiết lập hệ điều hành Tiết đoạn này sẽ hướng dẫn bạn qua tiến trình thiết lập phần cứng cài đặt sẵn, nếu có, cần thiết trước khi cài đặt Debian. Bình thường, tiến trình này gồm việc kiểm tra, và có thể thay đổi, thiết lập phần vững cho hệ điều hành. "Phần vững" (firmware) là phần mềm lõi được dùng bởi phần cứng, đặc biệt trong tiến trình tải và khởi động hệ điều hành (sau khi mới mở điện). Bên dưới cũng diễn tả một số vấn đề phần cứng đã biết có tác động sự đáng tin cậy của Debian GNU/ Linux trên máy tính của bạn. 3.6.1. Gọi trình đơn thiết lập BIOS BIOS (hệ thống nhập/xuất cơ bản) cung cấp các chức năng cơ bản cần thiết để khởi động máy, để cho hệ điều hành khả năng truy cập phần cứng. Hệ điều hành gốc rất có thể cung cấp trình đơn thiết lập BIOS, được dùng để cấu hình BIOS đó. Trước khi cài đặt Debian, bạn cần phải kiểm tra xem BIOS có thiết lập đúng: nếu không thì máy sụp đổ lúc có lúc không, hoặc bạn sẽ không có khả năng cài đặt Debian. Phần tiết đoạn này còn lại là phần của Hỏi Đáp http://www.faqs.org/faqs/ pc-hardware-faq/part1/ trả lời cho câu hỏi "Tôi vào trình đơn cấu hình CMOS như thế nào?". Cách truy cập trình đơn cấu hình BIOS (hay "CMOS") phụ thuộc vào ai đã ghi phần mềm BIOS đó: AMI BIOS Phím Delete trong POST (việc mở điện tự kiểm tra) Award BIOS Tổ hợp phím Ctrl+Alt+Esc, hay Delete trong POST DTK BIOS Phím Esc trong POST IBM PS/2 BIOS Tổ hợp phím Ctrl+Alt+Insert sau Ctrl+Alt+Delete Phoenix BIOS Tổ hợp phím Ctrl+Alt+Esc hay Ctrl+Alt+S hay F1 Thông tin về cách gọi hàm BIOS khác nằm trong http://www.tldp.org/HOWTO/ Hard-Disk-Upgrade/install.html. Một số máy kiểu Intel x86 không có trình đơn cấu hình CMOS trong BIOS. Những máy này cần thiết phần mềm thiết lập CMOS. Nếu bạn không có đĩa mềm Cài Đặt (Installation) và/hay Chẩn Đoán (Diagnostics) dành cho máy của mình, bạn có thể thử sử dụng một chương trình phần mềm cổ đông/biếu không: v.d. xem ftp:// ftp.simtel.net/pub/simtelnet/msdos/. 3.6.2. Chọn thiết bị khởi động Nhiều trình đơn thiết lập BIOS cho bạn khả năng chọn thiết bị cần dùng để tải và khởi động hệ điều hành. Hãy đặt nó tìm một hệ điều hành có khả năng khởi động nằm trên A: (đĩa mềm thứ nhất), rồi (tùy chọn) trên thiết bị đĩa CD-ROM thứ nhất (có thể là D: hay E:), rồi trên C: (đĩa cứng thứ nhất). Thiết lập này cho bạn khả năng khởi động từ hoặc đĩa mềm hoặc đĩa CD-ROM, hai thiết bị khởi động thường nhất được dùng để cài đặt Debian. Nếu bạn có bộ điều khiển SCSI mới hơn với thiết bị đĩa CD-ROM được kết nối, bạn thường có khả năng khởi động từ đĩa CD-ROM nằm trong thiết bị đó. Bạn đơn giản hãy hiệu lực khả năng khởi động từ đĩa CD-ROM trong SCSI-BIOS của bộ điều khiển này. Một tùy chọn ưa chuộng khác là khởi động từ thiết bị lưu trữ kiểu USB (cũng được gọi như là thanh USB hay khoá USB). Một số BIOS riêng có khả năng khởi động trực tiếp từ thiết bị lưu trữ USB, còn một số BIOS khác không có. Có lẽ bạn cần phải cấu hình BIOS để khởi động từ "ổ đĩa rời" (removable drive) hay ngay cả từ "USB-ZIP" để làm cho nó khởi động từ thiết bị USB. Đây là vài chi tiết về cách đặt thứ tự khởi động. Hãy nhớ để đặt lại thứ tự khởi động sau khi cài đặt Linux, để khởi động lại máy từ đĩa cứng. 3.6.2.1. Thay đổi thứ tự khởi động trên máy IDE 1. Vào lúc khởi động máy, hãy bấm tổ hợp phím để vào tiện ích BIOS. Thường là phím Delete. Tùy nhiên, bạn hãy xem tài liệu hướng dẫn sử dụng phần cứng đó để tìm tổ hợp phím chính xác. 2. Hãy tìm thứ tự khởi động (boot sequence / boot order) trong tiện ích thiết lập. Vị trí của nó phụ thuộc vào BIOS đó, nhưng bạn cần tìm một trường liệt kê các ổ đĩa. Mục nhập thường xem trên máy IDE là : C, A, cdrom hay A, C, cdrom. C là ổ đĩa cứng, còn A là ổ đĩa mềm. 3. Hãy thay đổi thiết lập thứ tự khởi động để hiển thị đĩa CD-ROM hay đĩa mềm có vị trí thứ nhất. Bình thường, hai phím Page Up và Page Down cuộn qua các sự chọn có thể. 4. Lưu các thay đổi. Những hướng dẫn trên màn hình diễn tả cách lưu các thay đổi này trên máy đó. 3.6.2.2. Thay đổi thứ tự khởi động trên máy kiểu SCSI 1. Vào lúc khởi động máy, hãy bấm tổ hợp phím để vào tiện ích SCSI. Bạn có khả năng khởi chạy tiện ích thiết lập SCSI sau việc kiểm tra bộ nhớ và thông điệp về cách khởi chạy tiện ích BIOS xuất hiện, khi bạn khởi động máy đó. Tổ hợp phím cần thiết phụ thuộc vào tiện ích đó. Thường là Ctrl+F2. Tùy nhiên, bạn hãy xem tài liệu hướng dẫn sử dụng phần cứng để tìm tổ hợp phím chính xác. 2. Tìm tiện ích thay đổi thứ tự khởi động. 3. Đặt tiện ích đó, để hiển thị mã nhận diện SCSI (SCSI ID) của ổ đĩa CD có vị trí thứ nhất trong danh sách. 4. Lưu các thay đổi. Những hướng dẫn trên màn hình diễn tả cách lưu các thay đổi này trên máy đó. Thường cần bấm phím F10. 3.6.3. Thiết lập BIOS lặt vặt 3.6.3.1. Thiết lập đĩa CD-ROM Một số hệ thống BIOS (v.d. Award BIOS) cho bạn khả năng đặt tự động tốc độ của ổ đĩa CD. Bạn nên tránh nó, đặt tốc độ thấp nhất thay thế. Nếu bạn gặp lỗi lỗi tìm nơi (seek failed), có lẽ máy có tốc độ CD cao quá. 3.6.3.2. Bộ nhớ đã kéo dài so với bộ nhớ đã mở rộng Nếu hệ điều hành gốc cung cấp bộ nhớ kiểu cả đã kéo dài lẫn đã mở rộng, hãy đặt nhiều nhất bộ nhớ đã kéo dài và ít nhất bộ nhớ đã mở rộng có thể. Hệ điều hành Linux cần thiết bộ nhớ đã kéo dài, còn không có khả năng sử dụng bộ nhớ đã mở rộng. 3.6.3.3. Bảo vệ chống vi rút Hãy tắt tính năng nào cảnh báo về vi rút do BIOS cung cấp. Nếu máy của bạn có bo mạch chống vi rút hay phần cứng chống vi rút đặc biệt khác, kiểm tra xem nó bị tắt hay bị gỡ bỏ vật lý, trong khi chạy hệ điều hành GNU/Linux. Thiết bị kiểu này không tương thích với GNU/Linux; hơn nữa, do quyền hạn của hệ thống tập tin và bộ nhớ đã bảo vệ của hạt nhân Linux, vi rút gần chưa từng nghe thấy^ [5]. 3.6.3.4. RAM bóng Bo mạch chủ trong máy của bạn có lẽ cung cấp RAM bóng (shadow RAM) hay cách lưu tạm thời BIOS (BIOS caching). Có thể xem thiết lập về "Video BIOS Shadow", "C800-CBFF Shadow", v.v. Tắt mọi RAM bóng. RAM bóng được dùng để tăng tốc truy cập các ROM nằm trên bo mạch chủ, cũng trên một số thẻ điều khiển. Hệ điều hành Linux không sử dụng các ROM này một khi khởi động, vì nó cung cấp phần mềm 32-bit sở hữu nhanh hơn các chương trình 16-bit trong các ROM này. Việc tắt RAM bóng có thể làm cho một phần nó sẵn sàng cho chương trình sử dụng như là bộ nhớ chuẩn. Còn RAM bóng hoạt động có thể ngăn cản Linux truy cập thiết bị phần cứng. 3.6.3.5. Lỗ hổng bộ nhớ Nếu BIOS của máy cung cấp cái gì như "15-16 MB Memory Hole" (lỗ hổng bộ nhớ), bạn hãy tắt nó. Hệ điều hành Linux ngờ gặp bộ nhớ tại đó nếu bạn có đủ RAM. Người dùng đã thông báo một bo mạch chủ Intel Endeavor có sẵn tùy chọn "LFB" hay "Bộ Đệm Khung Tuyến". Nó có hai sự đặt: "Tắt" (Disabled) và "1 Megabyte" (1 MB). Nếu bạn có bo mạch chủ này, hãy đặt nó thành "1 Megabyte". Khi tắt, đĩa mềm cài đặt không được đọc cho đúng, và cuối cùng hệ thống sụp đổ. Vào lúc viết câu này, chúng tôi chưa hiểu lý do : thiết bị đó đơn giản hoạt động được với một sự đặt, và không hoạt động được với sự đặt khác. 3.6.3.6. Khả năng quản lý nguồn điện cấp cao Nếu bo mạch chủ trong máy cung cấp APM (khả năng quản lý nguồn điện cấp cao), bạn hãy cấu hình nó để mà khả năng quản lý nguồn điện do APM điều khiển. Tắt các chế độ ngủ và ngưng, và tắt bộ đếm thời gian tắt điện của đĩa cứng. Hệ điều hành Linux có thể điều khiển các chế độ này, cũng quản lý nguồn điện một cách rất tốt hơn BIOS. 3.6.4. Vấn đề phần cứng cần theo dõi Hỗ trợ BIOS và bàn phím kiểu USB. Nếu bạn không có bàn phím kiểu AT, chỉ có bàn phím mẫu USB, có lẽ bạn cần phải bật khả năng mô phỏng bàn phím AT kiểu cũ trong thiết lập BIOS. Chỉ hãy làm như thế nếu hệ thống cài đặt không sử dụng được bàn phím của bạn trong chế độ USB. Ngược lại, đối với một số hệ thống riêng (đặc biệt là máy tính xách tay) bạn có thể cần phải tắt khả năng hỗ trợ USB kiểu cũ nếu bàn phím không hoạt động được. Xem sổ tay của bo mạch chủ, cũng xem BIOS tìm các tùy chọn "Legacy keyboard emulation" (mô phỏng bàn phím kiểu cũ) hay "USB keyboard support" (khả năng hỗ trợ bàn phím USB). ━━━━━━━━━━━━━━ ^[5] Sau khi cài đặt, bạn có thể bật chạy bảo vệ rãnh ghi khởi động, nếu muốn. Nó không cung cấp bảo mật thêm trong Linux, nhưng nếu bạn cũng chạy Windows nó có thể ngăn cản tai ương. Không cần sửa đổi Mục Ghi Khởi Động Chủ (MBR) sau khi thiết lập bộ quản lý khởi động. Chương 4. Lấy vật chứa cài đặt hệ thống Mục lục 4.1. Bộ đĩa CD Debian GNU/Linux chính thức 4.2. Tải tập tin xuống nhân bản Debian 4.2.1. Nơi tìm ảnh cài đặt 4.3. Chuẩn bị tập tin để khởi động thanh bộ nhớ USB 4.3.1. Sao chép tập tin một cách dễ dàng 4.3.2. Sao chép tập tin một cách dẻo 4.3.3. Khởi động thanh USB 4.4. Chuẩn bị tập tin để khởi động đĩa cứng 4.4.1. Khởi động trình cài đặt trên đĩa cứng bằng LILO hay GRUB 4.5. Chuẩn bị tập tin để khởi động qua mạng TFTP 4.5.1. Thiết lập trình phục vụ DHCP 4.5.2. Thiết lập trình phục vụ BOOTP 4.5.3. Bật chạy trình phục vụ TFTP 4.5.4. Xác định vị trí của ảnh TFTP 4.6. Cài đặt tự động 4.6.1. Cài đặt tự động bằng trình cài đặt Debian 4.1. Bộ đĩa CD Debian GNU/Linux chính thức Phương pháp dễ nhất cài đặt Debian GNU/Linux là sử dụng một bộ đĩa CD-ROM Debian chính thức. Bạn có thể mua bộ đĩa như thế từ nhà bán (xem trang nhà bán đĩa CD). Cũng có khả năng tải các ảnh đĩa CD-ROM xuống một máy nhân bản Debian, tạo bộ đĩa CD cài đặt của mình, nếu bạn có sự kết nối Mạng nhanh và máy chép ra CD (xem trang đĩa CD Debian để tìm hướng dẫn chi tiết). Nếu bạn có một bộ đĩa CD Debian và có khả năng khởi động máy tính từ đĩa CD, bạn có thể nhảy trực tiếp tới Chương 5, Khởi động Hệ thống Cài đặt; rất nhiều sự cố gắng đã được đóng góp để đảm bảo đĩa CD đó chứa những tập tin phần lớn người cần. Mặc dù bộ gói nhị phân đầy đủ chiếm vài đĩa CD, rất có thể là bạn sẽ không cần gói nằm trên đĩa CD thứ ba và sau. Nếu máy tính của bạn có khả năng khởi động từ đĩa DVD, có lẽ bạn chọn sử dụng đĩa DVD Debian chính thức thay thế, vì các gói nằm trên cùng một đĩa. Như thế thì không cần nhiều khoảng cách trên cái kệ, và không cần cứ chuyển đổi đĩa CD khi cài đặt. Nếu máy tính của bạn không hỗ trợ khả năng khởi động từ đĩa CD, còn bạn vẫn có bộ đĩa CD Debian chính thức, trong trường hợp này bạn có thể sử dụng chiến lược xen kẽ như sử dụng vật chứa đĩa cứng, thanh USB,, khả năng khởi động từ mạng, hoặc tự tải hạt nhân từ đĩa CD để khởi động trình cài đặt hệ thống lần đầu tiên. Những tập tin cần thiết để khởi động bằng cách khác nào cũng nằm trên đĩa CD đó; kho mạng Debian và đĩa CD có cùng một cây thư mục. Vì vậy, khi bạn đọc bên dưới đường dẫn kho đến tập tin riêng cần thiết để khởi động, hãy tìm tập tin đó bằng cách theo cùng một đường dẫn trên đĩa CD. Một khi trình cài đặt đã được khởi động, nó sẽ có khả năng lấy từ đĩa CD các tập tin khác cần thiết. Nếu bạn không có bộ đĩa CD cài đặt Debian, trong trường hợp đó bạn cần phải tải về các tập tin hệ thống cài đặt và chèn chúng vào đĩa cứng hay thanh USB hay máy tính khác được kết nối để sử dụng nó để khởi động trình cài đặt. 4.2. Tải tập tin xuống nhân bản Debian Để tìm máy nhân bản gần nhất (do đó rất có thể là nhanh nhất), xem danh sách nhân bản Debian. Khi tải tập tin xuống một máy nhân bản Debian dùng FTP, hãy kiểm tra xem bạn tải về trong chế độ nhị phân (binary), không phải chế độ kiểu văn bản (text) hay kiểu tự động (automatic). 4.2.1. Nơi tìm ảnh cài đặt Những ảnh cài đặt nằm trên mỗi máy nhân bản Debian trong thư mục debian/dists/ squeeze/main/installer-i386/current/images/ -- tập tin MANIFEST liệt kê mỗi ảnh với mục đích của nó. 4.3. Chuẩn bị tập tin để khởi động thanh bộ nhớ USB Có hai phương pháp cài đặt có thể làm khi khởi động từ một thanh USB. Cái trước là cài đặt hoàn toàn từ mạng. Cái sau là cũng sao chép một ảnh đĩa CD vào thanh USB, và dùng nó làm một nguồn các gói, có thể cùng với một máy nhân bản. Phương pháp sau này thường dùng hơn. Để sử dụng phương pháp cài đặt trước, bạn cần phải tải một ảnh cài đặt xuống thư mục netboot (ở địa chỉ diễn tả trong Phần 4.2.1, "Nơi tìm ảnh cài đặt") và sao chép các tập tin vào thanh USB bằng "cách dẻo" giải thích bên dưới. Các ảnh cài đặt cho phương pháp cài đặt sau nằm trong thư mục hd-media, và có thể sao chép ảnh vào thanh USB bằng hoặc "cách dễ" hoặc "cách dẻo". Để sử dụng phương pháp cài đặt này, bạn cũng cần phải tải về một ảnh đĩa CD. Cả ảnh cài đặt lẫn ảnh cài đặt đều phải dựa vào cùng một bản phát hành debian-installer. Không thì bạn rất có thể gặp lỗi^[6] trong khi cài đặt. Để chuẩn bị thanh USB, bạn cần một hệ thống đang chạy GNU/Linux và hỗ trợ USB. Dùng hệ thống Linux hiện thời, thanh USB nên được tự động nhận ra khi bạn nạp nó vào. Không thì bạn nên kiểm tra lại mô-đun usb-storage đã được nạp chưa. Khi thanh USB được nạp, nó sẽ được ánh xạ tới một thiết bị tên /dev/sdX, mà "X" là một chữ trong phạm vi ASCII a-z. Bạn nên có khả năng thấy thiết bị đích bằng cách chạy lệnh dmesg sau khi nạp vào. Để ghi vào thanh đó, có lẽ bạn cần phải tắt cái chuyển bảo vệ chống ghi của nó. Cảnh báo GHI CHÚ : các thủ tục diễn tả trong phần này sẽ hủy bất cứ dữ liệu nào vẫn còn nằm trên thiết bị đó. Kiểm tra rất cẩn thận bạn đang sử dụng tên thiết bị đúng cho thanh USB. Nếu bạn sử dụng thiết bị không đúng, kết quả có thể là tất cả các thông tin nằm trên (ví dụ) một đĩa cứng bị mất hoàn toàn. Ghi chú rằng thanh USB nên có khả năng ít nhất 256 MB (còn có thể tạo thiết lập nhỏ hơn nếu bạn theo Phần 4.3.2, "Sao chép tập tin một cách dẻo"). 4.3.1. Sao chép tập tin một cách dễ dàng Có một tập tin toàn bộ hd-media/boot.img.gz chứa tất cả các tập tin cài đặt (gồm có hạt nhân) cũng như syslinux và tập tin cấu hình của nó. Ghi chú rằng, dù tiện ích, phương pháp này vẫn có một nhược điểm lớn: kích cỡ hợp lý của khối tin bị hạn chế thành 256 MB, thậm chí nếu thanh USB có nhiều khả năng hơn. Bạn cần phải phân vùng lại thanh USB và tạo hệ thống tập tin mới để phục hồi khả năng đầy đủ về sau nếu bạn muốn sử dụng nó nhằm mục đích khác. Một nhược điểm thứ hai là bạn không thể sao chép vào thanh USB một ảnh đĩa CD đầy đủ, chỉ ảnh CD nhỏ hơn kiểu danh thiếp (businesscard) hay cài đặt qua mạng (netinst). Để sử dụng ảnh này, chỉ cần giải nén nó trực tiếp vào thanh USB: # zcat boot.img.gz > /dev/sdX Sau đó, gắn kết thanh USB (mount /dev/sdX /mnt), mà giờ chứa một hệ thống tập tin FAT , và sao chép vào nó một ảnh ISO Debian kiểu danh thiếp (businesscard) hay cài đặt qua mạng (netinst). Tháo gắn kết thanh USB (umount /mnt) và bạn đã hoàn tất. 4.3.2. Sao chép tập tin một cách dẻo Nếu bạn thích tính chất dẻo hơn, hoặc chỉ muốn biết có gì xảy ra, bạn nên sử dụng phương pháp theo đây để sao chép các tập tin vào thanh USB. Một lợi ích về sử dụng phương pháp này là (nếu thanh USB có đủ khả năng) bạn có dịp sao chép vào nó một ảnh ISO đĩa CD đầy đủ. 4.3.2.1. Phân vùng thanh USB Tiết đoạn này diễn tả phương pháp thiết lập thanh USB để dùng chỉ phân vùng thứ nhất, thay vì toàn bộ thiết bị. Ghi chú Vì phần lớn các thanh USB được cấu hình sẵn với một phân vùng FAT16 riêng lẻ, rất có thể là bạn không cần phân vùng lại hay định dạng lại thanh đó. Nếu bạn vẫn cần làm như thế, hãy dùng cfdisk hay bất cứ công cụ phân vùng nào khác để tạo một phân vùng FAT16^[7], sau đó tạo hệ thống tập tin dùng: # mkdosfs /dev/sdX1 Kiểm tra xem bạn dùng tên thiết bị đúng cho thanh USB. Lệnh mkdosfs có sẵn trong gói Debian dosfstools. Để khởi chạy hạt nhân sau khi khởi động từ thanh USB, bạn cần phải để một bộ nạp khởi động (bootloader) trên thanh đó. Dù bất cứ bộ nạp khởi động nào (v.d. lilo) nên có tác động, tiện ích là sử dụng syslinux, vì nó dùng một phân vùng FAT16 và có thể được cấu hình lại bằng cách chỉ chỉnh sửa một tập tin văn bản. Bất cứ hệ điều hành nào hỗ trợ hệ thống tập tin FAT thì có thể được sử dụng để sửa đổi cấu hình của bộ nạp khởi động. Để chèn syslinux vào phiên bản FAT16 partition trên thanh USB, cài đặt vào hệ thống hai gói syslinux và mtools, và chạy câu lệnh này: # syslinux /dev/sdX1 Lại kiểm tra xem bạn đang sử dụng tên thiết bị đúng. Khi khởi chạy syslinux, phiên bản phải chưa được nạp. Thủ tục này ghi vào phiên bản một rãnh ghi khởi động, và tạo tập tin ldlinux.sys mà chứa mã của bộ nạp khởi động. 4.3.2.2. Thêm ảnh cài đặt Gắn kết phân vùng (mount /dev/sdX1 /mnt) và sao chép vào thanh những tập tin ảnh cài đặt theo đây: ● vmlinuz hay linux (tập tin nhị phân hạt nhân) ● initrd.gz (ảnh đĩa RAM đầu tiên) Bạn có thể chọn hoặc phiên bản thông thường hoặc phiên bản đồ họa của trình cài đặt. Phiên bản đồ họa của trình cài đặt nằm trong thư mục con gtk. Nếu bạn muốn thay đổi tên của tập tin, ghi chú rằng syslinux chỉ có khả năng xử lý tên tập tin kiểu DOS (8.3). Sau đó thì bạn nên tạo một tập tin cấu hình syslinux.cfg: nó nên chứa ít nhất hai dòng này (thay đổi tên của bản nhị phân hạt nhân thành "linux" nếu bạn đã dùng một ảnh kiểu netboot): default vmlinuz append initrd=initrd.gz Đối với trình cài đặt kiểu đồ họa, bạn nên thêm vào dòng thứ hai chuỗi video= vesa:ywrap,mtrr vga=788. Nếu bạn đã sử dụng một ảnh hd-media, bây giờ bạn nên sao chép vào thanh USB một ảnh ISO Debian^[8]. Một khi hoàn tất thì tháo gắn kết thanh USB (umount /mnt). 4.3.3. Khởi động thanh USB Cảnh báo Nếu hệ thống không khởi động được từ thanh USB, có lẽ thanh đó chứa một mục ghi khởi động chủ (Master Boot Record: MBR) không hợp lệ. Để khắc phục nó, dùng chức năng install-mbr của gói mbr: # install-mbr /dev/sdX 4.4. Chuẩn bị tập tin để khởi động đĩa cứng Có thể khởi động trình cài đặt bằng tập tin khởi động nằm trên một phân vùng đĩa cứng đã có, hoặc được khởi chạy từ hệ điều hành khác, hoặc bằng cách gọi một bộ nạp khởi động trực tiếp từ BIOS. Có thể dùng phương pháp này để cài đặt "hoàn toàn qua mạng". Làm như thế tránh tất cả các vấn đề về vật chứa rời, v.d. cần phải tìm và chép ra ảnh đĩa CD, hoặc gặp khó khăn quản lý đĩa mềm quá nhiều hay không đáng tin. Trình cài đặt không thể khởi động từ tập tin nằm trên hệ thống kiểu NTFS. 4.4.1. Khởi động trình cài đặt trên đĩa cứng bằng LILO hay GRUB Tiết đoạn này diễn tả cách thêm, ngay cả cách thay thế bản cài đặt Linux đã có, dùng bộ nạp khởi động hoặc LILO hoặc GRUB. Vào lúc khởi động, cả hai bộ nạp khởi động hỗ trợ khả năng tải vào bộ nhớ không phải chỉ hạt nhân, cũng lại một ảnh đĩa. Hạt nhân có thể sử dụng đĩa RAM này như là hệ thống tập tin gốc. Hãy sao chép những tập tin theo đây từ kho Debian vào một vị trí tiện trên đĩa cứng, v.d. vào /boot/newinstall/. ● vmlinuz (tập tin nhị phân của hạt nhân) ● initrd.gz (ảnh đĩa RAM) Cuối cùng, để cấu hình bộ nạp khởi động, hãy tiếp tục tới Phần 5.1.3, "Khởi động từ Linux bằng LILO hay GRUB". 4.5. Chuẩn bị tập tin để khởi động qua mạng TFTP Nếu máy tính của bạn có kết nối đến mạng cục bộ, bạn có thể có khả năng khởi động qua mạng từ máy khác bằng TFTP. Nếu bạn định khởi động hệ thống cài đặt từ máy khác, cần phải để các tập tin khởi động vào vị trí dứt khoát trên máy đó, cũng cấu hình máy đó để hỗ trợ khả năng khởi động máy tính riêng của bạn. Bạn cần phải thiết lập một trình phục vụ TFTP, và cho nhiều máy cũng cần một trình phục vụ DHCP, hay trình phục vụ BOOTP. BOOTP là một giao thức IP báo máy tính biết địa chỉ IP của chính nó và nơi trên mạng có thể lấy ảnh khởi động. Giao thức truyền tập tin không đáng kể (TFTP) được dùng để phục vụ ảnh khởi động cho ứng dụng khách. Về lý thuyết có thể sử dụng bất kỳ trình phục vụ nào trên bất kỳ nền tảng nào mà thực hiện những giao thức này. Những lời thí dụ trong tiết đoạn này sẽ cung cấp lệnh riêng cho hệ điều hành SunOS 4.x, SunOS 5.x (cũng tên Solaris), và GNU/Linux. Ghi chú Đối vơi một trình phục vụ Debian GNU/Linux, chúng tôi khuyến khích tftpd-hpa. Nó được tạo bởi cùng một tác giả với bộ nạp khởi động syslinux thì ít nhất có thể gây ra vấn đề. Một sự chọn tốt khác là atftpd. 4.5.1. Thiết lập trình phục vụ DHCP Một trình phục vụ DHCP phần mềm tự do là dhcpd ISC. Đối với Debian GNU/Linux, gói dhcp3-server khuyến khích. Đây là một tập tin cấu hình mẫu cho nó (xem /etc /dhcp3/dhcpd.conf): option domain-name "mẫu.com"; option domain-name-servers ns1.mẫu.com; option subnet-mask 255.255.255.0; default-lease-time 600; max-lease-time 7200; server-name "tên_máy_phục_vụ"; subnet 192.168.1.0 netmask 255.255.255.0 { range 192.168.1.200 192.168.1.253; option routers 192.168.1.1; } host tên_máy_khách { filename "/tftpboot.img"; server-name "tên_máy_phục_vụ"; next-server tên_máy_phục_vụ; hardware ethernet 01:23:45:67:89:AB; fixed-address 192.168.1.90; } [option tùy chọn domain-name tên miền domain name servers các máy phục vụ tên miền subnet-mask mặt nạ mạng phụ default-lease-time thời gian thuê mặc định max-lease-time thời gian thuê tối đa server-name tên máy phục vụ subnet mạng phụ netmask mặt nạ mạng range phạm vị routers các bộ định tuyến host máy (hỗ trợ) filename tên tập tin hardware ethernet Ethernet phần cứng fixed-address địa chỉ cố định] Trong lời thí dụ này, có một máy phục vụ tên tên_máy_phục_vụ mà làm mọi công việc của trình phục vụ DHCP, trình phục vụ TFTP và cổng ra mạng. Bình thường, bạn sẽ cần phải thay đổi những tùy chọn tên miền (domain-name), cũng như tên máy phục vụ (server-name) và địa chỉ phần cứng (hardware address) của máy khách. Tùy chọn filename (tên tập tin) nên là tên tập tin sẽ được lấy thông qua TFTP. Sau khi bạn chỉnh sửa tập tin cấu hình của trình nền dhcpd, hãy khởi chạy lại nó bằng lệnh /etc/init.d/dhcpd3-server restart. 4.5.1.1. Bật khả năng khởi động PXE trong cấu hình DHCP Đây là một mẫu dhcp.conf khác, dùng phương pháp môi trường thực hiện tiền khởi động (PXE) của giao thức TFTP. [Chú thích đã được dịch trong mẫu này.] option domain-name "mẫu.com"; default-lease-time 600; max-lease-time 7200; allow booting; allow bootp; # Cần phải sửa đổi đoạn văn này để thích hợp với trường hợp của bạn subnet 192.168.1.0 netmask 255.255.255.0 { range 192.168.1.200 192.168.1.253; option broadcast-address 192.168.1.255; # địa chỉ cổng ra mà có thể là khác # (v.d. truy cập Mạng) option routers 192.168.1.1; # xác định DNS cần dùng option domain-name-servers 192.168.1.3; } group { next-server 192.168.1.3; host tftpclient { # địa chỉ phần cứng của máy khách TFTP hardware ethernet 00:10:DC:27:6C:15; filename "/pxelinux.0"; } } Ghi chú rằng để khởi động cách PXE, tên tập tin khách pxelinux.0 là bộ nạp khởi động, không phải là ảnh hạt nhân (xem Phần 4.5.4, "Xác định vị trí của ảnh TFTP" bên dưới). 4.5.2. Thiết lập trình phục vụ BOOTP Có hai trình phục vụ BOOTP sẵn sàng cho GNU/Linux. Trình thứ nhất là bootpd CMU. Trình thứ hai thật là một trình phục vụ DHCP: dhcpd ISC. Trong Debian GNU/ Linux hai trình này nằm trong góibootp và dhcp3-server riêng từng cái. Để sử dụng bootpd CMU, trước tiên bạn cần phải bỏ ghi chú (hay thêm) dòng tương ứng trong trong tập tin cấu hình /etc/inetd.conf. Dưới hệ điều hành Debian GNU/ Linux, bạn có khả năng chạy lệnh update-inetd --enable bootps, rồi /etc/init.d/ inetd reload để làm như thế. Trong trường hợp trình phục vụ BOOTP của bạn không chạy Debian được, dòng đó nên hình như: bootps dgram udp wait root /usr/sbin/bootpd bootpd -i -t 120 Sau đó, bạn cần phải tạo một tập tin /etc/bootptab. Nó có cùng một dạng thức thường và khó hiểu với những tập tin printcap, termcap và disktab của BSD. Xem trang hướng dẫn (man) bootptab để tìm thông tin thêm. Đối với tiến trình bootpd , bạn cần phải biết địa chỉ phần cứng (địa chỉ MAC) của máy khách. Đây là một tập tin /etc/bootptab thí dụ : client:\ hd=/tftpboot:\ bf=tftpboot.img:\ ip=192.168.1.90:\ sm=255.255.255.0:\ sa=192.168.1.1:\ ha=0123456789AB: Bạn cần phải thay đổi ít nhất tùy chọn "ha", mà xác định địa chỉ phần cứng của máy khách. Tùy chọn "bf" xác định tập tin máy khách cần lấy bằng TFTP; xem Phần 4.5.4, "Xác định vị trí của ảnh TFTP" để tìm chi tiết. Mặt khác, tiến trình thiết lập BOOTP bằng dhcpd ISC vẫn rất dễ dàng, vì nó thấy các ứng dụng khách BOOTP là ứng dụng khách DHCP kiểu hơi đặc biệt. Một số kiến trúc nào đó yêu cầu một cấu hình phức tạp để khởi động ứng dụng khách thông qua BOOTP. Nếu máy của bạn có kiến trúc như thế, hãy đọc tiết đoạn Phần 4.5.1, "Thiết lập trình phục vụ DHCP". Khác thì rất có thể là bạn đơn giản cần thêm chỉ thị allow bootp (cho phép BOOTP) vào khối cấu hình dành cho mạng phụ chứa máy chạy ứng dụng khách đó trong tập tin /etc/dhcp3/dhcpd.conf, sau đó khởi chạy lại trình nền dhcpd bằng câu lệnh /etc/init.d/dhcpd3-server restart. 4.5.3. Bật chạy trình phục vụ TFTP Để chuẩn bị trình phục vụ TFTP, trước tiên bạn nên đảm bảo rằng tftpd được hiệu lực. Trong trường hợp của tftpd-hpa, có hai phương pháp chạy dịch vụ. Nó có thể được khởi chạy theo yêu cầu bởi trình nền inetd của hệ thống, hoặc nó có thể được thiết lập để chạy như là một trình nền độc lập. Phương pháp này được chọn khi gói được cài đặt, và lúc nào cũng có thể được thay đổi bằng cách cấu hình lại gói đó. Ghi chú Trong quá khứ, máy phục vụ TFTP đã dùng /tftpboot như là thư mục từ đó cần phục vụ ảnh. Tuy nhiên, các gói Debian GNU/Linux có thể sử dụng thư mục khác để tuân theo Tiêu Chuẩn Phân Cấp Hệ Thống Tập Tin (FHS). Chẳng hạn, tftpd-hpa theo mặc định sử dụng thư mục /var/lib/tftpboot. Có lẽ bạn cần phải điều chỉnh những mẫu cấu hình trong phần này một cách tương ứng. Tất cả các sự chọn in.tftpd khác sẵn sàng trong Debian thì nên ghi lưu các yêu cầu TFTP vào sổ theo dõi hệ thống theo mặc định. Một số điều cũng hỗ trợ một đối số -v để tăng mức chi tiết. Khuyên bạn kiểm tra các thông điệp ghi lưu này trong trường hợp gặp vấn đề khởi động, vì sổ theo dõi là một điểm bắt đầu hữu ích để chẩn đoán nguyên nhân của lỗi. 4.5.4. Xác định vị trí của ảnh TFTP Sau đó, hãy để ảnh khởi động TFTP cần thiết (như được tìm trong Phần 4.2.1, "Nơi tìm ảnh cài đặt") vào thư mục ảnh khởi động của trình nền tftpd. Có lẽ bạn cần phải tạo một liên kết từ tập tin đó đến tập tin mà tftpd sẽ sử dụng để khởi động máy khách riêng. Tiếc là tên tập tin được quyết định bởi máy khách TFTP, và chưa có tiêu chuẩn mạnh nào. Để khởi động PXE, mọi thứ cần thiết đã được thiết lập trong kho nén netboot/ netboot.tar.gz. Đơn giản hãy giải nén tập tin này vào thư mục ảnh khởi động của trình nền tftpd. Hãy kiểm tra xem trình phục vụ DHCP đã được cấu hình để gửi / pxelinux.0 cho trình nềntftpd như là tên tập tin cần khởi động. 4.6. Cài đặt tự động Để cài đặt vào nhiều máy tính, có thể chạy việc cài đặt tự động đầy đủ.Những gói Debian được định dành cho mục đích này gồm fai (mà dùng máy phục vụ cài đặt), replicator, systemimager, autoinstall, và trình cài đặt Debian chính nó. 4.6.1. Cài đặt tự động bằng trình cài đặt Debian Trình cài đặt Debian hỗ trợ khả năng cài đặt tự động bằng tập tin cấu hình sẵn. Tập tin cấu hình sẵn có thể được tải từ mạng hay từ vật chứa rời, cũng có thể được dùng để trả lời câu hỏi tương tác với người dùng trong tiến trình cài đặt. Tài liệu hướng dẫn đầy đủ về phương pháp chèn trước, gồm một lời thí dụ hữu ích mà bạn có thể hiệu chỉnh, nằm trong Phụ lục B, Tự động hoá việc cài đặt bằng chèn sẵn. ━━━━━━━━━━━━━━ ^[6] Thông điệp lỗi rất có thể hiển thị là không tìm thấy mô-đun hạt nhân. Có nghĩa là phiên bản udebs của mô-đun hạt nhân nằm trên ảnh CD vẫn khác với phiên bản của hạt nhân đang chạy. ^[7] Đừng quên lập cờ có khả năng khởi động "bootable". ^[8] Bạn có thể sử dụng một ảnh ISO kiểu danh thiếp (businesscard), cài đặt qua mạng (netinst) hay ảnh đĩa CD đầy đủ (xem Phần 4.1, "Bộ đĩa CD Debian GNU/Linux chính thức"). Kiểm tra lại bạn chọn kiểu thích hợp. Ghi chú rằng ảnh kiểu "mini.iso netboot" không chạy được nhằm mục đích này. Chương 5. Khởi động Hệ thống Cài đặt Mục lục 5.1. Khởi động trình cài đặt trên Intel x86 5.1.1. Khởi động từ đĩa CD-ROM 5.1.2. Khởi động từ Windows 5.1.3. Khởi động từ Linux bằng LILO hay GRUB 5.1.4. Khởi động từ thanh bộ nhớ USB 5.1.5. Khởi động bằng TFTP 5.1.6. Màn hình khởi động 5.2. Khả năng truy cập 5.2.1. Thiết bị chữ nổi USB 5.2.2. Thiết bị chữ nổi nối tiếp 5.2.3. Phần cứng tổng hợp giọng nói 5.2.4. Thiết bị bảng 5.2.5. Sắc thái cao tương phản 5.3. Tham số khởi động 5.3.1. Tham số trình cài đặt Debian 5.4. Giải đáp thắc mắc trong tiến trình cài đặt 5.4.1. Sự đáng tin cậy của đĩa CD-ROM 5.4.2. Cấu hình khởi động 5.4.3. Vấn đề cài đặt Intel x86 thường 5.4.4. Giải thích thông điệp khởi chạy hạt nhân 5.4.5. Thông báo vấn đề cài đặt 5.4.6. Đệ trình báo cáo cài đặt 5.1. Khởi động trình cài đặt trên Intel x86 Cảnh báo Hệ thống của bạn cũng có hệ điều hành khác bạn muốn giữ lại (khởi động đôi) thì bạn nên kiểm tra xem mỗi hệ điều hành đã được tắt hoàn toàn trước khi bạn khởi chạy tiến trình cài đặt. Cài đặt hệ điều hành trong khi hệ điều hành khác ngủ động thì có thể gây ra dữ liệu bị mất hay bị hỏng trong hệ đó. (Sau đó thì có thể gặp lỗi khi khởi động lại.) Ghi chú Để tìm thông tin thêm về cách khởi động bộ cài đặt đồ họa, xem Phần D.6, "Bộ cài đặt đồ họa". 5.1.1. Khởi động từ đĩa CD-ROM Phương pháp dễ nhất cho phần lớn người là sử dụng một bộ đĩa CD Debian. Nếu bạn có một bộ đĩa CD như vậy, và nếu máy của bạn có hỗ trợ khả năng khởi động trực tiếp từ đĩa CD, hay quá ! Đơn giản hãy cấu hình hệ thống để khởi động từ đĩa CD, như được diễn tả trong Phần 3.6.2, "Chọn thiết bị khởi động", nạp đĩa CD, khởi động lại, và tiếp tục lại đến chương kế tiếp. Ghi chú rằng một số ổ đĩa CD riêng có thể cần thiết trình điều khiển đặc biệt, vì vậy không thể được truy cập trong giao đoạn cài đặt ở đầu. Nếu phương pháp chuẩn khởi động từ đĩa CD không thích hợp với phần cứng của bạn, hãy xem lại chương này và đọc về hạt nhân xen kẽ và phương pháp cài đặt có thể là thích hợp hơn. Thậm chí nếu bạn không thể khởi động từ đĩa CD-ROM, bạn thường có thể cài đặt các thành phần của hệ thống Debian và các gói phần mềm đã muốn từ đĩa CD-ROM đó. Đơn giản hãy khởi động bằng một vật chứa khác, như đĩa mềm. Vào lúc nên cài đặt hệ điều hành, hệ thống cơ bản và gói phần mềm thêm nào, hãy chỉ hệ thống cài đặt tới ổ đĩa CD-ROM. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc khởi động, xem Phần 5.4, "Giải đáp thắc mắc trong tiến trình cài đặt". 5.1.2. Khởi động từ Windows Để khởi chạy trình cài đặt từ Windows, trước tiên bạn cần phải lấy đĩa CD/DVD hoặc thanh USB chứa phần mềm cài đặt như được diễn tả trong Phần 4.1, "Bộ đĩa CD Debian GNU/Linux chính thức" và Phần 4.3, "Chuẩn bị tập tin để khởi động thanh bộ nhớ USB". Nếu bạn sử dụng một đĩa CD/DVD cài đặt, một chương trình cài đặt sẵn nên tự động khởi chạy khi bạn nạp đĩa. Trong trường hợp Windows không phải tự động khởi chạy nó, hoặc nếu bạn sử dụng một thanh USB, bạn cũng có thể khởi chạy nó bằng tay, bằng cách truy cập đến thiết bị, rồi thực hiện câu lệnh setup.exe. Một khi khởi chạy chương trình đó, vài câu mở đầu sẽ được hỏi để chuẩn bị hệ thống để khởi chạy tiến trình cài đặt Debian GNU/Linux. 5.1.3. Khởi động từ Linux bằng LILO hay GRUB Để khởi động trình cài đặt từ đĩa cứng, trước tiên bạn cần phải tải về và để các tập tin cần thiết, như được diễn tả trong Phần 4.4, "Chuẩn bị tập tin để khởi động đĩa cứng". Nếu bạn định dùng đĩa cứng chỉ để khởi động, rồi tải về mọi thứ qua mạng, bạn nên tải về tập tin netboot/debian-installer/i386/initrd.gz và hạt nhân tương ứng netboot/debian-installer/i386/linux. Việc này sẽ cho bạn khả năng phân vùng lại đĩa cứng nơi bạn khởi động bộ cài đặt, dù bạn nên làm như thế một cách cẩn thận. Hoặc, nếu bạn định bao tồn một phân vùng đã có trên đĩa cứng, không thay đổi nó trong khi cài đặt, bạn có thể tải về tập tin hd-media/initrd.gz và hạt nhân tương ứng, cũng sao chép một ảnh ISO đĩa CD/DVD vào ổ đĩa (kiểm tra xem tập tin tên kết thúc bằng .iso). Trình cài đặt thì có khả năng khởi động từ ổ đĩa và cài đặt từ ảnh đĩa CD/DVD mà không cần chạy mạng. Đối với LILO, bạn sẽ cần phải cấu hình hai thứ chủ yếu trong tập tin /etc/ lilo.conf: ● để tải trình cài đặt initrd.gz vào lúc khởi động; ● làm cho hạt nhân vmlinuz dùng đĩa RAM như là phân vùng gốc. Đây là một lời thí dụ /etc/lilo.conf: image=/boot/newinstall/vmlinuz label=newinstall initrd=/boot/newinstall/initrd.gz Để tìm chi tiết, xem trang hướng dẫn (man) initrd(4) và lilo.conf(5). Bây giờ hãy chạy lilo rồi khởi động lại. Thủ tục đối với GRUB cũng hơi tương tự. Hãy tìm tập tin menu.lst nằm trong thư mục /boot/grub/ (đôi khi nằm trong thư mục /boot/boot/grub/), và thêm một mục nhập cho trình cài đặt, chẳng hạn (giả sử là /boot nằm trong phân vùng thứ nhất của đĩa thứ nhất trong hệ thống): title New Install root (hd0,0) kernel /boot/newinstall/vmlinuz initrd /boot/newinstall/initrd.gz Kể từ thời điểm này, không nên có sự khác nhau giữa tiến trình GRUB và LILO. 5.1.4. Khởi động từ thanh bộ nhớ USB Giả sử bạn đã chuẩn bị mọi thứ được diễn tả trong Phần 3.6.2, "Chọn thiết bị khởi động" và Phần 4.3, "Chuẩn bị tập tin để khởi động thanh bộ nhớ USB". Sau đó, hãy cầm thanh USB vào cổng USB còn rảnh nào, và khởi động lại máy tính. Hệ thống nên khởi động được, và bạn nên thấy dấu nhắc boot:. Vào đó bạn có thể nhập các đối số khởi động tùy chọn, hoặc chỉ bấm phím Enter. 5.1.5. Khởi động bằng TFTP Việc khởi động từ mạng cần thiết bạn có sự kết nối mạng và máy phục vụ khởi động mạng kiểu TFTP (DHCP, RARP, hay BOOTP). Phương pháp cài đặt để hỗ trợ khả năng khởi động qua mạng được diễn tả trong Phần 4.5, "Chuẩn bị tập tin để khởi động qua mạng TFTP". Có vài cách khác nhau để khởi động qua TFTP trên i386. 5.1.5.1. NIC hay bo mạch chủ có hỗ trợ PXE Có lẽ thẻ giao diện mạng (NIC) hay bo mạch chủ của bạn cung cấp chức năng khởi động kiểu PXE. Nó là cách thực hiện lại chức năng khởi động qua TFTP của công ty Intel (tm). Nếu máy bạn có chức năng này, có lẽ bạn có khả năng cấu hình BIOS để khởi động qua mạng. 5.1.5.2. NIC với BootROM mạng Có lẽ thẻ giao diện mạng (NIC) của bạn cung cấp chức năng khởi động qua TFTP. 5.1.5.3. Etherboot Dự án Etherboot cung cấp đĩa mềm khởi động, ngay cả bộ nhớ ROM khởi động, mà khởi động được qua TFTP. 5.1.6. Màn hình khởi động Khi trình cài đặt khởi động, bạn nên thấy màn hình đồ họa thân thiện hiển thị biểu hình Debian và một trình đơn: Trình đơn khởi động trình cài đặt Cài đặt Cài đặt đồ họa Tùy chọn Cấp cao > Trợ giúp Bấm phím ENTER để khởi động, hoặc TAB để chỉnh sửa một mục nhập trình đơn Phụ thuộc vào phương pháp cài đặt đang dùng, tùy chọn « Cài đặt đồ họa » có thể không sẵn sàng. Đối với một tiến trình cài đặt bình thường, hãy chọn mục nhập hoặc "Cài đặt" hoặc "Cài đặt đồ họa" -- hoặc dùng những phím mũi tên trên bàn phím hoặc bằng cách gõ chữ đã tô sáng -- rồi bấm phím Enter để khởi động trình cài đặt. Mục nhập "Tùy chọn Cấp cao" cho truy cập đến một trình đơn thứ hai mà cho phép khởi động trình cài đặt trong chế độ cấp cao, trong chế độ cứu và để tự động cài đặt. Nếu bạn muốn hay cần thêm tham số khởi động cho hoặc trình cài đặt hoặc hạt nhân, hãy bấm phím Tab. Cú nhấn này sẽ hiển thị câu lệnh khởi động mặc định cho trình đơn đã chọn, và cho phép bạn thêm tùy chọn bổ sung. Các màn hình trợ giúp (xem dưới) liệt kê một số tùy chọn có thể dùng mà thường dùng. Bấm phím Enter để khởi động trình cài đặt với các tùy chọn của bạn; còn cú bấm Esc sẽ trở về trình đơn khởi động và hủy bước thay đổi nào bạn đã làm. Chọn mục nhập "Trợ giúp" thì hiển thị màn hình trợ giúp thứ nhất, mà cung cấp một miêu tả chung về tất cả các màn hình trợ giúp sẵn sàng. Ghi chú rằng không thể trở về trình đơn khởi động sau khi hiển thị màn hình trợ giúp. Tuy hiên, hai màn hình trợ giúp đáp ứng phím chức năng F3 và F4 đều liệt kê các câu lệnh tương đương với những phương pháp khởi động được cung cấp trong trình đơn. Mọi màn hình trợ giúp đều có một dấu nhắc khởi động vào đó có thể gõ câu lệnh khởi động: Bấm phím chức năng F1 để xem chỉ mục trợ giúp, hay ENTER để khởi động: Vào dấu nhắc khởi động này, bạn có thể hoặc chỉ bấm phím Enter để khởi động trình cài đặt với các tùy chọn mặc định, hoặc nhập một câu lệnh khởi động riêng và (tùy chọn) một số tham số khởi động. Những màn hình trợ giúp khác nhau chỉ hiển thị một số tham số khởi động có thể hữu ích. Nếu bạn có phải thêm tham số vào dòng lệnh khởi động, trước tiên bạn cần phải gõ phương pháp khởi động (mặc định là install (cài đặt)) và một dấu cách, phía trước tham số đầu tiên (v.d. install fb=false). Ghi chú Giả sử bàn phím có một bố trí tiếng Anh Mỹ mặc định vào thời điểm đó. Có nghĩa là nếu bàn phím của bạn dùng một bố trí khác (đặc trưng cho ngôn ngữ, v.d. tiếng Việt) thì các ký tự xuất hiện trên màn hình có thể khác với ký tự mong đợi khi bạn gõ tham số. Bách kho trực tuyến tự do Wikipedia cung cấp một giản đồ của bố trí bàn phím tiếng Anh Mỹ đến đó bạn có thể tham chiếu để tìm những phím đúng cần gõ. Ghi chú Nếu bạn đang sử dụng một hệ thống đã cấu hình BIOS để dùng bàn giao tiếp nối tiếp, thì có lẽ bạn không thấy được màn hình giới thiệu đồ họa đầu tiên một khi khởi động trình cài đặt; có lẽ bạn ngay cả không thấy được trình đơn khởi động. Trường hợp này cũng có thể xảy ra nếu bạn đang cài đặt hệ thống qua một thiết bị quản lý từ xa mà cung cấp một giao diện văn bản vào bàn giao tiếp VGA. Các thiết bị như vậy bao gồm bàn giao tiếp văn bản của "integrated Lights Out" (iLO) của công ty Compaq, và "Integrated Remote Assistant" (IRA) của công ty HP. Để đi vòng màn hình khởi động đồ họa, bạn có thể hoặc bấm phím Esc để thấy một dấu nhắc khởi động kiểu văn bản, hoặc bấm phím "H" rồi Enter để chọn tùy chọn "Trợ giúp" được diễn tả trên. Sau đó thì các cú nhấn phím của bạn nên xuất hiện phía sau dấu nhắc. Để ngăn cản trình cài đặt sử dụng vùng đệm khung cho phần còn lại của tiến trình cài đặt, bạn cũng cần phải thêm tham số fb=false vào dấu nhắc khởi động, như được diễn tả trong đoạn văn trợ giúp. 5.2. Khả năng truy cập Cũng có hỗ trợ đặc trưng cho (v.d.) người thị lực kém. Thiết bị USB hiển thị chữ nổi thì được tự động phát hiện, nhưng mà phần lớn các tính năng khả năng truy cập khác phải được hiệu lực bằng tay. Trên máy hỗ trợ, trình đơn khởi động kêu bíp khi nó sẵn sàng nhận cú nhấn phím. Một số tham số khởi động nào đó thì có thể được phụ thêm để hiệu lực tính năng khả năng truy cập. Ghi chú rằng trên phần lớn các kiến trúc, bộ nạp khởi động đọc bàn phím của bạn là một bàn phím kiểu QWERTY. 5.2.1. Thiết bị chữ nổi USB Thiết bị USB hiển thị chữ hổi nên được tự động phát hiện. Một phiên bản thuộc văn bản của trình cài đặt thì được tự động chọn, và hỗ trợ cho thiết bị hiển thị chữ nổi thì được cài đặt vào hệ thống đích. Vì vậy bạn chỉ cần bấm phím Enter tại trình đơn khởi động. Một khi phần mềm brltty khởi chạy, bạn có thể chọn một bảng chữ nổi bằng cách vào trình đơn tùy thích. Tài liệu hướng dẫn về tổ hợp phím cho thiết bị chữ nổi cũng sẵn sàng ở trang Web của brltty. 5.2.2. Thiết bị chữ nổi nối tiếp Không thể tự động phát hiện thiết bị nối tiếp mà hiển thị chữ nổi (vì tiến trình tự động phát hiện có thể làm hại). Do đó bạn cần phải phụ thêm tham số khởi động brltty=trình_điều_khiển,cổng,bảng để báo chương trình brltty biết có nên sử dụng trình điều khiển nào. Chuỗi trình_điều_khiển nên được thay thế bằng mã trình điều khiển theo hai chữ cho thiết bị cuối đó (xem danh sách các mã trình điều khiển). cổng nên được thay thế bằng tên của cổng nối tiếp đến đó thiết bị hiển thị được kết nối: ttyS0 là giá trị mặc định. bảng là tên của bảng chữ nổi cần dùng (xem danh sách các mã bảng): bảng tiếng Anh làm mặc định. Cũng có thể chuyển đổi bảng về sau bằng cách vào trình đơn tùy thích. Tài liệu hướng dẫn về tổ hợp phím cũng sẵn sàng trên trang Web của brltty. 5.2.3. Phần cứng tổng hợp giọng nói Để sử dụng thiết bị tổng hợp tiếng nói kiểu phần cứng thì cần thiết trình cài đặt đồ họa. Vì vậy bạn cần phải chọn mục "Cài đặt đồ họa" trong trình đơn khởi động. Không thể tự động phát hiện được thiết bị tổng hợp tiếng nói kiểu phần. Vì thế bạn cần phải phụ thêm tham số khởi động speakup.synth=trình_điều_khiển để báo chương trình speakup biết có nên sử dụng trình điều khiển nào. Chuỗi trình_điều_khiển nên được thay thế bằng mã trình điều khiển cho thiết bị đó (xem danh sách các mã trình điều khiển). 5.2.4. Thiết bị bảng Một số thiết bị khả năng truy cập nào đó là bảng thật được cắm vào bên trong máy tính, mà đọc văn bản một cách trực tiếp từ vùng nhớ ảnh động. Để hiệu lực thiết bị kiểu này, bạn cần phải tắt hỗ trợ cho vùng đệm khung bằng cách sử dụng tham số khởi động vga=normal fb=false. Tuy nhiên, việc này cũng giảm số các ngôn ngữ sẵn sàng. Mong muốn thì cũng có thể kích hoạt một phiên bản văn bản của bộ nạp khởi động trước khi thêm tham số khởi động, bằng cách gõ chuỗi « h Enter ». 5.2.5. Sắc thái cao tương phản Để giúp đỡ người thị lực kém, trình cài đặt có thể sử dụng một sắc thái cao tương phản mà làm cho nó dễ đọc hơn. Để hiệu lực sắc thái này, hãy phụ thêm tham số khởi động theme=dark. 5.3. Tham số khởi động Tham số khởi động là tham số hạt nhân Linux thường được dùng để đảm bảo thiết bị ngoại vi được xử lý cho đúng. Bình thường, hạt nhân có khả năng phát hiện tự động thông tin về các ngoại của máy tính. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bạn cần phải giúp đỡ hạt nhân một ít. Nếu đây là lần đầu tiên khởi động hệ thống này, hãy thử nhập các tham số khởi động mặc định (tức là không thử đặt tham số thêm) và theo dõi hoạt động. Rất có thể là máy sẽ hoạt động được vậy bạn không cần thêm gì. Nếu không, bạn có thể khởi động lại sau, cũng tìm tham số đặc biệt có thể báo hệ thống biết về phần cứng đó. Thông tin về nhiều tham số khởi động khác nhau nằm trong tài liệu dấu nhắc khởi động Linux Thế Nào Linux BootPrompt HOWTO, gồm có mẹo về phần cứng không thường. Phần này chứa chỉ bản tóm tắt các tham số nổi bật nhất. Một số vấn đề thường cũng được bao gồm bên dưới trong Phần 5.4, "Giải đáp thắc mắc trong tiến trình cài đặt". Khi hạt nhân khởi động, thông điệp Memory:rảnhk/tổngk available (bộ nhớ có rảnh) nên được hiển thị sớm trong tiến trình. Số tổng nên khớp với tổng số RAM theo kilobyte. Nếu nó không phải khớp với số lượng RAM thật đã được cài đặt, bạn cần phải nhập tham số mem=tổng_RAM, mà tổng_RAM được đặt thành số lượng bộ nhớ RAM, với hậu tố "k" đại diện kilobyte, hay "m" đại diện megabyte. Ví dụ, mỗi chuỗi mem=65536k và mem=64m có nghĩa là 64MB bộ nhớ RAM. Nếu bạn khởi động bằng một bàn điều khiển nối tiếp, bình thường hạt nhân tự động phát hiện. Cũng có một thẻ ảnh động (vùng đệm khung) và bàn phím được gắn nối đến máy tính cần khởi động thông qua bàn giao tiếp nối tiếp thì có thể là cũng cần gửi qua cho hạt nhân tham số console=thiết_bị, trong đó thiết_bị được thay thế bằng thiết bị nối tiếp đang dùng (v.d. ttyS0)^[9]. 5.3.1. Tham số trình cài đặt Debian Hệ thống cài đặt này chấp nhận vài tham số khởi động thêm^[10] có thể hữu ích. Một số tham số có "dạng ngắn" giúp đỡ tránh sự hạn chế của các tùy chọn dòng lệnh hạt nhân và làm cho dễ hơn nhập tham số. Tham số có dạng ngắn thì được hiển thị trong dấu ngoặc đúng sau dạng dài (chuẩn). Các mẫu thí dụ trong sổ tay này cũng thường dùng dạng ngắn. debconf/priority (priority) Tham số này đặt ưu tiên thấp nhất cho những thông điệp cần hiển thị. Bản cài đặt mặc định tùy theo ưu tiên cao debconf/priority=high. Có nghĩa là hiển thị những thông điệp có ưu tiên cả cao lẫn tới hạn, còn bỏ qua những thông điệp ưu tiên vừa và thấp. Nếu gặp lỗi, trình cài đặt điều chỉnh ưu tiên như cần thiết. Nếu bạn thêm ưu tiên vừa debconf/priority=medium là tham số khởi động, bạn sẽ thấy trình đơn cài đặt, giành thêm khả năng điều khiển tiến trình cài đặt. Còn khi dùng ưu tiên thấp debconf/priority=low, mọi thông điệp được hiển thị (nó tương đương với phương pháp khởi động nhà chuyên môn). Với ưu tiên tới hạn debconf/priority=critical, hệ thống cài đặt sẽ hiển thị chỉ những thông điệp nghiêm trọng, sẽ cố gắng làm việc đúng, không tương tác nhiều. DEBIAN_FRONTEND Tham số khởi động này điều khiển kiểu giao diện người dùng được dùng cho bộ cài đặt. Các giá trị tham số hiện thời có thể: ● DEBIAN_FRONTEND=noninteractive (không tương tác) ● DEBIAN_FRONTEND=text (văn bản) ● DEBIAN_FRONTEND=newt (trình newt) ● DEBIAN_FRONTEND=gtk (trình gtk) Giao diện mặc định là DEBIAN_FRONTEND=newt. DEBIAN_FRONTEND=text có lẽ thích hợp hơn cho tiến trình cài đặt bằng bàn điều khiển nối tiếp. Thường chỉ giao diện newt có sẵn trên vật chứa cài đặt mặc định. Trên các kiến trúc có phải hỗ trợ nó, bộ cài đặt kiểu đồ họa thì sử dụng giao diện gtk. BOOT_DEBUG Việc đặt tham số khởi động này (gỡ lỗi khởi động) thành 2 sẽ gây ra tiến trình khởi động trình cài đặt sẽ được ghi lưu một cách chi tiết. Còn việc đặt nó thành 3 làm cho trình bao gỡ lỗi sẵn sàng tại một số điểm thời có ích trong tiến trình khởi động. (Hãy thoát khỏi trình bao để tiếp tục lại tiến trình khởi động.) BOOT_DEBUG=0 Đây là giá trị mặc định. BOOT_DEBUG=1 Chi tiết hơn cấp thường. BOOT_DEBUG=2 Xuất rất nhiều thông tin gỡ lỗi. BOOT_DEBUG=3 Chạy trình bao tại một số điểm thời khác nhau trong tiến trình khởi động, để cho khả năng gỡ lỗi chi tiết. Hãy thoát khỏi trình bao để tiếp tục lại khởi động. INSTALL_MEDIA_DEV Giá trị của tham số này (thiết bị vật chứa cài đặt) là đường dẫn đến thiết bị từ đó cần tải trình cài đặt Debian. Ví dụ, INSTALL_MEDIA_DEV=/dev/floppy /0 Đĩa mềm khởi động, mà thường quét mọi đĩa mềm có thể để tìm đĩa mềm gốc, có thể bị lọc bởi tham số này để phát hiện chỉ một thiết bị thôi. lowmem Có thể dùng để ép buộc tiến trình cài đặt lên mức lowmem (ít bộ nhớ) cao hơn mức được đặt theo mặc định bởi tiến trình cài đặt, dựa vào bộ nhớ còn rảnh. Giá trị có thể là 1 và 2. Xem thêm Phần 6.3.1.1, "Kiểm tra bộ nhớ có sẵn / chế độ thiếu bộ nhớ". noshell Ngăn cản trình cài đặt cung cấp trình bao tương tác trên tty2 và tty3. Có ich đối với tiến trình cài đặt không có người theo dõi mà cũng có thể bị xâm nhập. debian-installer/framebuffer (fb) Một số kiến trúc riêng sử dụng bộ đệm khung (framebuffer) của hạt nhân để cung cấp khả năng cài đặt bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau. Nếu bộ đếm khung gây ra lỗi trên hệ thống, bạn vẫn có thể tắt tính năng này bằng tham số vga =normal fb=false. Trường hợp ngụ ý sự khó là thông điệp lỗi về bterm hay bogl, màn hình trống hay hệ thống đông đặc trong vòng vài phút sau khi khởi chạy tiến trình cài đặt. debian-installer/theme (theme) Sắc thái xác định diện mạo của giao diện người dùng (màu sắc, biểu tượng v.v.). Những sắc thái có sẵn đặc trưng cho lối vào. HIện thời lối vào kiểu cả newt lẫn gtk đều chỉ có một sắc thái "dark" (tối) được thiết kế cho những người dùng thị lực kém. Hãy đặt sắc thái bằng cách khởi động với tham số theme=dark. netcfg/disable_dhcp Mặc định là debian-installer thăm dò tự động cấu hình mạng qua dịch vụ DHCP. Nếu việc thăm dò là thành công, bạn sẽ không có dịp xem lại và thay đổi thiết lập được lấy. Bạn có thể tới bước tự thiết lập mạng chỉ trong trường hợp gặp lỗi thăm dò DCHP. Nếu bạn có máy DHCP chạy trên mạng cục bộ, nhưng muốn tránh nó vì, lấy thí dụ, nó trả lời sai, bạn có khả năng nhập tham số netcfg/disable_dhcp=true (tắt DHCP là đúng) để ngăn cản cấu hình mạng bằng DHCP, cũng để tự nhập thông tin đó. hw-detect/start_pcmcia Đặt thành false (khởi chạy PCMCIA là sai) để ngăn cản khởi chạy dịch vụ PCMCIA, nếu nó gây ra lỗi. Một số máy tính xách tay là nổi tiếng do trường hợp lỗi này. disk-detect/dmraid/enable (dmraid) Đặt thành true (đúng) để hiệu lực hỗ trợ đĩa kiểu RAID ATA nối tiếp (Serial ATA RAID, cũng được gọi là ATA RAID, BIOS RAID hay RAID giả) trong tiến trình cài đặt. Ghi chú rằng hỗ trợ này hiện thời vẫn còn thực nghiệm. Tìm thêm thông tin ở Wiki Cài Đặt Debian. preseed/url (url) Hãy xác định địa chỉ Mạng của tập tin cấu hình sẵn cần tải về và sử dụng để tự động hoá tiến trình cài đặt. Xem Phần 4.6, "Cài đặt tự động". preseed/file (file) Hãy xác định đường dẫn đến tập tin cấu hình sẵn cần nạp để tự động hoá tiến trình cài đặt. Xem Phần 4.6, "Cài đặt tự động". preseed/interactive Đặt thành true (đúng) để hiển thị câu hỏi thậm chí nếu nó đã được chèn sẵn. Có thể hữu ích để thử hay gỡ lỗi tập tin cấu hình sẵn. Ghi chú rằng nó sẽ không có tác động những tham số được gửi qua dưới dạng tham số khởi động, nhưng cho chúng cũng có thể dùng cú pháp đặc biệt. Xem thêm Phần B.5.2, "Dùng khả năng chèn sẵn để thay đổi giá trị mặc định". auto-install/enable (auto) Hoãn các câu bình thường được hỏi trước khi có khả năng chèn sẵn, đến sau khi mạng được cấu hình. Xem Phần B.2.3, "Chế độ tự động" để tìm chi tiết về cách sử dụng tùy chọn này để tự động hoá tiến trình cài đặt. finish-install/keep-consoles Trong khi cài đặt từ bàn giao tiếp kiểu nối tiếp hay quản lý, những bàn giao tiếp ảo bình thường (VT1 đến VT6) thông thường bị tắt trong /etc/ inittab. Đặt thành true (đúng) để ngăn cản trường hợp này. cdrom-detect/eject (Phát hiện đĩa CD-ROM/đẩy ra) Mặc định là, trước khi khởi động lại, debian-installer đẩy ra tự động vật chứa quang được dùng trong khi cài đặt. Ứng xử này có thể không phải cần thiết nếu hệ thống không khởi động tự động từ đĩa CD. Trong một số trường hợp riêng, ứng xử này ngay cả gây ra lỗi, ví dụ nếu ổ đĩa quang không có khả năng nạp lại vật chứa còn người dùng không tại chỗ để tự nạp. Nhiều ổ đĩa nạp khe, hình thon, và kiểu ngăn kéo không thể tải lại tự động vật chứa. Đặt thành false (sai) để tắt khả năng đầy ra tự động; cũng ghi nhớ rằng bạn có lẽ sẽ cần phải đảm bảo hệ thống không khởi động tự động từ ổ đĩa quang sau khi việc cài đặt ban đầu. base-installer/install-recommends (khuyến khích) Bằng cách lập tuỳ chọn này thành false (sai), hệ thống quản lý gói phần mềm sẽ được cấu hình để không phải tự động cài đặt các gói có nhãn "Khuyên", cả hai trong tiến trình cài đặt và cho hệ thống được cài đặt. Xem thêm Phần 6.3.3, "Cài đặt Hệ thống Cơ bản". Ghi chú rằng tuỳ chọn này cho phép bạn baỏ tồn một hệ thống nhỏ hơn, mà cũng có thể gây ra một số tính năng còn thiếu mà bạn bình thường mong đợi sẵn sàng. Trong trường hợp đó, bạn cần phải tự cài đặt một số gói khuyến khích để được chức năng đầy đủ. Vì thế tuỳ chọn này chỉ nên được sử dụng bởi người dùng cấp cao. debian-installer/allow_unauthenticated Mặc định là tiến trình cài đặt cần thiết xác thực với kho lưu, dùng một khoá GPG đã biết. Đặt thành true (đúng) để tắt chức năng xác thực này. Cảnh báo : không bảo mật thì không khuyến khích. rescue/enable (Cứu/bật) Đặt thành true (đúng) để vào chế độ cứu, hơn là chạy tiến trình cài đặt chuẩn. Xem Phần 8.7, "Phục hồi hệ thống bị hỏng". 5.3.1.1. Dùng tham số khởi động để trả lời câu hỏi Trừ vài thứ, ở dấu nhắc khởi động vẫn có khả năng đặt giá trị cho bất cứ câu nào được hỏi trong tiến trình cài đặt, dù khả năng này thật chỉ có ích trong một số trường hợp riêng. debian-installer/language (ngôn ngữ), debian-installer/country (quốc gia), debian-installer/locale (locale) Có hai phương pháp ghi rõ ngôn ngữ, quốc gia và miền địa phương cần dùng cho tiến trình cài đặt và hệ thống được cài đặt. Phương pháp trước (cũng dễ hơn) là gửi chỉ tham số locale (miền địa phương). Ngôn ngữ và quốc gia thì bắt nguồn từ miền địa phương đó. Chẳng hạn, bạn có thể sử dụng tham số locale=de_CH để lập ngôn ngữ thành tiếng Đức và quốc gia thành Thuỵ Sĩ (de_CH.UTF-8 sẽ được đặt làm miền địa phương mặc định cho hệ thống được cài đặt). Tuy nhiên, chỉ có thể truy cập đến những miền địa phương có sẵn trong hệ thống thôi. Phương pháp sau (dẻo hơn) là ghi rõ từng tham sốlanguage (ngôn ngữ) và country (quốc gia). Trong trường hợp này, tham số locale (miền địa phương) cũng có thể được thêm để ghi rõ một miền địa phương mặc định cho hệ thống được cài đặt. Thí dụ : language=vi country=AU locale=vi.UTF-8. anna/choose_modules (modules) Có thể được dùng để tự động nạp các thành phần cài đặt không được nạp theo mặc định. Các thành phần tùy chọn có thể hữu ích là (v.d.) openssh-client-udeb (để sử dụng scp trong khi cài đặt) và ppp-udeb (xem Phần D.5, "Cài đặt Debian GNU/Linux dùng PPP qua Ethernet (PPPoE)"). netcfg/disable_dhcp Đặt thành true (đúng) nếu bạn muốn tắt dịch vụ DHCP và ép buộc cấu hình mạng tĩnh thay thế. mirror/protocol (protocol) Mặc định là bộ cài đặt sẽ dùng giao thức HTTP để tải các tập tin xuống máy nhân bản Debian: không hỗ trợ việc chuyển đổi sang FTP trong tiến trình cài đặt có ưu tiên chuẩn. Bằng cách đặt tham số này thành ftp, bạn có khả năng ép buộc bộ cài đặt sử dụng giao thức FTP thay thế. Ghi chú rằng không thể chọn máy nhân bản FTP trong danh sách: cần phải tự nhập tên máy FTP. tasksel:tasksel/first (tasks) Có thể được dùng để chọn các công việc không sẵn sàng trong danh sách công việc tương tác, v.d. công việc kde-desktop. Xem Phần 6.3.5.2, "Lựa chọn và Cài đặt Phần mềm" để tìm thông tin thêm. 5.3.1.2. Gửi tham số cho mô-đun hạt nhân Nếu trình điêu khiển nào được biên dịch vào hạt nhân, bạn có khả năng gửi tham số cho chúng, như được diễn tả trong tài liệu hướng dẫn về cách sử dụng hạt nhân. Tuy nhiên, nếu trình điều khiển được biên dịch dạng mô-đun, vì mô-đun hạt nhân được nạp khác trong tiến trình cài đặt so sánh với tiến trình khởi động hệ thống đã cài đặt, không thể gửi tham số cho mô-đun như bình thường. Thay vào đó, bạn cần phải sử dụng cú pháp đặc biệt được bộ cài đặt chấp nhận sẽ đảm bảo các tham số được lưu vào tập tin cấu hình đúng thì được dùng khi mô-đun thật được nạp. Các tham số này cũng sẽ tự động được gồm trong cấu hình cho hệ thống đã cài đặt. Ghi chú rằng lúc bây giờ hơi ít khi cần phải gửi tham số cho mô-đun. Trong phần lớn trường hợp, hạt nhân có thể thăm dò phần cứng của hệ thống thì đặt các giá trị mặc định có ích. Tuy nhiên, trong một số trường hợp riêng, vẫn cần phải tự đặt tham số. Để đặt tham số cho mô-đun, hãy sử dụng cú pháp: tên_mô-đun.tên_tham_số=giá_trị Nếu bạn cần phải gửi nhiều tham số cho cùng một mô-đun hay nhiều mô-đun khác nhau, đơn giản hãy lặp lại câu lệnh này. Chẳng hạn, để đặt một thẻ giao diện mạng 3Com cũ sử dụng bộ kết nối BNC (co-ax) và IRQ10, bạn cần gửi: 3c509.xcvr=3 3c509.irq=10 5.3.1.3. Cấm mô-đun hạt nhân Đôi khi cần phải cấm một mô-đun để ngăn cản nó tự động được nạp bởi hạt nhân và trình udev. Một lý do có thể là mô-đun đó gây ra vấn đề với phần cứng. Hạt nhân cũng đôi khi liệt kê hai trình điều khiển khác nhau cho cùng một thiết bị. Trường hợp này có thể gây ra thiết bị đó không hoạt động được nếu những trình điều khiển xung đột, hoặc nếu trình điều khiển không đúng được nạp trước. Bạn có khả năng cấm mô-đun bằng cú pháp này: tên_mô-đun.blacklist=yes (danh sách màu đen = có). Câu lệnh này sẽ gây ra mô-đun đó bị cấm trong tập tin /etc/ modprobe.d/blacklist.local, cả hai trong tiến trình cài đặt, và trên hệ thống được cài đặt. Ghi chú rằng mô-đun đó vẫn còn có thể được nạp bởi hệ thống cài đặt chính nó. Bạn vẫn có thể ngăn cản việc này cảy ra, bằng cách chạy tiến trình cài đặt trong chế độ chuyên môn và bỏ chọn mô-đun đó trong danh sách các mô-đun được hiển thị trong những giải đoạn phát hiện phần cứng. 5.4. Giải đáp thắc mắc trong tiến trình cài đặt 5.4.1. Sự đáng tin cậy của đĩa CD-ROM Thỉnh thoảng, nhất là đối với ổ địa CD-ROM cũ, bộ cài đặt không khởi động được từ đĩa CD-ROM. Bộ cài đặt cũng -- ngay cả sau khi khởi động được từ đĩa CD-ROM -- có thể không nhận ra đĩa CD-ROM đó, hoặc trả lại lỗi trong khi đọc nó trong tiến trình cài đặt. Có nhiều nguyên nhân có thể khác nhau của những vấn đề này. Chúng tôi chỉ có thể liệt kê một số vấn đề thường và cung cấp lời đề nghị chung về cách quyết định chúng. Theo bạn sửa. Khuyên bạn trước tiên thử hai việc rất đơn giản. ● Nếu đĩa CD-ROM không khởi động được, hãy kiểm tra xem nó đã được nạp đúng và nó không dơ bẩn. ● Nếu bộ cài đặt không nhận ra đĩa CD-ROM nào, hãy thử đơn giản chạy tùy chọn Dò tìm và lắp đĩa CD-ROM lần thứ hai. Đối với ổ đĩa CD-ROM cũ, một số vấn đề liên quan đến DMA đã được quyết định bằng cách này. Chưa sửa thì hãy thử những lời đề nghị trong các phần phụ bên dưới. Phần lớn, nhưng không phải tất cả các lời đề nghị được nói ở đó vẫn còn hợp lệ cho cả hai đĩa CD và DVD, nhưng nói về đĩa CD-ROM vì đơn giản hơn. Không cài đặt được từ đĩa CD-ROM thì hãy thử một của những phương pháp cài đặt khác sẵn sàng. 5.4.1.1. Vấn đề thường gặp ● Một số ổ đĩa CD-ROM cũ không hỗ trợ khả năng đọc từ đĩa đã được chép ra ở tốc độ cao bằng bộ ghi CD hiện đại. ● Nếu hệ thống khởi động được từ đĩa CD-ROM, không nhất thiết có nghĩa là Linux cũng hỗ trợ đĩa CD-ROM đó (hoặc, đúng hơn, bộ điều khiển tới đó ổ đĩa CD-ROM được kết nối). ● Một số ổ đĩa CD-ROM cũ không hoạt động được nếu "khả năng truy cập bộ nhớ trực tiếp" (DMA) được hiệu lực. 5.4.1.2. Cách xem xét và có thể quyết định vấn đề Đĩa CD-ROM không khởi động được thì hãy thử những lời đề nghị bên dưới. ● Kiểm tra xem BIOS thật hỗ trợ khả năng khởi động từ đĩa CD-ROM (có lẽ hệ thống cũ không phải) và ổ đĩa CD-ROM hỗ trợ kiểu vật chứa đang được dùng. ● Nếu bạn đã tải về một ảnh ISO, hãy kiểm tra xem tổng MD5SUM của ảnh cũng khớp với tổng được liệt kê dành cho ảnh đó trong tập tin MD5SUMS nên nằm trong cùng một vị trí với nơi tải xuống ảnh. $ md5sum debian-testing-i386-netinst.iso a20391b12f7ff22ef705cee4059c6b92 debian-testing-i386-netinst.iso Sau đó, kiểm tra xem MD5SUM của đĩa CD-ROM đã chép ra cũng khớp. Lệnh theo đây nên hoạt động được. Nó dùng kích cỡ của ảnh để đọc số byte đúng từ đĩa CD-ROM. $ dd if=/dev/cdrom | \ > head -c `stat --format=%s debian-testing-i386-netinst.iso` | \ > md5sum a20391b12f7ff22ef705cee4059c6b92 - 262668+0 records in 262668+0 records out 134486016 bytes (134 MB) copied, 97.474 seconds, 1.4 MB/s [records in số bản ghi gửi đến records out số bản ghi gửi đi copied đã sao chép seconds giây] Nếu, sau khi bộ cài đặt khởi động được, đĩa CD-ROM không được phát hiện, đôi khi đơn giản thử lại có thể quyết định vấn đề. Có nhiều ổ đĩa CD-ROM thì hãy thử đĩa CD-ROM sang ổ đĩa khác. Nếu việc này không sửa vấn đề, hoặc nếu đĩa CD-ROM được nhận ra, nhưng gặp lỗi khi đọc từ nó, hãy thử những lời đề nghị được liệt kê bên dưới. Cần phải hiểu biết Linux một cách cơ bản để làm như thế. Để chạy lệnh nào nói dưới, trước tiên bạn cần chuyển đổi sang bản giao tiếp ảo thứ hai (VT2) rồi kích hoạt trình bao ở đó. ● Chuyển đổi sang VT2 hoặc xem nội dung của /var/log/syslog (dùng nano như là trình soạn thảo) để kiểm tra có thông điệp lỗi dứt khoát không. Sau đó, kiểm tra kết xuất của lệnh dmesg. ● Hãy kiểm tra kết xuất của lệnh dmesg xem nếu ổ đĩa CD-ROM được nhận ra không. Nên có thông tin giống như (những dòng không cần liên tiếp): Probing IDE interface ide1... hdc: TOSHIBA DVD-ROM SD-R6112, ATAPI CD/DVD-ROM drive ide1 at 0x170-0x177,0x376 on irq 15 hdc: ATAPI 24X DVD-ROM DVD-R CD-R/RW drive, 2048kB Cache, UDMA(33) Uniform CD-ROM driver Revision: 3.20 [Probing Đang thăm dò drive ổ đĩa Cache bộ nhớ tạmUniform đồng dạng driver trình điều khiển revision bản sửa đổi] Nếu bạn không xem thông tin như thế, rất có thể là bộ kết nối tới đó ổ đĩa CD-ROM được kết nối đã không được nhận ra, hoặc có thể không được hỗ trợ bằng cách nào cả. Nếu bạn biết trình điều khiển nào được dùng cho bộ kết nối, bạn có thể thử tự nạp nó bằng modprobe. ● Kiểm tra xem có một nút thiết bị (device node) dành cho ổ đĩa CD-ROM đó, nằm dưới thư mục thiết bị /dev/. Trong mẫu thí dụ bên trên, nút thiết bị là /dev/hdc. Cũng cần có một /dev/cdroms/cdrom0. ● Hãy dùng lệnh mount (lắp) để kiểm tra xem nếu đĩa CD-ROM đã được lắp chưa. Không thì bạn thử tự lắp nó: $ mount /dev/hdc /cdrom Kiểm tra xem có thông điệp lỗi nào được xuất bởi lệnh đó. ● Kiểm tra nếu DMA hiện thời được hiệu lực không: $ cd /proc/ide/hdc $ grep using_dma settings using_dma 1 0 1 rw Số "1" trong cột thứ hai nằm sau đoạn using_dma có nghĩa là nó được bật. Nếu có, hãy thử tắt nó : $ echo -n "using_dma:0" >settings Đảm bảo bạn nằm trong thư mục chứa thiết bị tương ứng với ổ đĩa CD-ROM đó. ● Nếu bạn gặp lỗi trong khi cài đặt, hãy thử kiểm tra sự tích hợp của đĩa CD-ROM đó, dùng tùy chọn nằm gần cuối trình đơn chính của bộ cài đặt. Tùy chọn này cũng có thể được dùng như là việc thử ra chung nếu đĩa CD-ROM vẫn được đọc đáng tin cây. 5.4.2. Cấu hình khởi động Nếu bạn gặp khó khăn, hạt nhân treo cứng trong tiến trình khởi động, không nhận diện ngoại vi thật, hay không nhận diện được ổ đĩa, trước tiên bạn cần phải xem lại các tham số khởi động, như được thảo luận trong Phần 5.3, "Tham số khởi động". Thường, vấn đề có thể giải quyết bằng cách gỡ bỏ phần thêm và ngoại vi, rồi thử lại khởi động. Bộ điều giải nội bộ, thẻ âm thanh và thiết bị cầm-và-chơi có thể gây ra nhiều vấn đề. Nếu bạn có rất nhiều bộ nhớ được cài đặt trong máy tính, hơn 512M, và trình cài đặt treo cứng trong khi khởi động hạt nhân, có lẽ bạn cần phải thêm một đối số khởi động để hạn chế số lượng bộ nhớ do hạt nhân xem, v.d. mem=512m (bộ nhớ). 5.4.3. Vấn đề cài đặt Intel x86 thường Có một số vấn đề cài đặt thường có thể được giải quyết hay được tránh bằng cách gởi đối số khởi động riêng cho trình cài đặt. Một số hệ thống riêng có đĩa mềm với "DCL bị đảo". Nếu bạn gặp lỗi khi đọc đĩa mềm, ngay cả khi bạn biết được đĩa mềm đó là tốt, hãy thử nhập tham số floppy= thinkpad (đĩa mềm=vùng nghĩ). Trên một số hệ thống riêng, như IBM PS/1 hay ValuePoint (mà có trình điều khiển đĩa kiểu ST-506), có lẽ ổ đĩa IDE chưa được nhận diện cho đúng. Lần nữa, hãy thử đầu tiên không có tham số, xem nếu ổ đĩa IDE có được nhận diện cho đúng chưa. Nếu chưa, kiểm tra xem có dạng hình ổ đĩa nào (số hình trụ [cylinders], số đầu [heads] và số rãnh ghi [sectors]) rồi nhập tham số hd=trụ,đầu, rãnh ghi. Nếu bạn có máy rất cũ, và hạt nhân treo cứng sau khi nói Checking 'hlt' instruction... (đang kiểm tra câu lệnh « đánh »), rồi bạn nên thử nhập tham số no-hlt (không đánh), mà tất khả năng kiểm tra này. Một số hệ thống nào đó (nhất là máy tính xách tay) có một độ phân giải sở hữu khác với tỷ lệ 4:3 (v.d. không phải 800×600 hay 1024×768) thì có thể hiển thị một màn hình trống sau khi khởi chạy trình cài đặt. Trong trường hợp đó, việc thêm tham số khởi động vga=788^[11] có thể giúp. Không thì thử thêm tham số khởi động fb=false. Nếu màn hình bắt đầu hiển thị ảnh lạ trong khi hạt nhân khởi động, v.d. màn hình hoàn toàn trắng, hoàn toàn đèn hay có rác điểm ảnh màu sắc, có lẽ hệ thống chứa thẻ ảnh động không chuyển đổi được sang chế độ bộ đệm khung. Trong trường hợp này, bạn có thể nhập tham số khởi động fb=false (bộ đệm khung là sai) để tắt bàn điều khiển vùng đệm khung. Chỉ một bộ ngôn ngữ bị giảm sẽ sẵn sàng trong tiến trình cài đặt, do tính năng bàn điều khiển bị hạn chế. Xem Phần 5.3, "Tham số khởi động" để tìm chi tiết. 5.4.3.1. Hệ thống đông đặc trong giai đoạn cấu hình PCMCIA Một số mô hình máy tính xách tay kiểu Dell được biết do sụp đổ khi khả năng phát hiện thiết bị PCMCIA thử truy cập một số địa chỉ phần cứng riêng. Máy tính xách tay khác có thể gặp lỗi tương tự. Nếu bạn gặp lỗi như vậy còn không cần có khả năng hỗ trợ PCMCIA trong khi cài đặt, bạn có thể tắt khả năng PCMCIA bằng tham số khởi động hw-detect/start_pcmcia=false (phát hiện phần cứng/khởi chạy PCMCIA=sai). Sau khi cài đặt xong, bạn có thể cấu hình PCMCIA, và loại trừ phạm vị tài nguyên gây ra lỗi đó. Hoặc bạn có thể khởi động trình cài đặt trong chế độ nhà chuyên môn. Lúc đó, bạn sẽ được nhắc nhập các tùy chọn phạm vị tài nguyên cần thiết cho phần cứng đó. Chẳng hạn, nếu bạn có máy tính xách tay kiểu Dell nêu trên, bạn nên nhập đoạn exclude port 0x800-0x8ff (loại trừ cổng số 0x800-0x8ff). Cũng có danh sách một số tùy chọn phạm vị tài nguyên thường trong tiết đoạn thiết lập tài nguyên hệ thống của tài liệu PCMCIA Thế Nào. Ghi chú rằng bạn cần phải bỏ dấu phẩy, nếu có, khi nhập giá trị này vào trình cài đặt. 5.4.3.2. Hệ thống đông đặc trong khi tải mô-đun USB Hạt nhân thường thử cài đặt các mô-đun USB và trình điều khiển bàn phím USB, để hỗ trợ một số bàn phím USB không chuẩn. Tuy nhiên, có một số hệ thống USB bị hỏng trong đó trình điều khiển treo cứng trong khi nạp. Sự chỉnh sửa có thể là việc tắt bộ điều khiển USB trong thiết lập BIOS của bo mạch chính. Một tùy chọn khác là gửi tham số nousb ở dấu nhắc khởi động. 5.4.4. Giải thích thông điệp khởi chạy hạt nhân Trong tiến trình khởi động, có lẽ bạn thấy nhiều thông điệp dạng không tìm thấy cái gì , hay không có cái gì, không thể khởi tạo cái gì , ngay cả bản phát hành trình điều khiển này phụ thuộc vào cái gì . Phần lớn thông điệp này vô hại. Bạn thấy chúng chỉ vì hạt nhân của hệ thống cài đặt được xây dựng để chạy trên các máy tính có nhiều thiết bị ngoại vi khác nhau. Không có máy tính riêng lẻ có tất cả các thiết bị ngoại vi, vì vậy hệ điều hành có thể hiển thị một số thông điệp lỗi trong khi tìm ngoại vi không có. Có lẽ bạn cũng xem hệ thống tạm ngừng một chút. Có xảy ra trong khi nó đợi thiết bị đáp ứng, nhưng thiết bị đó không nằm trên hệ thống của bạn. Nếu tiến trình khởi động hệ thống chạy quá lâu, bạn có thể tạo một hạt nhân riêng về sau (xem Phần 8.6, "Biên dịch hạt nhân mới"). 5.4.5. Thông báo vấn đề cài đặt Nếu bạn chạy được giai đoạn khởi động đầu tiên, nhưng không thể cài đặt xong, mục trình đơn Lưu các bản ghi gỡ lỗi có thể hữu ích. Nó cho bạn khả năng cất giữ vào đĩa mềm các bản ghi lỗi hệ thống và thông tin cấu hình của bộ cài đặt, hoặc tải về chúng bằng trình duyệt Mạng. Thông tin này có thể giúp đỡ bạn tìm biết nguyên nhân lỗi và cách sửa chữa nó. Khi thông báo lỗi, khuyên bạn đính kèm thông tin này. Thông điệp cài đặt thích hợp khác nằm trong thư mục /var/log/ trong khi cài đặt, rồi trong thư mục /var/log/installer/ sau khi máy tính đã khởi động vào hệ thống mới được cài đặt. 5.4.6. Đệ trình báo cáo cài đặt Nếu bạn vẫn còn gặp khó khăn, xin hãy đệ trình báo cáo cài đặt. Chúng tôi khuyên bạn gởi một báo cáo cài đặt, thậm chí nếu tiến trình cài đặt là thành công, để tập hợp càng nhiều thông tin càng có thể về các cấu hình phần cứng khác nhau. [Dịch giả: nếu bạn gặp khó khăn viết tiếng Anh, bạn viết bằng tiếng Việt và gởi báo cáo cho Nhóm Việt Hoá Tự Do nhé. Chúng tôi sẽ dịch cho bạn.] Ghi chú rằng báo cáo cài đặt của bạn sẽ được xuất bản trong Hệ Thống Theo Dõi Lỗi Debian (BTS) và được chuyển tiếp cho hộp thư chung công cộng. Hãy đảm bảo bạn sử dụng một địa chỉ thư điện tử cũng công cộng. Nếu bạn có hệ thống Debian hoạt động được, phương pháp dễ nhất để gởi báo cáo cài đặt là cài đặt hai gói installation-report và reportbug packages (nhập aptitude install installation-report reportbug) và cấu hình reportbug như được giải thích trong Phần 8.5.2, "Gửi thư ra hệ thống", rồi chạy lệnh reportbug installation-reports. Hoặc bạn có thể dùng mẫu này khi điền báo cáo cài đặt, và đệ trình báo cáo như là báo cáo lỗi đối với gói ảo installation-reports (các báo cáo cài đặt), bằng cách gửi nó cho địa chỉ . Package [Gói]: installation-reports Boot method [Phương pháp khởi động]: Image version [Phiên bản ảnh]: <Địa chỉ Mạng đầy đủ tới ảnh đã tải xuống> Date [Ngày]: Machine [Máy]: Processor [Bộ xử lý]: Memory [Bộ nhớ]: Partitions [Phân vùng]: Output of lspci -knn (or lspci -nn) [Kết xuất của « lspci -knn » hay « lspci -nn »]: Base System Installation Checklist [Danh sách kiểm tra việc cài đặt hệ thống cơ sở): [O] = Chạy được, [E] = Lỗi (xin hãy giải thích bên dưới), [ ] = Chưa thử Initial boot [Việc khởi động đầu tiên]: [ ] Detect network card [Phát hiện thẻ mạng]: [ ] Configure network [Cấu hình mạng]: [ ] Detect CD [Phát hiện đĩa CD]: [ ] Load installer modules [Tải các mô-đun cài đặt]: [ ] Detect hard drives [Phát hiện các đĩa cứng]: [ ] Partition hard drives [Phân vùng các đĩa cứng]: [ ] Install base system [Cài đặt hệ thống cơ sở]: [ ] Clock/timezone setup [Thiết lập đồng hồ/mũi giờ]: [ ] User/password setup [Thiết lập người dùng/mật khẩu]: [ ] Install tasks [Cài đặt các tác vụ]: [ ] Install boot loader [Cài đặt bộ nạp khởi động]: [ ] Overall install [Toàn bộ tiến trình cài đặt]: [ ] Comments/Problems [Chú thích/Vấn đề]: Trong báo cáo lỗi, xin hãy diễn tả vấn đề, gồm những thông điệp hạt nhân cuối cùng đã hiển thị nếu hạt nhân đã treo cứng. Diễn tả những bước đến tình trạng vấn đề này. ━━━━━━━━━━━━━━ ^[9] Để đảm bảo rằng kiểu thiết bị cuối được trình cài đặt sử dụng có tương ứng với trình mô phỏng thiết bị cuối, cũng có thể thêm tham số TERM=kiểu. Ghi chú rằng trình cài đặt chỉ hỗ trợ những kiểu thiết bị cuối này: linux, bterm, ansi, vt102, dumb. Giá trị mặc định cho bàn giáo tiếp nối tiếp trong debian-installer là vt102. ^[10] Đối với các hạt nhân hiện thời (2.6.9 hay mới hơn), bạn có khả năng sử dụng 32 tùy chọn dòng lệnh và 32 tùy chọn môi trường. Vượt quá số này thì hạt nhân không thể phục hồi. ^[11] Tham số vga=788 sẽ kích hoạt vùng đệm khung VESA framebuffer với độ phân giải 800×600. Thay đổi này rất có thể thành công, dù có thể không phải độ phân giải tối ưu cho hệ thống. Danh sách các độ phân giải được hỗ trợ sẽ đáp ứng tham số vga=ask, nhưng danh sách này có thể không phải hoàn toàn. Chương 6. Sử dụng trình cài đặt Debian Mục lục 6.1. Trình cài đặt hoạt động như thế nào 6.2. Giới thiệu về thành phần 6.3. Sử dụng thành phần riêng 6.3.1. Thiết lập trình cài đặt Debian và cấu hình phần cứng 6.3.2. Phân vùng và chọn điểm lắp 6.3.3. Cài đặt Hệ thống Cơ bản 6.3.4. Thiết lập Người và Mật khẩu 6.3.5. Cài đặt phần mềm thêm 6.3.6. Cho hệ thống khả năng khởi động 6.3.7. Cài đặt xong 6.3.8. Linh tinh 6.4. Nạp phần vững bị thiếu 6.4.1. Chuẩn bị vật chứa 6.4.2. Phần vững và Hệ thống đã Cài đặt 6.1. Trình cài đặt hoạt động như thế nào Trình cài đặt Debian là bao gồm một số thành phần nhằm mục đích đặc biệt, để thực hiện mỗi công việc cài đặt. Mỗi thành phần thi hành tác vụ riêng của nó, hỏi người dùng những câu cần thiết. Mỗi câu hỏi được gán ưu tiên, còn ưu tiên các câu cần hỏi có được đặt vào lúc khởi chạy trình cài đặt. Khi chạy tiến trình cài đặt mặc định, chỉ hỏi những câu chủ yếu (ưu tiên cao). Kết quả là tiến trình cài đặt rất tự động, tương tác ít với người dùng. Các thành phần được chạy tự động theo thứ tự; thành phần nào cần chạy phụ thuộc chính vào phương pháp cài đặt được dùng, cũng vào phần cứng riêng của bạn. Trình cài đặt sẽ dùng giá trị mặc định cho mỗi câu chưa hỏi. Nếu tiến trình cài đặt gặp lỗi, trình cài đặt hiển thị màn hình lỗi, có lẽ cũng là trình đơn cài đặt để chọn hành động xen kẽ. Còn nếu không gặp lỗi, người dùng sẽ không bao giờ xem trình đơn cài đặt, họ sẽ đơn giản trả lời câu hỏi về mỗi thành phần lần lượt. Thông báo lỗi nghiêm trọng có ưu tiên "tới hạn" thì người dùng sẽ luôn luôn xem. Trình cài đặt dùng một số giá trị mặc định có thể được sửa đổi bằng cách gởi đối số khởi động vào lúc khởi chạy debian-installer. Chẳng hạn, nếu bạn muốn ép buộc cấu hình mạng kiểu tĩnh (DHCP được dùng theo mặc định nếu sẵn sàng), bạn có khả năng thêm tham số khởi động netcfg disable_dhcp=true (tắt DHCP=đúng). Xem Phần 5.3.1, "Tham số trình cài đặt Debian" để tìm các tùy chọn có sẵn. Người dùng thành thạo có thể thấy thoải mái hơn khi dùng giao diện do trình đơn điều khiển, trong đó người dùng điều khiển mỗi bước thay vì trình cài đặt thực hiện tự động mỗi bước theo thứ tự. Để tự điều khiển trình cài đặt bằng trình đơn, bạn hãy thêm đối số khởi động priority=medium (ưu tiên=vừa). Nếu phần cứng riêng cần thiết bạn gởi tùy chọn cho mô-đun hạt nhân vào lúc cài đặt, bạn cần phải khởi chạy trình cài đặt trong chế độ "nhà chuyên môn". Làm như thế bằng cách hoặc nhập lệnh expert (nhà chuyên môn) để khởi chạy trình cài đặt, hoặc thêm đối số khởi động priority=low (ưu tiên=thấp). Chế độ nhà chuyên môn cho bạn khả năng điều khiển đầy đủ debian-installer. Đối với kiến trúc này, debian-installer hỗ trợ hai giao diện người dùng khác nhau : một giao diện dựa vào ký tự và một giao diện đồ họa. Giao diện dựa vào ký tự được dùng theo mặc định nếu bạn không bật tuỳ chọn "Cài đặt đồ họa" trong trình đơn khởi động đầu tiên. Để tìm thêm thông tin về trình cài đặt kiểu đồ họa, xem Phần D.6, "Bộ cài đặt đồ họa". Trong môi trường dựa vào ký tự, không hỗ trợ chức năng sử dụng thiết bị con chuột. Dưới đây có những phím điều khiển cho bạn di chuyển qua các hộp thoại khác nhau : ● Tab hay mũi tên bên phải di "tiếp tới" giữa các cái nút và lựa chọn được hiển thị ● Shift+Tab hay mũi tên bên trái di "lùi lại" giữa các cái nút và lựa chọn được hiển thị ● mũi tên bên trên và dưới chọn mỗi mục riêng trong danh sách có thể cuộn lại, cũng làm danh sách cuộn tiếp và lùi ● Trong danh sách dài, bạn cũng có thể gõ một chữ riêng để cuộn trực tiếp tới phần có mục bắt đầu với chữ đó : dùng Pg-Up và Pg-Down để cuộn danh sách theo phần ● phím dài chọn mỗi mục như hộp chọn: Enter sẽ kích hoạt lựa chọn đó Nếu một hộp thoại có sẵn trợ giúp thêm thì nó hiển thị một cái nút Trợ giúp. Có thể truy cập đến thông tin trợ giúp này hoặc bằng cách bấm cái nút đó, hoặc bằng cách bấm phím chức năng F1. Các thông điệp lỗi và bản ghi lỗi được chuyển hướng tới bàn giao tiếp thứ tư. Bạn có thể truy cập đến bàn giao tiếp này bằng cách bấm tổ hợp phím Alt trái+F4 (ấn giữ phím Alt bên trái trong khi bấm phím chức năng F4); còn có thể trở về tiến trình cài đặt chính bằng tổ hợp phím Alt trái+F1. Các thông điệp này cũng nằm trong bản ghi hệ thống /var/log/syslog. Một khi cài đặt xong, bản ghi này được sao chép vào thư mục /var/log/installer/syslog trong hệ thống mới. Thông điệp cài đặt kiểu khác cũng nằm trong thư mục /var/log/ trong khi cài đặt, rồi trong thư mục /var/log/installer/ sau khi máy tính đã khởi động vào hệ thống mới cài đặt. 6.2. Giới thiệu về thành phần Đây là danh sách các thành phần cài đặt, cùng với mô tả ngắn về mục đích của mỗi điều. Chi tiết về cách sử dụng thành phần riêng nào nằm trong Phần 6.3, "Sử dụng thành phần riêng". main-menu Thành phần này hiển thị danh sách các thành phần cho người dùng xem trong khi chạy trình cài đặt, rồi khởi chạy mỗi thành phần đã được chọn. Các câu hỏi của thành phần « main-menu » được đặt là ưu tiên vừa, vậy nếu bạn đã đặt ưu tiên cài đặt cao hay tới hạn (cao là giá trị mặc định), bạn sẽ không xem trình đơn. Mặt khác, nếu tiến trình gặp lỗi cần thiết bạn can thiệp, ưu tiên của câu hỏi có thể được hạ cấp tạm thời để cho bạn khả năng giải quyết vấn đề: trong trường hợp đó, trình đơn có thể xuất hiện. Bạn có khả năng tới trình đơn chính bằng cách bấm cái nút Go Back nhiều lần để lùi lại hoàn toàn khỏi thành phần đang chạy. localechooser Thành phần này cho bạn khả năng chọn tùy chọn địa phương hoá cho tiến trình cài đặt, cũng cho hệ thống sẽ cài đặt: ngôn ngữ, quốc gia và miền địa phương (locale). Trình cài đặt sẽ hiển thị thông điệp trong ngôn ngữ đã chọn, trừ có bản dịch chưa hoàn toàn sang ngôn ngữ đó, trong trường hợp đó một số thông điệp riêng vẫn còn có thể được hiển thị bằng tiếng Anh. kbd-chooser Thành phần này hiển thị danh sách các bàn phím, trong đó người dùng họn điều thích hợp. hw-detect Thành phần này phát hiện tự động hậu hết phần cứng của máy tính, gồm thẻ mạng, ổ đĩa và PCMCIA. cdrom-detect Thành phần này phát hiện và gắn kết đĩa CD cài đặt Debian. netcfg Thành phần này cấu hình các sự kết nối mạng của máy tính để cho nó có khả năng liên lạc qua Mạng. iso-scan Tìm kiếm ảnh ISO (tập tin có đuôi .iso) trên đĩa cứng. choose-mirror Thành phần này hiển thị danh sách các máy nhân bản Debian. Vậy người dùng có thể chọn nguồn của các gói cài đặt. cdrom-checker Thành phần này kiểm tra sự nguyên vẹn của đĩa CD-ROM. Bằng cách này, người dùng có khả năng kiểm tra xem đĩa CD-ROM cài đặt chưa bị hỏng. lowmem Thành phần này thử phát hiện hệ thống không có đủ bộ nhớ, rồi thực hiện một số việc đặc biệt để gỡ bỏ phần debian-installer không cần thiết ra bộ nhớ đó (cũng mất vài tính năng). anna APT: thành phần này cài đặt gói được lấy từ máy nhân bản đã chọn, hay từ đĩa CD. clock-setup Cập nhật đồng hồ hệ thống và xác định nếu đồng hồ được đặt theo UTC (thời gian thế giới) hay không. tzsetup Thành phần này chọn múi giờ, dựa vào địa điểm đã chọn trước. partman Thành phần này cho người dùng khả năng phân vùng đĩa được gắn kết vào hệ thống, tạo hệ thống tập tin trên những phân vùng đã chọn, và gắn kết chúng vào những điểm lắp. Cũng gồm có một số tính năng có ích như chế độ tự động hoàn toàn hay khả năng hỗ trợ LVM (bộ quản lý khối tin hợp lý). Thành phần partman là công cụ phân vùng ưa thích trong Debian. partitioner Thành phần này cho người dùng khả năng phân vùng đĩa được gắn kết vào hệ thống. Nó chọn chương trình thích hợp với kiến trúc của mỗi máy tính. partconf Thành phần này hiển thị danh sách các phân vùng, cũng tạo hệ thống tập tin trên những phân vùng đã chọn, tùy theo những hướng dẫn của người dùng. lvmcfg Thành phần này giúp đỡ người dùng cấu hình LVM (bộ quản lý khối tin hợp lý). mdcfg Thành phần này cho người dùng khả năng thiết lập RAID kiểu phần mềm. RAID phần mềm này thường là tốt hơn các bộ điều khiển RAID IDE (phần cứng giả) rẻ nằm trên bo mạch chủ mới hơn. base-installer Thành phần này cài đặt bộ gói cơ bản nhất cho máy tính khả năng hoạt động được dưới Linux khi được khởi động lại. user-setup Thành phần này thiết lập mật khẩu chủ (root), cũng thêm một người dùng khác người chủ. apt-setup Thành phần này cấu hình chương trình « apt », một cách phần lớn tự động, dựa vào vật chứa nơi trình cài đặt chạy. pkgsel Thành phần này sử dụng chương trình tasksel để chọn và cài đặt phần mềm thêm. os-prober Thành phần này phát hiện hệ thống đã được cài đặt trên máy tính và gởi thông tin này cho trình cài đặt bộ nạp khởi động, mà có thể cung cấp cho bạn khả năng thêm hệ thống đã có vào trình đơn bắt đầu của bộ nạp khởi động. Bằng cách này, vào lúc khởi động người dùng có thể chọn dễ dàng hệ điều hành nào cần khởi chạy. bootloader-installer Mỗi trình cài đặt bộ nạp khởi động có cài đặt một chương trình tải khởi động vào đĩa cứng, mà cần thiết để máy tính khởi động được bằng Linux, không dùng đĩa mềm hay đĩa CD-ROM. Nhiều bộ nạp khởi động cho người dùng có khả năng chọn hệ điều hành xen kẽ vào lúc khởi động máy tính. shell Thành phần này cho người dùng khả năng thực hiện trình bao từ trình đơn, hoặc trong bàn giao tiếp thứ hai. save-logs Thành phần này cung cấp cho người dùng có khả năng ghi thông tin vào đĩa mềm, qua mạng, vào đĩa cứng hay vào vật chứa khác khi gặp lỗi, để thông báo chính xác các vấn đề phần mềm cài đặt cho nhà phát triển xem vào lúc sau. 6.3. Sử dụng thành phần riêng Trong phần này có diễn tả mỗi thành phần cài đặt một cách chi tiết. Các thành phần đã được nhóm lại theo giai đoạn riêng dễ hiểu, được trình diễn theo thứ tự xuất hiện trong tiến trình cài đặt. Ghi chú rằng không phải tất cả các mô-đun sẽ được dùng trong mọi việc cài đặt; những mô-đun thật sự được dùng phụ thuộc vào phương pháp cài đặt và phần cứng riêng. 6.3.1. Thiết lập trình cài đặt Debian và cấu hình phần cứng Giả sử là trình cài đặt Debian mới khởi động, và bạn xem màn hình thứ nhất. Vào lúc đó, khả năng của debian-installer vẫn còn hơi bị hạn chế. Nó chưa biết đủ về phần cứng, về ngôn ngữ ưa thích của bạn, hay ngay cả về công việc cần thực hiện. Không có sao đó, vì debian-installer hơi thông minh. Nó có khả năng thăm dò tự động phần cứng, tìm các thành phần còn lại của nó, và nâng cấp tự nó lên một hệ thống cài đặt có đủ khả năng. Tuy nhiên, bạn vẫn còn cần phải giúp đỡ debian-installer tập hợp vài thông tin nó không thể quyết định tự động (v.d. bằng cách chọn ngôn ngữ ưa thích, bố trí bàn phím thích hợp hay máy nhân bản riêng trên mạng). Bạn sẽ thấy biết rằng debian-installer thực hiện việc phát hiện phần cứng vài lần trong giao đoạn này. Lần đầu tiên nhằm mục đích tìm phần cứng cần thiết để tải các thành phần cài đặt (v.d. ổ đĩa CD-ROM hay thẻ mạng). Vì không phải tất cả các trình điều khiển luôn luôn sẵn sàng trong việc chạy đầu tiên này, việc phát hiện phần cứng cần phải được lặp lại vào điểm sau trong tiến trình. Trong khi phát hiện phần cứng, debian-installer cũng kiểm tra nếu trình điều khiển nào cho thiết bị phần cứng trong hệ thống đó cần thiết nạp phần vững không. Yêu cầu phần vững vẫn còn không sẵn sàng thì trình cài đặt hiển thị một hộp thoại cho phép nạp phần vững còn thiếu từ một vật chứa rời. Xem Phần 6.4, "Nạp phần vững bị thiếu" để tìm chi tiết. 6.3.1.1. Kiểm tra bộ nhớ có sẵn / chế độ thiếu bộ nhớ Một của những hành động thứ nhất của debian-installer là việc kiểm tra số lượng bộ nhớ có sẵn. Nếu không có đủ bộ nhớ có sẵn, thành phần này sẽ sửa đổi tiến trình cài đặt để (mong muốn) cho bạn khả năng cài đặt Debian GNU/Linux trên máy tính của mình. Để giảm bộ nhớ được chiếm, bộ cài đặt trước tiên sẽ tắt các bản dịch nên chỉ có khả năng cài đặt bằng tiếng Anh. Tất nhiên, bạn vẫn còn có khả năng chạy hệ thống đã bản địa hoá sau khi cài đặt xong. Để giảm bộ nhớ thêm, bộ cài đặt sẽ nạp chỉ những thành phần chủ yếu để chạy xong tiến trình cài đặt cơ bản. Việc này cũng giảm khả năng của hệ thống cài đặt. Bạn sẽ có dịp tự nạp các thành phần thêm, nhưng ghi chú rằng mỗi thành phần bạn chọn sẽ chiếm bộ nhớ thêm thì có thể gây ra tiến trình cài đặt bị lỗi do hết bộ nhớ. Nếu bộ cài đặt chạy trong chế độ thiếu bộ nhớ, khuyên bạn tạo một vùng trao đổi tương đối lớn (64-128MB). Vùng trao đổi này sẽ được dùng như là bộ nhớ ảo thì tăng số lượng bộ nhớ sẵn sàng cho hệ thống. Bộ cài đặt sẽ kích hoạt vùng trao đổi càng sớm càng có thể trong tiến trình cài đặt. Ghi chú rằng cách sử dụng vùng trao đổi nặng sẽ giảm hiệu suất của hệ thống và có thể đưa tới hoạt động đĩa cao. Bất chấp những biện pháp này, vẫn còn có thể gặp hệ thống đông đặc, lỗi bất thường hay tiến trình bị giết bởi hạt nhân do hệ thống hết bộ nhớ (kết quả là thông điệp "Hết bộ nhớ" trên VT4 và trong bản ghi hệ thống). Chẳng hạn, người dùng đã thông báo rằng việc tạo một hệ thống tập tin dạng ext3 lớn bị lỗi trong chế độ thiếu bộ nhớ khi không có đủ sức chứa trao đổi. Nếu vùng trao đổi lớn hơn không quyết định vấn đề này, hãy thử tạo hệ thống tập tin dạng ext2 (thành phần chủ yếu của bộ cài đặt) thay thế. Vẫn có thể thay đổi phân vùng ext2 sang ext3 sa khi cài đặt. Có thể ép buộc trình cài đặt dùng mức bộ nhớ lowmem cao hơn mức dựa vào bộ nhớ còn rảnh, bằng cách dùng tham số khởi động "lowmem" như được diễn tả trong Phần 5.3.1, "Tham số trình cài đặt Debian". 6.3.1.2. Đặt tùy chọn địa phương hoá Trong phần lớn trường hợp, trước tiên bạn sẽ được nhắc chọn các tùy chọn địa phương hoá cần dùng trong cả hai tiến trình cài đặt và hệ thống được cài đặt. Những tùy chọn địa phương hoá là ngôn ngữ, nơi ở và miền địa phương. Ngôn ngữ bạn chọn sẽ được dùng trong phần còn lại của tiến trình cài đặt, miễn là có sẵn bản dịch của các hộp thoại khác nhau. Nếu chưa có bản dịch sang ngôn ngữ đã chọn, trình cài đặt sẽ trở về ngôn ngữ mặc định: tiếng Anh. Vị trí địa lý (trong phần lớn các trường hợp là một quốc gia) sẽ được dùng về sau trong tiến trình cài đặt để chọn múi giờ đúng và một máy nhân bản Debian thích hợp với quốc gia đó. Tổ hợp ngôn ngữ và quốc gia thì giúp quyết định miền địa phương mặc định cho hệ thống của bạn, cũng chọn bố trí bàn phím đúng. Trước tiên, bạn sẽ được nhắc chọn ngôn ngữ ưa thích. Các tên ngôn ngữ được liệt kê bằng cả tiếng Anh (bên trái) lẫn tiếng gốc (bên phải); các tên bên phải cũng được in ra bằng chữ viết đúng của ngôn ngữ đó. Danh sách đó được sắp xếp theo tên tiếng Anh. Bên trên danh sách có một tùy chọn thêm cho bạn khả năng chọn miền địa phương "C" thay cho ngôn ngữ riêng. Việc chọn miền địa phương "C" sẽ gây ra tiến trình cài đặt tiếp tục lại bằng chỉ tiếng Anh; hệ thống đã cài đặt sẽ không có khả năng hỗ trợ địa phương hoá (không có ngôn ngữ khác v.v.) vì gói locales sẽ không được cài đặt. Bước kế tiếp là chọn vị trí địa lý. Nếu bạn đã chọn một ngôn ngữ nhận ra là ngôn ngữ chính thức của nhiều quốc gia^[12], thì trình cài đặt hiển thị một danh sách chứa chỉ những quốc gia đó. Để chọn một quốc gia vẫn còn không nằm trên danh sách đó, hãy chọn mục Khác (tùy chọn cuối cùng). Trình cài đặt sẽ hiển thị danh sách các lục địa; việc chọn một lục địa riêng thì dẫn tới danh sách các quốc gia thích hợp ở lục địa đó. Nếu ngôn ngữ chỉ có một quốc gia liên quan thì một danh sách các quốc gia được hiển thị cho châu hay vùng chứa quốc gia đó, cũng có quốc gia đó được chọn làm mặc định. Hãy sử dụng cái nút Lùi để chọn quốc gia trong một châu khác. Ghi chú Quan trọng là bạn chọn quốc gia ở, vì nó quyết định múi giờ nào được cấu hình cho hệ thống được cài đặt. Nếu bạn đã chọn một tổ hợp ngôn ngữ và quốc gia cho đó không có sẵn một miền địa phương, và có nhiều miền địa phương cho ngôn ngữ đó, thì trình cài đặt cho phép bạn chọn miền địa phương nào bạn thích làm miền địa phương mặc định cho hệ thống được cài đặt^[13]. Trong các trường hợp khác, một miền địa phương mặc định sẽ được lập dựa vào ngôn ngữ và quốc gia được người dùng chọn. Bất cứ miền địa phương mặc định nào được chọn như diễn tả trong đoạn văn trước sẽ cũng sử dụng UTF-8 (Unicode) làm bảng mã ký tự. (Ghi chú : tiếng Việt yêu cầu Unicode.) Nếu bạn đang cài đặt ở mức ưu tiên Thấp thì bạn có dịp chọn thêm miền địa phương, gồm có cái gọi là miền địa phương "thừa tự"^[14], cần tạo ra cho hệ thống được cài đặt. Chọn thêm miền địa phương ở bước này thì bạn được hỏi miền địa phương nào nên làm mặc định cho hệ thống được cài đặt. 6.3.1.3. Chọn bàn phím Bàn phím thường được thiết kế để nhập các ký tự đại diện ngôn ngữ riêng. Hãy chọn một bố trí bàn phím thích hợp với bàn phím hàng ngày của bạn, hoặc chọn điều tương tự nếu không có bố trí trùng. Một khi cài đặt xong hệ thống, bạn có khả năng chọn bố trí bàn phím trong phạm vị sự chọn rộng hơn (chạy tiện ích kbd-config với tư cách người chủ, một khi cài đặt xong). Hãy di chuyển vùng tô sáng tới bố trí bàn phím đã muốn, rồi bấm phím Enter. Dùng các phím mũi tên để di chuyển vùng tô sáng -- chúng nằm tại cùng một vị trí trên mọi bố trí bàn phím ngôn ngữ quốc gia, vậy chúng không phụ thuộc vào cấu hình bàn phím. Bàn phím « đã mở rộng » ('extended') có các phím chức năng F1 đến F10 nằm bên trên. 6.3.1.4. Tìm ảnh ISO cài đặt Debian Trong tiến trình cài đặt bằng phương pháp hd-media, có thời điểm khi bạn cần phải tìm và gắn kết ảnh ISO của trình cài đặt Debian, để lấy các tập tin cài đặt còn lại. Thành phần iso-scan thực hiện chính xác công việc này. Trước tiên, thành phần iso-scan gắn kết tự động mọi thiết bị khối tin (v.d. phân vùng) chứa hệ thống tập tin đã biết, rồi tìm kiếm tính liên tục tên tập tin nào kết thúc bằng .iso (hay .ISO). Ghi chú rằng việc thử đầu tiên quét chỉ tập tin nằm trong thư mục gốc và lớp đầu của thư mục con (tức là nó tìm /cái_gì .iso và /data/cái_gì.iso, nhưng không phải /data/tmp/cái_gì.iso). Sau khi tìm ảnh ISO, thành phần iso-scan kiểm tra nội dung của nó, để quyết định nếu nó là ảnh ISO Debian hợp lệ hay không. Nếu có, thì việc đã xong, còn nếu không thì thành phần iso-scan tìm ảnh khác. Trong trường hợp việc thử tìm ảnh ISO cài đặt không phải là thành công, thành phần iso-scan sẽ hỏi nếu bạn muốn thực hiện việc tìm kiếm tường tận hơn. Việc tìm kiếm đó không phải chỉ tìm trong những thư mục lên trên: nó thật sự đi qua toàn bộ hệ thống tập tin. Nếu thành phần iso-scan không tìm được ảnh ISO cài đặt của bạn, hãy khởi động lại về hệ điều hành đã có, rồi kiểm tra xem nếu ảnh có tên đúng (kết thúc bằng .iso), nếu nó nằm trong hệ thống tập tin do debian-installer chấp nhận, và nếu nó bị hỏng (thẩm tra tổng kiểm checksum). Người dùng UNIX kinh nghiệm có thể làm như thế, không cần khởi động lại, bằng bàn giao tiếp thứ hai. 6.3.1.5. Cấu hình mạng Khi bạn vào bước này, nếu trình cài đặt phát hiện nhiều thiết bị mạng trong máy tính, nó sẽ nhắc bạn chọn thiết bị nào là giao diện mạng chính, tức là điều bạn muốn sử dụng để cài đặt. Các giao diện khác sẽ không được cấu hình vào lúc đó. Bạn có khả năng cấu hình giao diện thêm một khi cài đặt xong; xem trang hướng dẫn « man » interfaces(5). Mặc định là debian-installer thử tự động cấu hình mạng của máy tính bằng DHCP. Việc thăm dò DHCP là thành công thì bạn đã làm xong. Thăm dò bị lỗi có thể được gây ra bởi nhiều nhân tố khác nhau, từ cáp mạng chưa cắm phít được, đến thiết lập DHCP cấu hình sai. Hoặc có lẽ bạn chưa có trình phục vụ DHCP chạy trên mạng cục bộ. Để tìm biết nguyên nhân, hãy kiểm tra xem các thông điệp lỗi trên bàn giao tiếp thứ tư. Trong bất kỳ trường hợp nào, bạn sẽ được hỏi nếu bạn muốn thử lại hoặc tự thiết lập. Trình phục vụ DHCP đôi khi đáp ứng rất chậm, vậy nếu bạn có chắc là mọi thứ ổn, hãy thử lại. Lần lượt, tiến trình tự thiết lập mạng sẽ hỏi bạn một số câu về mạng, đặc biệt về địa chỉ IP, mặt nạ mạng (netmask), cổng ra (gateway), các địa chỉ máy phục vụ tên, và tên máy. Hơn nữa, nếu bạn có giao diện mạng vô tuyến, nó sẽ nhắc bạn nhập ESSID vô tuyến và khoá WEP. Hãy điền vào các trả lời từ Phần 3.3, "Thông tin cần thiết". Ghi chú Có vài chi tiết kỹ thuật có thể hữu ích: chương trình giả sử địa chỉ IP trên mạng là giá trị VÀ theo ví trị bit (bitwise AND) của địa chỉ IP của hệ thống và mặt nạ mạng. Địa chỉ quảng bá mặc định được tính như là HOẶC theo vị trí bit (bitwise OR) của địa chỉ IP của hệ thống với sự phủ định của mặt nạ mạnh. Nó sẽ cũng đoán cổng ra của bạn. Không tìm thấy thông tin này thì dùng những giá trị mặc định đã cung cấp: nếu có thể, bạn cũng có thể sửa đổi giá trị như vậy bằng cách chỉnh sửa tập tin /etc/network/interfaces một khi hệ thống được cài đặt. 6.3.1.6. Cấu hình Đồng hồ và Múi giờ Trước tiên, trình cài đặt sẽ thử kết nối tới một máy phục vụ thời gian trên Internet (dùng giao thức thời gian NTP) để đặt đúng thời gian của hệ thống. Không thành công thì trình cài đặt giả sử ngày tháng và thời gian được lấy từ đồng hồ hệ thống khi khởi động hệ thống cài đặt là đúng. Bạn không thể tự đặt thời gian hệ thống trong khi cài đặt. Phụ thuộc vào vị trí được chọn về trước trong tiến trình cài đặt, bạn có thể xem danh sách các múi giờ thích hợp với vị trí đó đó. Nếu chỗ bạn chỉ có một múi giờ và bạn đang làm một việc cài đặt mặc định thì trình cài đặt không hỏi gì và hệ thống giả sử múi giờ đó. Trong chế độ cấp cao, hoặc khi cài đặt ở mức ưu tiên Vừa, bạn có tuỳ chọn bổ sung để chọn "Thời gian Thế giới" (UTC) làm múi giờ. Nếu (vì lý do nào) bạn muốn đặt cho hệ thống đã cài đặt một múi giờ mà không tương ứng với địa điểm đã chọn, có hai tùy chọn. 1. Tùy chọn đơn giản nhất là chỉ chọn một múi giờ khác sau khi cài đặt xong và bạn đã khởi động hệ thống mới. Câu lệnh để làm như thế là: # dpkg-reconfigure tzdata 2. Hoặc có thể đặt múi giờ ở đầu thật của tiến trình cài đặt, bằng cách gửi tham số time/zone=giá_trị khi bạn khởi chạy tiến trình cài đặt. Giá trị nên là múi giờ hợp lệ (xem /usr/share/zoneinfo) v.d. Asia/Saigon hay UTC. Đối với tiến trình tự động cài đặt, cũng có thể đặt múi giờ dùng chức năng chèn sẵn. 6.3.2. Phân vùng và chọn điểm lắp Ở thời điểm này, sau khi việc phát hiện phần cứng đã được thực hiện lần cuối cùng, debian-installer nên có khả năng đầy đủ, được tùy chỉnh thích hợp với sự cần của người dùng riêng và sẵn sàng làm việc thật. Như tên phần này ngụ ý, công việc chính của vài thành phần kế tiếp là phân vùng đĩa, tạo hệ thống tập tin, gán điểm lắp và (tùy chọn) cấu hình các tùy chọn rất liên quan đến nhau như LVM, thiết bị RAID và thiết bị đã mật mã. Nếu bạn chưa quen với công việc phân vùng, hoặc chỉ muốn biết thêm, xem Phụ lục C, Phân vùng cho Debian. Trước tiên, bạn sẽ nhận dịp phân vùng tự động hoặc toàn bộ đĩa, hoặc sức chứa còn rảnh có sẵn trên đĩa. Tiến trình này cũng được gọi như là phân vùng "đã hướng dẫn". Nếu bạn không muốn phân vùng tự động, hãy chọn mục Bằng tay trong trình đơn. 6.3.2.1. Tùy chọn phân vùng được hỗ trợ Công cụ phân vùng được dùng trong debian-installer có nhiều chức năng. Nó cho phép bạn tạo nhiều lược đồ phân vùng khác nhau, dùng các bảng phân vùng, hệ thống tập tin và thiết bị khối cấp cao khác nhau. Chính xác những tuỳ chọn sẵn sàng thì phụ thuộc vào kiến trúc, mà cũng vào các nhân tố khác. Chẳng hạn, trên hệ thống có vùng nhớ nội bộ bị hạn chế, một số tuỳ chọn nào đó có thể là không sẵn sàng. Giá trị mặc định cũng có thể biến đổi. Kiểu bảng phân vùng dùng theo mặc định có thể (v.d.) là khác cho đĩa cứng dung tích lớn sơ với đĩa cứng nhỏ. Một số tuỳ chọn nào đó chỉ có thể được thay đổi khi cài đặt ở mức ưu tiên Debconf « vừa » hoặc « thấp »; ở mức ưu tiên « cao » thì dùng giá trị mặc định thích hợp. Trình cài đặt hỗ trợ nhiều phương pháp khác nhau đối với phân vùng cấp cao và sử dụng thiết bị lưu trữ, mà trong nhiều trường hợp cũng có thể được sử dụng với nhau. ● Quản lý Khối Tin Hợp Lý (LVM) ● RAID phần mềm Hỗ trợ các lớp RAID 0, 1, 4, 5, 6, 10. ● Mật mã ● RAID ATA nối tiếp (dùng dmraid) Cũng được gọi như là "RAID giả" (fake RAID) hay "BIOS RAID". Hiện thời chỉ hỗ trợ RAID ATA nối tiếp (Serial ATA RAID) nếu khả năng hỗ trợ đó được hiệu lực khi trình cài đặt được khởi động. Có thêm thông tin trong Wiki của chúng ta. ● Đa đường dẫn (vẫn thực nghiệm) Xem Wiki của chúng ta để tìm thông tin. Hiện thời chỉ hỗ trợ chức năng đa đường dẫn nếu khả năng hỗ trợ đó được hiệu lực khi trình cài đặt được khởi động. Hỗ trợ những hệ thống tập tin theo đây. ● ext2, ext3, ext4 Hệ thống tập tin mặc định được chọn trong phần lớn các trường hợp là ext3; đối với phân vùng /boot (khởi động) thì ext2 được chọn theo mặc định khi sử dụng chức năng phân vùng đã hướng dẫn. ● jfs (không phải sẵn sàng trên mọi kiến trúc) ● xfs (không phải sẵn sàng trên mọi kiến trúc) ● reiserfs (vẫn tuỳ chọn; không sẵn sàng trên mọi kiến trúc) Hỗ trợ hệ thống tập tin Reiser không còn sẵn sàng lại theo mặc định. Khi trình cài đặt chạy ở mức ưu tiên Debconf « vừa » hay « thấp » thì cũng có thể hiệu lực nó bằng cách chọn thành phần partman-reiserfs. Chỉ hỗ trợ phiên bản 3 của hệ thống tập tin đó. ● qnx4 Mỗi phân vùng đã tồn tại sẽ được nhân ra, và có thể lập điểm gắn kết cho nó. Không thể tạo được phân vùng qnx4 mới. ● FAT16, FAT32 ● NTFS (chỉ-đọc) Đối với phân vùng NTFS đã tồn tại, cũng có thể thay đổi kích cỡ và gán điểm lắp. Không thể tạo được phân vùng NTFS mới. 6.3.2.2. Phân vùng hướng dẫn Nếu bạn chọn tiến trình phân vùng đã hướng dẫn, có lẽ bạn có ba tùy chọn nữa: tạo phân vùng một cách trực tiếp trên đĩa cứng (phương pháp truyền thống), hoặc tạo phân vùng bằng khả năng quản lý khối tin hợp lý (LVM), hoặc tạo phân vùng bằng LVM đã mật mã^[15]. Ghi chú Tùy chọn sử dụng LVM (đã mật mã) có lẽ không sẵn sàng trên mọi kiến trúc. Khi sử dụng LVM hoặc LVM đã mật mã, bộ cài đặt sẽ tạo phần lớn phân vùng bên trong cùng một phân vùng lớn; lợi ích của phương pháp này là các phân vùng bên trong phân vùng lớn này có thể được thay đổi kích cỡ hơi dễ dàng về sau. Trong trường hợp LVM đã mật mã, phân vùng lớn sẽ không có khả năng đọc nếu người dùng không có cụm từ khoá đặc biệt, thì cung cấp bảo mật thêm cho dữ liệu (riêng) của bạn. Khi sử dụng LVM đã mật mã, bộ cài đặt sẽ cũng tự động xoá đĩa bằng cách ghi dữ liệu ngẫu nhiên vào nó. Việc này cải tiến thêm bảo mật (vì nó tạo trường hợp không thể tìm biết phần đĩa nào hoạt động và đảm bảo mọi vết của bản cài đặt trước đã được xoá hoàn toàn), nhưng có thể kéo dài một lát phụ thuộc vào kích cỡ của đĩa. Ghi chú Nếu bạn chọn tiến trình phân vùng đã hướng dẫn bằng LVM hoặc LVM đã mật mã, một số thay đổi trong bảng phân vùng sẽ cần phải được ghi vào đĩa đã chọn trong khi LVM được thiết lập. Các thay đổi này có kết quả là xoá hết dữ liệu nằm trên đĩa cứng đã chọn, và bạn không thể hủy bước này. Tuy niên, bộ cài đặt sẽ nhắc bạn xác nhận các thay đổi này trước khi ghi vào đĩa. Nếu bạn chọn tiến trình phân vùng đã hướng dẫn (hoặc truyền thống hoặc bằng LVM (đã mật mã)) cho toàn bộ đĩa, trước tiên bạn sẽ được nhắc chọn đĩa bạn muốn sử dụng. Hãy kiểm tra xem tất cả các đĩa được liệt kê và, nếu bạn có vài đĩa, xem bạn đã chọn điều đúng. Thứ tự danh sách có thể khác với thứ tự bạn thường xem. Kích cỡ của đĩa có thể giúp đỡ bạn nhận diện mỗi điều. Mọi dữ liệu nằm trên đĩa bạn chọn sẽ cuối cùng bị mất hoàn toàn, nhưng bạn sẽ luôn luôn được nhắc xác nhận thay đổi nào trước khi ghi vào đĩa. Nếu bạn đã chọn phương pháp phân vùng truyền thống, bạn sẽ có khả năng hủy bước thay đổi nào đúng đến kết thúc; còn khi sử dụng LVM (đã mật mã), không có. Sau đó, bạn có khả năng chọn trong những giản đồ được liệt kê trong bảng bên dưới. Mọi giản đồ có thuận và chống, một số điều này được thảo luận trong Phụ lục C, Phân vùng cho Debian. Nếu bạn chưa chắc, hãy chọn giản đồ thứ nhất. Ghi nhớ rằng tiến trình phân vùng đã hướng dẫn cần thiết một sức chứa còn rảnh tối thiểu để thao tác. Nếu bạn không gán cho nó ít nhất khoảng 1 GB sức chứa (phụ thuộc vào giản đồ đã chọn), tiến trình phân vùng đã hướng dẫn sẽ không thành công. ┌────────────────────────────────────┬──────────┬─────────────────────────────┐ │ Bố trí phân vùng │ Chỗ tối │ Phân vùng đã tạo │ │ │ thiểu │ │ ├────────────────────────────────────┼──────────┼─────────────────────────────┤ │Mọi tập tin trên một phân vùng │600MB │/, trao đổi │ ├────────────────────────────────────┼──────────┼─────────────────────────────┤ │Phân vùng /home riêng │500MB │/, /home, trao đổi │ ├────────────────────────────────────┼──────────┼─────────────────────────────┤ │Các phân vùng /home, /usr, /var, và │1GB │/, /home, /usr, /var, /tmp, │ │/tmp riêng │ │trao đổi │ └────────────────────────────────────┴──────────┴─────────────────────────────┘ Nếu bạn chọn tiến trình phân vùng đã hướng dẫn bằng LVM (đã mật mã), trình cài đặt sẽ cũng tạo một phân vùng /boot riêng. Các phân vùng khác, bao gồm phân vùng trao đổi, sẽ được tạo bên trong phân vùng LVM. Sau khi bạn chọn bố trí, màn hình kế tiếp sẽ hiển thị bảng phân vùng mới, gồm có thông tin về trạng thái kiểu định dạng và gắn kết của mỗi phân vùng. Danh sách các phân vùng có thể hình như : IDE1 master (hda) - 6.4 GB WDC AC36400L #1 primary 16.4 MB B f ext2 /boot #2 primary 551.0 MB swap swap #3 primary 5.8 GB ntfs pri/log 8.2 MB FREE SPACE IDE1 slave (hdb) - 80.0 GB ST380021A #1 primary 15.9 MB ext3 #2 primary 996.0 MB fat16 #3 primary 3.9 GB xfs /home #5 logical 6.0 GB f ext3 / #6 logical 1.0 GB f ext3 /var #7 logical 498.8 MB ext3 #8 logical 551.5 MB swap swap #9 logical 65.8 GB ext2 [primary=chính; swap=trao đổi; FREE SPACE=sức chứa còn rảnh; logical=hợp lý (không phải vật lý)] Mẫu này hiển thị hai đĩa cứng kiểu IDE được chia ra vài phân vùng; đĩa thứ nhất có sức chứa còn rảnh. Mỗi dòng phân vùng có dạng: số hiệu phân vùng, kiểu nó, kích cỡ nó, cờ tùy chọn nào, hệ thống tập tin, điểm láp (nếu có). Ghi chú : thiết lập riêng này không thể được tạo khi dùng khả năng phân vùng đã hướng dẫn, nhưng nó có phải hiển thị trường hợp khác có thể được đạt khi tự phân vùng. Ở đây kết thúc tiến trình phân vùng đã hướng dẫn. Nếu bạn thấy bảng phân vùng đã tạo ra là ổn định, sau đó bạn có khả năng chọn mục Phân vùng xong và ghi các thay đổi vào đĩa trong trình đơn, để thực hiện bảng phân vùng mới (như được diễn tả tại cuối phần này). Còn nếu bạn chưa thỏa chí, bạn có thể chọn mục Hủy các bước thay đổi phân vùng để chay lại tiến trình phân vùng đã hướng dẫn, hoặc sửa đổi các thay đổi đã đề nghị (như được diễn tả bên dưới) cho việc tự phân vùng. 6.3.2.3. Phân vùng bằng tay Một màn hình tương tự với điều được hiển thị đúng trên đây sẽ được hiển thị nếu bạn chọn tự phân vùng, trừ là bảng phân vùng đã có sẽ được diễn tả, không có điểm lắp. Phần còn lại của tiết đoạn này sẽ diễn tả cách tự thiết lập bảng phân vùng và cách sử dụng phân vùng cho hệ thống Debian mới. Nếu bạn chọn một đĩa rỗng không có phân vùng, cũng không có sức chứa rảnh, bạn sẽ được nhắc tạo một bảng phân vùng mới (cần thiết để tạo phân vùng mới). Sau đó, một dòng mới tên "CHỖ RỖNG" nên xuất hiện trong bảng, bên dưới tên đĩa đã chọn. Nếu bạn chọn một phần sức chứa còn rảnh, bạn sẽ có dịp tạo một phân vùng mới. Tiến trình sẽ hỏi vài câu về kích cỡ, kiểu (chính hay hợp lý) và vị trí (đầu hay cuối của sức chứa còn rảnh) của phân vùng mới này. Sau đó, bạn sẽ xem toàn cảnh chi tiết về phân vùng mới. Thiết lập chính là Dùng làm:, mà quyết định nếu phân vùng sẽ chứa hệ thống tập tin, được dùng như là vùng trao đổi, RAID phần mềm, LVM, hệ thống tập tin đã mật mã, hoặc không được dùng bằng cách nào cả. Các thiết lập khác gồm điểm lắp, các tùy chọn lắp, cờ khả năng khởi động; những thiết lập được hiển thị phụ thuộc vào mục đích của phân vùng. Nếu bạn không thích những giá trị mặc định định sẵn, chỉnh sửa nhé. Chẳng hạn, bằng cách chọn tùy chọn Dùng làm:, bạn có khả năng chọn hệ thống tập tin khác cho phân vùng này, gồm tùy chọn dùng phân vùng cho vùng trao đổi, RAID phần mềm, LVM, hoặc không dùng nó bằng cách nào cả. Một tính năng đẹp khác là khả năng sao chép dữ liệu từ phân vùng tồn tại sang điều mới. Khi phân vùng mới ổn thỏa, hãy chọn Phân vùng đã được thiết lập rồi tiến trình sẽ trở về màn hình chính của partman . Muốn sửa đổi phân vùng này thì đơn giản hãy chọn phân vùng, việc đó hiển thị trình đơn cấu hình phân vùng. Đây là cùng một màn hình với điều cho khả năng tạo phân vùng mới, vì thế bạn có thể sửa đổi cùng những tùy chọn. Bạn cũng có khả năng thay đổi kích cỡ của phân vùng bằng cách chọn mục hiển thị kích cỡ phân vùng. Những hệ thống tập tin được biết là hoạt động được trong trường hợp này là ít nhất fat16, fat32, ext2, ext3 và vùng trao đổi. Trình đơn này cũng cho bạn có khả năng xoá phân vùng. Hãy kiểm tra xem bạn đã tạo ít nhất hai phân vùng: một điều cho hệ thống tập tin gốc (mà phải được gắn kết như là /) và điều khác cho bộ nhớ trao đổi. Nếu bạn quên gắn kết hệ thống tập tin gốc, chương trình partman sẽ không cho phép bạn tiếp tục, cho đến khi bạn sửa trường hợp này. Các khả năng của chương trình partman có thể được kéo dài bằng mô-đun cài đặt, phụ thuộc vào kiến trúc của hệ thống bạn. Vì vậy nếu bạn không thể xem mọi tính năng đã diễn tả, hãy kiểm tra xem nếu bạn đã tải mọi mô-đun cần thiết chưa (v.d. partman-ext3, partman-xfs, hay partman-lvm). Sau khi bạn thấy trường hợp phân vùng là ổn thỏa, hãy chọn Phân vùng xong và ghi các thay đổi vào đĩa trong trình đơn phân vùng. Bạn sẽ xem bản tóm tắt các thay đổi trên đĩa, và được nhắc xác nhận các hệ thống tập tin nên được tạo như được yêu cầu. 6.3.2.4. Cấu hình thiết bị đa đĩa (RAID phần mềm) Có nhiều đĩa cứng^[16] trong máy tính thì bạn có thể sử dụng công cụ mdcfg để thiết lập các ổ đĩa bằng một cách tăng hiệu suất và/hay tăng tính đáng tin cậy của dữ liệu. Kết quả được gọi là Thiết bị Đa Đĩa (hoặc theo biến thể nổi tiếng nhất RAID phần mềm). Thiết bị đa đĩa là cơ bản một bộ phân vùng nằm trên nhiều đĩa khác nhau, được kết hợp với nhau để tạo một thiết bị hợp lý. Vì vậy thiết bị này có thể được dùng như một phân vùng chuẩn (tức là trong chương trình partman bạn có thể định dạng nó, gán điểm lắp v.v.). Lợi ích kết quả cũng phụ thuộc vào loại thiết bị MD được tạo. Hiện thời hỗ trợ những loại MD: RAID0 Mục đích chính là tăng hiệu suất. RAID0 chia tách tất cả các dữ liệu gửi đến ra các lát khác nhau, và phân phối chúng một cách đều đặn trên mỗi đĩa trong mảng đó. Bố trí này có thể tăng tốc độ của thao tác đọc/ghi, nhưng mà nếu chỉ một đĩa thất bại thì bạn mất tất cả (một phần thông tin vẫn còn nằm trên các đĩa đang hoạt động, phần khác đã nằm trên đĩa chết). Bình thường RAID0 dùng làm một phân vùng để chỉnh sửa ảnh động (một thao tác cần rất nhiều tài nguyên). RAID1 RAID1 thích hợp với thiết lập quan tâm chính với sự đáng tin cậy. Nó bao gồm vài (thường là hai) phân vùng kích cỡ đều mà mỗi phiên bản chứa chính xác cùng một tập hợp dữ liệu. Về cơ bản có ba kết quả. Đầu tiên, nếu một đĩa thất bại, bạn vẫn còn có dữ liệu trùng trên đĩa còn lại. Thứ hai, bạn chỉ có thể sử dụng một phần của khả năng thật (chính xác hơn, phần này là kích cỡ của phiên bản nhỏ nhất trong RAID đó). Thứ ba, các thao tác đọc tập tin được cân bằng theo trọng tải qua các đĩa, mà có thể tăng hiệu suất trên một máy phục vụ (v.d. máy phục vụ tập tin) mà thường phải thực hiện nhiều thao tác đọc đĩa hơn ghi. Tuỳ chọn bạn cũng có thể gán một đĩa bổ sung trong mảng, để thay thế đĩa chết trong trường hợp đó. RAID5 RAID5 thoả hiệp hữu ích tốc độ, sự đáng tin cậy và sự thừa dư dữ liệu. Mảng kiểu này chia tách tất cả các dữ liệu gửi đến ra các lát, và phân phối chúng một cách đều đặn trên tất cả trừ một đĩa ra (tương tự với RAID0). Khác với RAID0, mảng RAID5 cũng tính thông tin tính chẵn lẻ, mà được ghi vào đĩa còn lại. Đĩa chẵn lẻ không phải tĩnh (có thì được gọi là RAID4), nhưng biến đổi định kỳ, để thông tin tính chẵn lẻ được phân phối đều đặn trên tất cả các đĩa. Nếu một đĩa thất bại, phần thông tin còn thiếu vẫn có thể được tính từ dữ liệu còn lại và tính chẵn lẻ của nó. Mảng RAID5 phải bao gồm ít nhất ba phân vùng hoạt động. Tuỳ chọn bạn có thể gán một đĩa bổ sung trong mảng, để thay thế đĩa chết trong trường hợp đó. Như bạn thấy ở đây, mảng RAID5 có mức tin cậy tương tự với RAID1, còn làm ít sự thừa dư hơn. Mặt khác, so với RAID0 nó có thể chạy chậm hơn một ít khi ghi dữ liệu, do tính thông tin chẵn lẻ. RAID6 Mảng RAID6 tương tự với RAID5 trừ nó sử dụng hai thiết bị chẵn lẻ thay cho một. Một mảng RAID6 có khả năng phục hồi sau khi hai đĩa thất bại. RAID10 Mảng RAID10 kết hợp chức năng chia dữ liệu ra các lát (như RAID0) và bảo tồn dữ liệu trùng (như RAID1). Nó tạo n bản sao của dữ liệu gửi đến, và phân phối chúng qua các phân vùng khác nhau để mỗi thiết bị chứa nhiều nhất một bản sao. Giá trị mặc định của n là 2, nhưng nó có thể được đặt thành một số khác trong chế độ cấp cao. Số các phiên bản được dùng phải là ít nhất n. Mảng RAID10 có vài bố trí khác nhau để phân phối các bản sao dữ liệu. Mặc định là các bản sao ở gần. Bố trí các bản sao ở gần thì phân phối tất cả các bản sao theo khoảng cùng một hiệu số trên mọi đĩa. Bố trí các bản sao ở xa thì phân phối tất cả các bản sao theo hiệu số khác nhau trên mọi đĩa. Bản sao ở hiệu số chỉ sao chép lát dữ liệu, không phải bản sao riêng. Mảng RAID10 có thể được dùng để gây ra sự đáng tin cậy và sự thừa dư mà không cần tính chẵn lẻ. Để tóm tắt: ┌──────┬────────┬────────┬──────────────────┬─────────────────────────────────┐ │ │Thiết bị│Thiết bị│Vẫn còn hoạt động │ │ │ Kiểu │ tối │phụ tùng│ sau khi đĩa thất │ Chỗ sẵn sàng │ │ │ thiểu │ │ bại ? │ │ ├──────┼────────┼────────┼──────────────────┼─────────────────────────────────┤ │RAID0 │2 │không │không │Kích cỡ của phân vùng nhỏ nhất │ │ │ │ │ │được nhân số thiết bị trong RAID │ ├──────┼────────┼────────┼──────────────────┼─────────────────────────────────┤ │RAID1 │2 │tùy chọn│có │Kích cỡ của phân vùng nhỏ nhất │ │ │ │ │ │trong RAID │ ├──────┼────────┼────────┼──────────────────┼─────────────────────────────────┤ │ │ │ │ │Kích cỡ của phân vùng nhỏ nhất │ │RAID5 │3 │tùy chọn│có │nhận lên (số thiết bị trong RAID │ │ │ │ │ │trừ một) │ ├──────┼────────┼────────┼──────────────────┼─────────────────────────────────┤ │ │ │ │ │Kích cỡ của phân vùng nhỏ nhất │ │RAID6 │4 │tùy chọn│có │nhận lên (số thiết bị trong RAID │ │ │ │ │ │trừ hai) │ ├──────┼────────┼────────┼──────────────────┼─────────────────────────────────┤ │ │ │ │ │Tổng số các phiên bản chia cho số│ │RAID10│2 │tùy chọn│có │các bản sao đoạn (mặc định là │ │ │ │ │ │hai) │ └──────┴────────┴────────┴──────────────────┴─────────────────────────────────┘ Muốn biết thêm về RAID kiểu phần mềm, hãy xem tài liệu RAID phần mềm Thế Nào Software RAID HOWTO. Để tạo một thiết bị đa đĩa, bạn cần phải chuẩn bị bằng cách đánh dấu các phân vùng đã muốn. (Làm như thế trong trình partman, trong trình đơn Thiết lập phân vùng nơi bạn nên chọn mục Dùng làm: → khối tin vật lý cho RAID.) Ghi chú Hãy kiểm tra lại hệ thống có thể khởi động được với lược đồ phân vùng bạn định dùng. Nói chung, cần thiết tạo một hệ thống tập tin riêng cho /boot khi dùng RAID cho hệ thống tập tin gốc (/). Phần lớn bộ nạp và khởi động (gồm có lilo và grub) có phải hỗ trợ RAID1 phản ánh (không phải đánh sọc !), vì thế cũng có thể dùng (v.d.) RAID5 cho/ và RAID1 cho /boot. Cảnh báo Khả năng hỗ trợ thiết bị đa đĩa vừa được thêm vào trình cài đặt. Có lẽ bạn sẽ gặp vấn đề với một số lớp RAID và cùng với một số bộ nạp khởi động nếu bạn cố gắng sử dụng thiết bị đa đĩa là hệ thống tập tin gốc (/). Có lẽ người dùng giàu kinh nghiệm có khả năng chỉnh sửa một số vấn đề như thế bằng cách tự thực hiện một số bước cấu hình hay cài đặt trong trình bao. Sau đó, bạn nên chọn mục Cấu hình RAID phần mềm trong trình đơn partman chính. (Trình đơn này sẽ xuất hiện chỉ sau khi bạn đánh dấu ít nhất một phân vùng sẽ được dùng là khối tin vật lý cho RAID.) Trên màn hình thứ nhất của tiện ích mdcfg, đơn giản hãy chọn mục Tạo thiết bị đa đĩa (MD). Bạn sẽ xem danh sách các thiết bị đa đĩa được hỗ trợ, trong đó bạn nên chọn một thiết bị (v.d. RAID1). Kết quả phụ thuộc vào kiểu thiết bị đa đĩa bạn đã chọn. ● RAID0 là đơn giản -- bạn sẽ xem danh sách các phân vùng RAID sẵn sàng, và công việc duy nhất của bạn là việc chọn những phân vùng sẽ tạo thành thiết bị đa đĩa. ● RAID1 phức tạp hơn một chút. Trước tiên, bạn sẽ được nhắc nhập số các thiết bị hoạt động và số các thiết bị bổ sung sẽ cộng lại để làm thiết bị đa đĩa (MD). Sau đó, trong danh sách các phân vùng RAID sẵn sàng, bạn cần phải chọn những phân vùng nên hoạt động, và những phân vùng là phụ tùng. Số đếm phân vùng đã chọn phải bằng với số được cung cấp về trước vài giây. Đừng lo lăng: nếu bạn làm lỗi, chọn số phân vùng khác, debian-installer không cho phép bạn tiếp tục cho đến khi bạn sửa vấn đề. ● RAID5 có thủ tục thiết lập tương tự với RAID1, trừ bạn cần phải sử dụng ít nhất ba phân vùng hoạt động. ● RAID6 có thủ tục thiết lập tương tự với RAID1, trừ bạn cần thiết ít nhất bốn phân vùng hoạt động. ● RAID10 lại có thủ tục thiết lập tương tự với RAID1 trừ trong chế độ cấp cao. Trong chế độ cấp cao, debian-installer sẽ nhắc bạn tạo bố trí. Bố trí có hai phần khác nhau. Phần trước là kiểu bố trí: n (sao chép ở gần), hay f (bản sao ở xa), hay o (sao chép theo hiệu số). Phần sau là số các bản sao dữ liệu cần làm. Số này không thể vượt quá số các thiết bị hoạt động, để phân phối mỗi bản sao trên một đĩa riêng. Rất có thể sử dụng đồng thời vài kiểu thiết bị đa đĩa (MD). Chẳng hạn, nếu bạn có ba đĩa cứng 200 GB cả dành cho thiết bị đa đĩa, mỗi đĩa chứa hai phân vùng 100 GB, trong trường hợp này bạn có khả năng kết hợp phân vùng thứ nhất trên cả ba đĩa cứng để tạo RAID0 (phân vùng soạn thảo ảnh động 300 GB nhanh) và sử dụng ba phân vùng khác (2 hoạt động và 1 phụ tùng) như là RAID1 (phân vùng 100 GB hơi đáng tin cậy cho /home). Sau khi bạn thiết lập được các thiết bị đa đĩa, bạn có thể Kết thúc tiện ích mdcfg để lùi lại về trình partman, để tạo hệ thống tập tin trên các thiết bị đa đĩa mới, và gán cho chúng những thuộc tính thường như điểm lắp. 6.3.2.5. Cấu hình Bộ Quản lý Khối Tin Hợp Lý (LVM) Nếu bạn làm việc với máy tính tại lớp quản trị hệ thống hay người dùng "cấp cao", chắc là bạn đã xem trường hợp mà phân vùng nào (thường điều quan trọng nhất) không có đủ sức chứa còn rảnh, còn phân vùng khác nào được dùng rất ít, nên bạn phải quản lý trường hợp đó bằng cách di chuyển các thứ, tạo liên kết tượng trưng v.v. Để tránh trường hợp như vậy, bạn có thể sử dụng Bộ Quản Lý Khối Tin Hợp Lý (LVM). Nói đơn giản, bằng LVM bạn có thể kết hợp các phân vùng (khối tin vật lý trong thuật ngữ LVM) để tạo một đĩa ảo (được gọi như là nhóm khối tin), mà do đó có thể được chia cho nhiều phân vùng ảo (khối tin hợp lý). Điểm có ích là khối tin hợp lý (và các nhóm khối tin cơ sở) có thể chiều dài qua vài đĩa vật lý. Như thế thì khi bạn thấy biết cần thiết sức chứa thêm cho phân vùng /home 160GB cũ, bạn có thể thêm đơn giản một đĩa 300GB mới vào máy tính, nối lại nó với nhóm khối tin tồn tại, rồi thay đổi kích cỡ của khối tin hợp lý chứa hệ thống tập tin /home và thì đấy -- các người dùng lại có chỗ còn rảnh trên phân vùng 460GB đã gia hạn. (Mẫu này là hơi đơn giản.) Có thông tin chi tiết trong tài liệu LVM Thế Nào LVM HOWTO. Tiến trình thiết lập LVM trong debian-installer là hơi đơn giản, hoàn toàn được hỗ trợ bên trong partman. Đầu tiên, bạn cần phải đánh dấu (những) phân vùng cần dùng như là khối tin vật lý cho LVM.. (Làm như thế trong trình đơn Thiết lập phân vùng nơi bạn nên chọn mục Dùng làm: → khối tin vật lý cho LVM.) Khi bạn trở về màn hình partman chính, bạn sẽ xem một tùy chọn mới Cấu hình Bộ Quản lý Khốí tin Hợp lý. Khi bạn chọn mục đó, tiến trình sẽ nhắc bạn xác nhận thay đổi nào sắp làm trong bảng phân vùng, sau đó sẽ hiển thị trình đơn cấu hình LVM. Bên trên trình đơn có hiển thị một bản tóm tắt cấu hình LVM. Trình đơn chính nó tùy thuộc ngữ cảnh, chỉ hiển thị những hành động hợp lệ. Những hành động có thể là: ● Hiển thị chi tiết cấu hình: hiển thị cấu trúc thiết bị LVM, các tên và kích cỡ của khối tin hợp lý, v.v. ● Tạo nhóm khối tin ● Tạo khối tin hợp lệ ● Xóa nhóm khối tin ● Xóa khối tin hợp lệ ● Kéo dài nhóm khối tin ● Giảm nhóm khối tin ● Kết thúc: trở về màn hình partman chính Hãy sử dụng những tùy chọn trong trình đơn đó để tạo một nhóm khối tin, rồi tạo các khối tin hợp lý bên trong nó. Sau khi bạn lùi lại về màn hình partman chính, khối tin hợp lý đã tạo nào sẽ được hiển thị đúng như phân vùng chuẩn (bạn cũng nên thao tác nó như vậy). 6.3.2.6. Cấu hình khối tin được mật mã debian-installer cho bạn khả năng thiết lập khối tin được mật mã. Mỗi tập tin bạn ghi vào phân vùng như vậy được lưu mật mã ngay vào thiết bị đó. Chỉ người dùng nhập cụm từ mật khẩu được nhập để tạo phân vùng gốc có quyền truy cập dữ liệu đã mật mã trên nó. Tính năng này bảo vệ dữ liệu nhạy cảm, trong trường hợp máy tính xách tay hay đĩa cứng bị mất cắp. Kẻ trộm có thể truy cập đĩa cứng một cách vật lý, nhưng mà nếu ta không biết cụm từ mật khẩu đúng, dữ liệu nằm trên đĩa cứng sẽ hình như ký tự ngẫu nhiên thôi. Hai phân vùng quan trọng nhất cần mật mã là phân vùng chính (chứa dữ liệu riêng của bạn) và phiên bản trao đổi (có thể chứa dữ liệu nhạy cảm trong khi thao tác). Tất nhiên, bạn cũng có thể mật mã phân vùng khác. Chẳng hạn, /var (nơi trình phục vụ co sở dữ liệu, thư tín và in ấn cất giữ dữ liệu) hay /tmp (do chương trình khác nhau dùng để cất giữ tập tin tạm thời có thể hấp dẫn). Một số người riêng có thể muốn mật mã toàn bộ hệ thống. Ngoại lệ duy nhất là phân vùng /boot (khởi động) mà phải còn lại không được mật mã, vì hiện thời không có khả năng tải hạt nhân từ phân vùng được mật mã. Ghi chú Ghi chú rằng phân vùng được mật mã có hiệu suất ít hơn phân vùng không mật mã, vì dữ liệu cần phải được giải mật mã hay mật mã trong mỗi việc đọc hay ghi. Tác động hiệu suất phụ thuộc vào tốc độ của CPU, kiểu mật mã và độ dài của khoá. Để sử dụng khả năng mật mã, bạn cần phải tạo một phân vùng mới bằng cách chọn một phần sức chứa còn rảnh trong trình đơn phân vùng chính. Hoặc có thể chọn một phân vùng tồn tại (v.d. một phân vùng chuẩn, một khối tin hợp lý LVM hay một khối tin RAID). Trong trình đơn Thiết lập phân vùng, bạn cần chọn mục khối tin vật lý cho sự mật mã tại tùy chọn Dùng làm:. Trình đơn lúc đó thay đổi để hiển thị vài tùy chọn mật mã cho phân vùng đó. debian-installer hỗ trợ vài phương pháp mật mã. Phương pháp mặc định là dm-crypt (được gồm trong hạt nhân Linux mới hơn, có khả năng hỗ trợ khối tin vật lý LVM); phương pháp khác là loop-AES (cũ hơn, được bảo tồn riêng với cây hạt nhân Linux). Khuyên bạn dùng phương pháp mặc định, nếu bạn không bắt buộc phải làm khác. Trước tiên, hãy thấy những tùy chọn sẵn sàng khi bạn chọn Device-mapper (dm-crypt) là phương pháp mật mã. Lúc nào cũng dùng mặc định, khi bạn chưa chắc, vì mỗi giá trị mặc định đã được chọn cẩn thận tùy theo bảo mật. Mật mã: aes Tùy chọn này cho bạn khả năng chọn thuật toán mật mã (cipher) sẽ được dùng để mật mã dữ liệu nằm trên phân vùng đó. debian-installer hiện thời hỗ trợ những thuật toán mật mã khối này: aes, blowfish, serpent, twofish. Khả năng của mỗi thuật toán ở ngoại phạm vị của tài liệu này, nhưng mà thông tin có thê giúp đỡ bạn quyết định là trong năm 2000, AES được chọn bởi Viện Tiêu Chuẩn và Kỹ Thuật Quốc Gia Mỹ (American National Institute of Standards and Technology) là thuật toán mật mã tiêu chuẩn để bảo vệ thông tin nhạy cảm trong thế kỷ thứ hai mươi mốt. Dài khoá:256 Ở đây bạn có khả năng xác định độ dài của khoá mật mã. Khoá dài hơn thường mật mã mạnh hơn. Mặt khác, khoá dài hơn thường cũng giảm hiệu suất. Những độ dài khoá sẵn sàng phụ thuộc vào thuật toán mật mã. Thuật toán IV: cbc-essiv:sha256 Thuật toán Véc-tơ sở khởi hay IV được dùng khi mật mã để đảm bảo việc áp dụng thuật toán cho cùng một đoạn thô với cùng một khoá sẽ luôn luôn tạo đoạn mật mã duy nhất. Mục đích là chặn người tấn công suy luận thông tin nào ra mẫu xảy ra nhiều lần trong dữ liệu đã mật mã. Trong những xen kẽ được cung cấp, cbc-essiv:sha256 hiện thời khó nhất bị tấn công bằng cách được biết. Hãy dùng xen kẽ khác chỉ khi bạn cần phải chắc là tương thích với hệ thống được cài đặt trước mà không có khả năng dùng thuật toán mới hơn. Khoá mật mã: Cụm từ mật khẩu Ở đây bạn có thể chọn kiểu khoá mật mã cho phân vùng này. Cụm từ mật khẩu Khoá mật mã sẽ được tính^[17] dựa vào cụm từ mật khẩu bạn có thể nhập vào lúc sau trong tiến trình. Khoá ngẫu nhiên Một khoá mật mã mới sẽ được tạo ra từ dữ liệu ngẫu nhiên khi nào bạn thử lắp phân vùng được mật mã. Tức là khi nào tắt máy tính, nội dung của phân vùng này sẽ bị mất khi khoá bị xoá bỏ ra bộ nhớ. (Tất nhiên, bạn có thể thử đoán khoá đó, dùng chương trình đoán, sự tấn công sức mạnh vũ phu, nhưng mà nếu thuật toán mật mã không có sở đoản chưa được biết, sự tấn công kiểu này không thể thành công trong đời sống của bạn.) Khoá ngẫu nhiên có ích đối với phân vùng trao đổi, vì bạn không cần nhớ cụm từ mật khẩu hoặc nhớ xoá sạch thông tin nhạy cảm ra phân vùng trao đổi trước khi tắt máy tính. Tuy nhiên, bạn sẽ cũng không có khả năng dùng chức năng "ngưng đến đĩa" (suspend-to-disk) do hạt nhân Linux mới hơn cung cấp, vì không thể phục hồi dữ liệu được ngưng đã được ghi vào phân vùng trao đổi, khi khởi động lại. Xoá bỏ dữ liệu : có Quyết định nếu nội dung của phân vùng này nên được ghi đè bằng dữ liệu ngẫu nhiên trước khi thiết lập mật mã. Khuyên bạn dùng tính năng này, nếu không thì người tấn công có thể tím biết phần nào của phân vùng đang được dùng hay không. Hơn nữa, tính năng này làm cho khó hơn việc phục hồi dữ liệu còn lại của bản cài đặt trước.^[18]. Nếu bạn chọn mục Encryption method: → Vòng lặp (loop-AES), trình đơn thay đổi để cung cấp những tùy chọn này: Mật mã: AES256 Đối với loop-AES, không giống như dm-crypt, kết hợp những tùy chọn về thuật toán mật mã và độ dài khoá, cho phép bạn chọn cả hai điều cùng lúc. Để tìm thông tin thêm, xem những tiết đoạn bên trên diễn tả thuật toán mật mã và độ dài khoá. Khoá mật mã: Tập tin khoá (GnuPG) Ở đây bạn có thể chọn kiểu mật mã cho phân vùng này. Tập tin khoá (GnuPG) Khoá mật mã sẽ được tạo ra từ dữ liệu ngẫu nhiên trong khi cài đặt. Hơn nữa, khoá này sẽ do GnuPG mật mã, vậy để sử dụng nó, bạn cần phải nhập cụm từ mật khẩu đúng (bạn sẽ được nhắc cung cấp một điều vào lúc sau trong tiến trình). Khoá ngẫu nhiên Xem phần bên trên diễn tả khoá ngẫu nhiên. Xoá bỏ dữ liệu : có Xem tiết đoạn bên trên diễn tả cách xoá sạch dữ liệu. Sau khi bạn chọn những tham số thích hợp với những phân vùng đã mật mã, hãy trở về trình đơn phân vùng chính. Lúc đó, nên có một mục trình đơn mới: Cấu hình khối tin đã mật mã. Sau khi chọn nó, bạn sẽ được nhắc xác nhận việc xoá bỏ dữ liệu nằm trên phân vùng nào được đánh dấu để bị xoá sạch, cũng có lẽ một số hành động khác, như việc ghi một bảng phân vùng mới. Đối với phân vùng lớn, có thể kéo dài một lát. Sau đó, bạn sẽ được nhắc nhập một cụm từ mật khẩu cho phân vùng nào được cấu hình để sử dụng nó. Cụm từ mật khẩu tốt: ● có độ dài hơn 8 ký tự (dài hơn là mạnh hơn) ● phối hợp với nhau cả chữ hoa/thường, chữ số và ký tự khác ● không chứa từ nào nằm trong từ điển, hay từ nào liên quan dễ đến bạn (v.d. ngày sinh, sở thích, tên của gia đình hay bạn bè): không chứa từ nào chương trình có thể tìm kiếm hoặc người khác có thể đoán. Cảnh báo Trước khi nhập cụm từ mật khẩu nào, bạn nên chắc là bàn phím được cấu hình đúng, để tạo ra những ký tự thích hợp. Nếu chưa chắc, bạn có thể chuyển đổi sang bàn giao tiếp ảo thứ hai, rồi gõ một số chữ tại dấu nhắc. Sự thử ra này đảm bảo bạn sẽ không bị ngạc nhiên sau này, chẳng hạn bằng cách thử nhập cụm từ mật khẩu bằng bố trí bàn phím tiếng Việt, khi bạn đã sử dụng bố trí tiếng Anh (hay bố trí tiếng Việt khác) để nhập cụm từ mật khẩu gốc trong khi cài đặt. Có lẽ bạn đã chuyển đổi sang bố trí khác vào lúc nào trong tiến trình cài đặt, hoặc bố trí thường dùng chưa được thiết lập khi bạn nhập cụm từ mật khẩu cho hệ thống tập tin gốc. Khuyên bạn luôn luôn kiểm tra xem bố trí bàn phím nào được dùng, trước khi nhập mật khẩu kiểu nào. Nếu bạn đã chọn dùng phương pháp khác với cụm từ mật khẩu để tạo những khoá mật mã, chúng sẽ được tạo ra vào lúc này. Vì hạt nhân có lẽ chưa tập hợp đủ dữ liệu ngẫu nhiên trong giai đoạn cài đặt sớm này, tiến trình này có thể mất nhiều thời gian. Bạn có thể tăng tốc độ bằng cách tạo ra dữ liệu ngẫu nhiên: v.d. bấm phím ngẫu nhiên, hoặc chuyển đổi sang trình bao trên bàn giao tiếp ảo thứ nhất rồi tạo ra giao thông trên mạng và đĩa (tải về tập tin, nạp tập tin lớn vào / dev/null). Tiến trình này được lặp lại cho mỗi phân vùng cần mật mã. Sau khi trở về trình đơn phân vùng chính, bạn se xem mọi khối tin đã mật mã như là phân vùng thêm có thể được cấu hình bằng cùng một cách với phân vùng chuẩn. Mẫu theo đây hiển thị hai khối tin khác nhau : điều thứ nhất được mật mã bằng dm-crypt, điều thứ hai bằng loop-AES. Encrypted volume (sda2_crypt) - 115.1 GB Linux device-mapper #1 115.1 GB F ext3 Loopback (loop0) - 515.2 MB AES256 keyfile #1 515.2 MB F ext3 Bay giờ là giải đoạn gán điểm lắp cho mỗi khối tin, và tùy chọn thay đổi các kiểu hệ thống nếu giá trị mặc định chưa thích hợp. Hãy lưu ý đến những chuỗi nhận diện trong cặp ngoặc đơn (sda2_crypt và loop0 trong trường hợp này) và điểm gắn kết bạn đã gán cho mỗi khối tin mật mã. Thông tin này cần thiết về sau khi khởi động hệ thống mới. Các sự khác giữa quá trình khởi động tiêu chuẩn và quá trình khởi động cũng mật mã sẽ được giải thích trong Phần 7.2, "Gắn kết khối tin đã mật mã". Một khi bạn thấy sơ đồ phân vùng là ổn thoả, hãy tiếp tục cài đặt. 6.3.3. Cài đặt Hệ thống Cơ bản Mặc dù giai đoạn này là đơn giản nhất, nó chiếm một phần đáng kể của tiến trình cài đặt vì nó tải về, thẩm tra và giải nén toàn bộ hệ thống cơ bản. Nếu máy tính hay sự kết nối mạng của bạn có chạy chậm, giai đoạn này có thể kéo dài một lát. Trong khi cài đặt hệ thống cơ bản, các thông điệp về cách giải nén gói và thiết lập được chuyển tiếp tới thiết bị cuối tty4. Có thể truy cập nó bằng cách bấm tổ hợp phím Alt trái+F4, và lùi lại về tiến trình cài đặt chính bằng Alt trái+ F1. Các thông điệp kiểu giải nén/thiết lập được tạo ra trong giải đoạn này cũng được lưu vào bản ghi hệ thống /var/log/syslog. Bạn vẫn có khả năng kiểm tra những thông điệp ở đó nếu tiến trình cài đặt được chạy qua bàn giao tiếp nối tiếp. Trong khi cài đặt cơ bản, một hạt nhân Linux sẽ được cài đặt. Tại ưu tiên mặc định, trình cài đặt sẽ chọn cho bạn hạt nhân khớp tốt nhất phần cứng của bạn. Trong chế độ ưu tiên thấp hơn, bạn có khả năng chọn trong danh sách các hạt nhân có sẵn. Khi gói phần mềm được cài đặt dùng hệ thống quản lý gói thì mặc định là nó cũng cài đặt những gói do gói đó khuyến khích. Các gói khuyến khích không phải cần thiết cho chức năng lõi của phần mềm được chọn, nhưng mà chúng có phải tăng cường phần mềm đó thì (theo ý kiến của nhà duy trì gói) bình thường nên được cài đặt cùng với phần mềm đó. Ghi chú Vì lý do kỹ thuật, gói nào được cài đặt trong khi cài đặt hệ thống cơ bản thì được cài đặt mà không có các gói "Khuyến khích" tương ứng. Quy tắc nêu trên chỉ có hiệu lực sau thời điểm này trong quá trình cài đặt. 6.3.4. Thiết lập Người và Mật khẩu Sau khi cài đặt hệ thống cơ bản, trình cài đặt sẽ cho phép bạn thiết lập tài khoản "người chủ" và/hay một tài khoản cho người dùng thứ nhất. Các tài khoản người dùng khác có thể được tạo sau khi cài đặt xong. 6.3.4.1. Đặt mật khẩu chủ Tài khoản chủ (root) cũng được gọi là siêu người dùng; nó là cách đăng nhập mà đi qua toàn bộ sự bảo vệ bảo mật trên máy tính. Tài khoản chủ nên được dùng chỉ để quản trị hệ thống, và trong thời lượng càng ngắn càng có thể. Mỗi mật khẩu bạn tạo phải chứa ít nhất 6 ký tự (nhiều hơn là mạnh hơn), gồm chữ cả hoa lẫn thường, cùng với ký tự chấm câu. Hãy rất cẩn thận khi đặt mật khẩu chủ (root) vì tài khoản đó có nhiều quyền quan trọng. Bạn nên tránh chọn từ nằm trong bất kỳ từ điển hay thông tin cá nhân có thể được đoán. Nếu người nào xin mật khẩu chủ của bạn, hãy rất cẩn thận. Bình thường, đừng cho ai biết mật khẩu chủ, trừ bạn quản lý máy có nhiều quản trị hệ thống. 6.3.4.2. Tạo người dùng chuẩn Hệ thống sẽ hỏi nếu bạn muốn tạo một tài khoản người dùng chuẩn tại điểm thời này. Tài khoản này nên là sự đăng nhập cá nhân chính của bạn. Bạn không nên dùng tài khoản người chủ để làm việc hàng ngày hay như là sự đăng nhập cá nhân. Tại sao không? Một lý do là để tránh sử dụng các quyền của người chủ, vì các quyền này làm cho rất dễ dàng làm hại không thể sửa chữa. Một lý do khác là bạn có thể bị mắc mưu chạy chương trình Trojan mà nhớ dịp các quyền của siêu người dùng để hại thậm sự bảo mật của hệ thống bạn một cách bí mật. Bất kỳ cuốn sách tốt về cách quản lý hệ thống UNIX sẽ diễn tả chủ đề này bằng chi tiết: đề nghị bạn đọc nó nếu bạn chưa quen với vấn đề này. Trước tiên, bạn sẽ được nhắc nhập họ tên của người dùng. Sau đó, bạn cần nhập tên của tài khoản người dùng, như tên của bạn hay tên riêng khác nào (tên của bạn là giá trị mặc định). Cuối cùng, bạn nên nhập mật khẩu dành cho tài khoản này. Nếu tại bất kỳ điểm thời sau khi cài đặt, bạn muốn tạo tài khoản thêm, hãy sử dụng lệnh adduser (thêm người dùng). 6.3.5. Cài đặt phần mềm thêm Ở điểm thời này, bạn có một hệ thống có ích nhưng còn bị hạn chế. Phần lớn người dùng sẽ muốn cài đặt thêm phần mềm vào hệ thống, để điều hưởng tinh nó để tương thích với những nhu cầu của họ, và trình cài đặt cung cấp khả năng đó. Bước này có thể mất ngay cả lâu hơn tiến trình cài đặt hệ thống cơ bản nếu máy tính hay mạng có chạy chậm. 6.3.5.1. Cấu hình apt Một của những công cụ dùng để cài đặt gói vào hệ thống Debian GNU/Linux là một chương trình tên apt-get, thuộc về gói apt^[19]. Cũng có giao diện quản lý gói như aptitude và synaptic. Khuyên người dùng (nhất là người dùng mới) sử dụng giao diện như thế, vì nó hợp nhất một số tính năng thêm trong giao diện đẹp và dễ dùng. aptitude đặc biệt là tiện ích quản lý gói khuyến khích. Chương trình apt phải được cấu hình để biết cần lấy gói từ đâu. Kết quả của việc cấu hình này được ghi vào tập tin /etc/apt/sources.list, và bạn có thể xem lại nó và sửa đổi nó sau khi cài đặt xong. Nếu bạn đang cài đặt ở mức ưu tiên mặc định, trình cài đặt sẽ tự động quản lý phần lớn tiến trình cấu hình, dựa vào phương pháp cài đặt bạn dùng và có thể dùng các sự chọn bạn đã làm trước. Trong phần lớn trường hợp, trình cài đặt sẽ tự động thêm một máy nhân bản bảo mật và, nếu bạn đang cài đặt bản phát hành ổn định, một máy nhân bản cho dịch vụ cập nhật "volatile". Nếu bạn đang cài đặt ở mức ưu tiên thấp hơn (v.d. ở chế độ cấp cao), bạn sẽ có khả năng tự quyết định thêm. Bạn có thể chọn có nên dùng dịch vụ cập nhật kiểu bảo mật và/hay volatile, hay không, và bạn có thể chọn thêm gói từ phần kho lưu "contrib" (đã cung cấp) và "non-free" (khác tự do). 6.3.5.1.1. Cài đặt từ nhiều đĩa CD/DVD Nếu bạn cài đặt từ một của vài đĩa CD/DVD cài đặt, trình cài đặt sẽ hỏi nếu bạn muốn quét thêm đĩa CD/DVD. Quét đi để làm cho sẵn sàng những gói bổ sung trên các đĩa đó. Không có đĩa CD/DVD thêm thì không có sao : không cần dùng. Nếu bạn cũng không dùng máy nhân bản mạng (như được diễn tả trong phần kế tiếp), trường hợp này có thể nghĩa là không phải tất cả các gói thuộc về những tác vụ bạn chọn trong bước kế tiếp của tiến trình cài đặt thực sự có thể được cài đặt. Ghi chú Các gói được liệt kê trên đĩa CD/DVD theo thứ tự tính phổ biến. Có nghĩa là trong hậu hết trường hợp đều, chỉ cần thiết vài đĩa CD đầu tiên: rất ít người thực sự dùng những gói nằm trong vài đĩa CD cuối cùng trong tập hợp. Cũng nghĩa là lãng phí tiền khi tải xuống và chép ra một tập hợp đĩa CD hoàn toàn, vì phần lớn gói đó vô ích cho bạn. Trong hậu hết trường hợp đều, hữu hiệu hơn nếu bạn lấy chỉ 3-8 đĩa CD đầu tiên, rồi cài đặt bất ký gói thêm nào cần thiết từ Internet qua máy nhân bản. Cũng vậy với tập hợp đĩa DVD: đĩa DVD đầu tiên, hoặc có lẽ hai đĩa DVD đầu tiên, sẽ cung cấp tất cả các gói cần thiết. Theo kinh nghiệm, chỉ cần thiết ba đĩa CD đầu tiên cho một bản cài đặt giao diện đồ họa thông thường (dùng môi trường làm việc GNOME). Đối với môi trường làm việc xen kẽ (KDE hoặc Xfce), cần có đĩa CD thêm. Đĩa DVD đầu tiên chứa cả ba môi trường làm việc này. Nếu bạn quét nhiều đĩa CD/DVD, trình cài đặt sẽ nhắc bạn trao đổi đĩa khi nó cần thiết gói từ một đĩa CD/DVD khác với đĩa hiện thời nằm trong ổ. Ghi chú rằng chỉ những đĩa CD/DVD thuộc về cùng một tập hợp nên được quét. Thứ tự quét không quan trọng, nhưng quét theo thứ tự tăng dần sẽ giảm dịp bị lỗi. 6.3.5.1.2. Sử dụng máy nhân bản mạng Một câu sẽ được hỏi trong phần lớn tiến trình cài đặt là có nên dùng máy nhân bản mạng làm nguồn gói, hay không. Trong phần lớn trường hợp, trả lời mặc định là tốt, nhưng vẫn có một số ngoại lệ. Nếu bạn không phải đang cài đặt từ một đĩa CD/DVD đầy đủ hay dùng một ảnh đĩa CD/DVD đầy đủ, bạn nên dùng máy nhân bản mạng: không thì kết quả là bạn chỉ có một hệ thống rất tối thiểu. Tuy nhiên, nếu bạn có một kết nối Internet rất bị hạn chế, tốt nhất nếu bạn không phải chọn tác vụ lớn mì trường làm việc trong bước tiếp theo của tiến trình cài đặt. Nếu bạn đang cài đặt từ một đĩa CD đầy đủ riêng lẻ, hoặc dùng một ảnh đĩa CD đầy đủ, không cần thiết dùng máy nhân bản mạng, nhưng vẫn còn rất khuyên bạn dùng nó vì một đĩa CD riêng lẻ không chứa rất nhiều gói. Tuy nhiên, nếu bạn không có kết nối Internet nhanh và đang tin cậy, có lẽ tốt hơn nếu bạn không phải chọn máy nhân bản mạng ở đây, và kết thúc cài đặt dùng chỉ những gói sẵn sàng trên đĩa CD, rồi cài đặt thêm gói dựa trên sự tuyển chọn sau khi cài đặt xong (tức là sau khi bạn khởi động vào hệ thống mới). Nếu bạn đang cài đặt từ một đĩa DVD, hoặc dùng một ảnh DVD, mọi gói cần thiết trong tiến trình cài đặt nên nằm trên đĩa DVD đầu tiên. Cũng vậy nếu bạn đã quét nhiều đĩa CD, như được diễn tả trong phần trước. Dùng máy nhân bản mạng vẫn là tùy chọn. Một lợi ích nào đó khi thêm máy nhân bản mạng là bạn có truy cập đến bất kỳ bản cài đặt nào đã công bố (bản phát hành điểm) kể từ chép ra tập hợp đĩa CD/DVD. Bản cập nhật như vậy thì mở rộng khả năng của tập hợp CD/DVD, mà không rủi ro bảo mật hay sự ổn định của hệ thống đã cài đặt. Để tóm tắt: chọn máy nhân bản mạng thường là ý kiến tốt, trừ khi bạn không có kết nối Internet tốt. Nếu phiên bản hiện thời của một gói nào đó vẫn còn sẵn sàng trên đĩa CD/DVD, trình cài đặt lúc nào sẽ cũng dùng nó. Số lượng dữ liệu được tải xuống nếu bạn có phải chọn máy nhân bản thì phụ thuộc vào 1. những tác vụ bạn chọn trong bước tiếp theo của tiến trình cài đặt, 2. những gói nào cần thiết cho các tác vụ đó, 3. những gói nào của các gói đó vẫn còn nằm trên những đĩa CD/DVD bạn đã quét, và 4. nếu phiên bản đã cập nhật của gói nằm trên đĩa CD/DVD đã công bố trên máy nhân bản (hoặc một máy nhân bản gói bình thường, hoặc một máy nhân cho bản cập nhật kiểu bảo mật hay dễ thay đổi). Ghi chú rằng điểm cuối cùng có nghĩa là thậm chí nếu bạn chọn không dùng máy nhân bản mạng, một số gói vẫn còn có thể được tải xuống Internet nếu có sẵn một bản cập nhật kiểu bảo mật hay dễ thay đổi, và dịch vụ đó đã được cấu hình. 6.3.5.2. Lựa chọn và Cài đặt Phần mềm Trong tiến trình cài đặt, bạn có dịp chọn phần mềm thêm cần cài đặt. Hơn là chọn mỗi gói phần mềm riêng trong 22600 gói sẵn sàng, giai đoạn này của tiến trình cài đặt tập trung vào công việc chọn và cài đặt tập hợp phần mềm định sẵn để thiết lập nhanh máy tính của bạn để thực hiện nhiều tác vụ khác nhau. Vậy bạn có khả năng chọn công việc vào lúc trước, rồi thêm gói riêng về sau. Mỗi công việc đại diện việc đặc biệt bạn muốn làm bằng máy tính, như "môi trường làm việc", "trình phục vụ Mạng", hay "trình phục vụ in"^[20]. Phần D.2, "Sức chứa trên đĩa cần thiết cho công việc" xác định sức chứa cần thiết cho các công việc có sẵn. Một số tác vụ nào đó có thể được chọn sẵn, dựa vào các đặc tính của máy tính vào đó bạn đang cài đặt hệ thống. Không đồng ý với các sự chọn này thì bạn vẫn có khả năng bỏ chọn điều nào. Tại điểm thời này, bạn ngay cả có thể chọn không cài đặt gì cả. Mẹo Trong giao diện người dùng chuẩn của trình cài đặt, bạn có thể sử dụng phím dài để (bỏ) chọn công việc nào. Ghi chú Nếu bạn không dùng đĩa CD đặc biệt cho KDE hay Xfce/LXDE, công việc "Môi trường làm việc" sẽ cài đặt môi trường làm việc GNOME. Không thể chọn tương tác một môi trường làm việc khác trong khi cài đặt. Tuy nhiên, có thể làm cho debian-installer cài đặt môi trường làm việc KDE thay cho GNOME, bằng cách dùng chức năng chèn sẵn (xem Phần B.4.10, "Chọn gói phần mềm" ), hoặc bằng cách thêm tham số desktop=kde tại dấu nhắc khởi động khi khởi chạy trình cài đặt. Hoặc bạn có thể chọn môi trường làm việc nhỏ gọn hơn Xfce hay LXDE bằng cách đặt desktop=xfce hay desktop=lxde. Một số ảnh đĩa CD (businesscard [danh thiếp], netinst [cài đặt qua mạng] và DVD) cũng cho phép chọn môi trường làm việc đã muốn trong trình đơn khởi động kiểu đồ họa. Hãy chọn mục "Tuỳ chọn cấp cao" trong trình đơn chính và tìm "Môi trường làm việc xen kẽ". Ghi chú rằng sự chọn này chỉ có tác động nếu những gói cần thiết cho KDE hay Xfce thực sự sẵn sàng. Nếu bạn đang cài đặt dùng một ảnh đĩa CD đầy đủ riêng lẻ, các gọi bổ sung này cần phải được tải xuống một máy nhân bản, vì phần lớn các gói cần thiết chỉ nằm trên các đĩa CD sau; tuy nhiên, cài đặt KDE, Xfce hay LXDE bằng cách này nên có tác động nếu bạn đang cài đặt từ một đĩa DVD, hoặc bất kỳ phương pháp cài đặt khác nào. Những công việc trình phục vụ khác nhau sẽ cài đặt phần mềm một cách áng chừng như theo đây:bind9; Trình phục vụ tập tin: samba, nfs; Trình phục vụ thư tín: exim4, spamassassin, uw-imap; Trình phục vụ in ấn: cups; Cơ sở dữ liệu SQL: postgresql; Trình phục vụ Mạng: apache2. Công việc "Hệ thống chuẩn" thì cài đặt bất cứ gói nào có mức ưu tiên "chuẩn". Các gói nào bao gồm rất nhiều tiện ích thường dùng mà bình thường sẵn sàng trên bất cứ hệ thống Linux/UNIX nào. Không tắt công việc này nếu bạn không biết cách sử dụng. Trong khi chọn ngôn ngữ, nếu một miền địa phương mặc định khác với "C" được chọn (v.d. « vi.UTF-8 ») thì tasksel kiểm tra có công việc địa phương hoá nào được xác định cho miền địa phương đó (v.d. « Tiếng Việt ») và tự động thử cài đặt những gói địa phương hoá có liên quan. Gồm có (v.d.) gói chứa danh sách từ hay phông chữ đặc trưng ngôn ngữ của bạn. Nếu một môi trường làm việc được chọn thì cũng cài đặt các gói địa phương hoá thích hợp (nếu có). Một khi chọn các tác vụ, hãy bấm Continue. Tại thời điểm này, chương trình aptitude sẽ cài đặt các gói thuộc về những tác vụ đã chọn. Nếu một chưng trình nào đó cần thêm thông tin từ người dùng, nó sẽ nhắc bạn trong quá trình này. Ghi chú rằng công việc « Môi trường làm việc » rất lớn. Đặc biệt khi cài đặt từ đĩa CD-ROM chuẩn cũng với máy nhân bản cho các gói không nằm trên đĩa CD-ROM, trình cài đặt có thể lấy rất nhiều gói qua mạng. Kết nối Mạng chạy hơi chậm thì việc này mất nhiều thời gian. Không có tùy chọn dừng chạy tiến trình cài đặt gói một khi khởi chạy được. Ngay cả khi các gói nằm trên đĩa CD-ROM, trình cài đặt vẫn còn có thể lấy từ máy nhân bản nếu máy nhân bản có gói phiên bản mới hơn điều trên đĩa CD-ROM. Nếu bạn đang cài đặt bản phân phối ổn định (stable), trường hợp này có thể xảy ra sau khi phân phối bản « điểm » (bản cập nhật bản phân phối ổn định chính). Còn nếu bạn đang cài đặt bản phân phối thử ra (testing), nó có thể xảy ra nếu bạn sử dụng ảnh cũ. 6.3.6. Cho hệ thống khả năng khởi động Cài đặt máy trạm không có đĩa thì rõ ràng không có ích khi khởi động từ đĩa cục bộ nên bước này sẽ bị bỏ qua. 6.3.6.1. Phát hiện hệ điều hành khác Trước khi tải bộ nạp khởi động, trình cài đặt sẽ cố gắng thăm dò hệ điều hành khác đã được cài đặt trên máy tính này. Nếu nó tìm được hệ điều hành được hỗ trợ, nó sẽ báo bạn biết như thế trong bước cài đặt bộ nạp khởi động, và máy tính sẽ được cấu hình để khởi động hệ điều hành khác này thêm vào Debian. Ghi chú rằng nhiều hệ điều hành khởi động trên cùng một máy chưa được hiểu hoàn toàn. Cách hỗ trợ tự động khả năng phát hiện và thiết lập bộ tải khởi động để khởi động hệ điều hành khác có thay đổi theo kiến trúc và ngay cả theo kiến trúc phụ. Nếu nó không hoạt động được, bạn nên xem tài liệu hướng dẫn sử dụng bộ nạp khởi động riêng để tìm thông tin thêm. 6.3.6.2. Cài đặt bộ nạp khởi động Grub vào đĩa cứng Bộ nạp khởi động chính cho kiến trúc i386 có tên "grub". GRUB là một bộ nạp khởi động dẻo và mạnh, một sự chọn mặc định hữu ích cho cả hai người dùng mới và nhà chuyên môn. Mặc định là GRUB sẽ được cài đặt vào Mục Ghi Khởi Động Cái (MBR) nơi nó sẽ điều khiển hoàn toàn tiến trình khởi động. Hoặc bạn có thể cài đặt nó vào nơi khác. Xem sổ tay GRUB để tìm thông tin đầy đủ. Không muốn cài đặt GRUB thì bấm Go Back để trở về trình đơn chính, và từ đó, chọn bộ nạp khởi động đã muốn. 6.3.6.3. Cài đặt bộ nạp khởi động LILO vào đĩa cứng Bộ nạp khởi động thứ nhất cho kiến trúc i386 có tên "LILO". Nó là một chương trình phức tạp cũ mà cung cấp nhiều khả năng, gồm cách quản lý cách khởi động hệ điều hành DOS, Windows, và OS/2. Hãy đọc cẩn thận những hướng dẫn trong thư mục /usr/share/doc/lilo/ nếu bạn cần gì đặc biệt, cũng xem tài liệu nhỏ LILO Thế Nào LILO mini-HOWTO. Ghi chú Hiện thời, việc cài đặt LILO sẽ tạo mục trình đơn cho hệ điều hành khác chỉ nếu chúng có thể được tải dây. Có nghĩa là có lẽ bạn phải tự thêm mục trình đơn cho hệ điều hành như GNU/Linux và GNU/Hurd, sau khi cài đặt. debian-installer cung cấp ba sự chọn về nơi vào đó cần cài đặt bộ nạp khởi động LILO: Mục ghi khởi động cái (MBR) Cách này, LILO sẽ điều khiển hoàn toàn tiến trình khởi động. phân vùng Debian mới Hãy chọn điều này nếu bạn muốn sử dụng bộ nạp khởi động khác. LILO sẽ cài đặt chính nó tại đầu của phân vùng Debian mới, và sẽ làm việc như bộ tảo khởi động phụ. Khác Có ích cho người dùng cấp cao mà muốn cài đặt LILO vào nơi khác. Trong trường hợp này, bạn sẽ được nhắc nhập vị trí đã muốn. Bạn có thể nhập tên kiểu truyền thống như /dev/hda hay /dev/sda. Không còn có thể khởi động lại vào Windows 9x (hay DOS) sau bước này thì bạn sẽ cần phải sử dụng đĩa khởi động Windows 9x (MS-DOS), và chạy lệnh fdisk /mbr để cài đặt lại mục ghi khởi động cái MS-DOS -- tuy nhiên, có nghĩa là bạn cần phải sử dụng phương pháp khác để trở về Debian. 6.3.6.4. Tiếp tục không có bộ nạp khởi động Tùy chọn này có thể được dùng để làm xong tiến trình cài đặt ngay cả khi không có bộ nạp khởi động cần cài đặt, hoặc vì kiến trúc/kiến trúc phụ không cung cấp, hoặc vì không muốn nó (v.d. bạn sẽ dùng bộ nạp khởi động đã có). Nếu bạn định tự cấu hình bộ nạp khởi động, bạn nên kiểm tra xem tên của hạt nhân đã được cài đặt vào /target/boot. Bạn cũng nên kiểm tra xem nếu thư mục đó chứa initrd không; nếu có, bạn rất có thể phải báo bộ nạp khởi động sử dụng nó. Thông tin khác cần thiết là tên đĩa và phân vùng đã chọn cho hệ thống tập tin /, và nếu bạn đã chọn cài đặt /boot vào phân vùng riêng, tên hệ thống tập tin / boot. 6.3.7. Cài đặt xong Đây là bước cuối cùng trong tiến trình cài đặt Debian, trong đó trình cài đặt sẽ làm bất cứ tác vụ nào còn lại. Phần lớn là làm sạch sau debian-installer. 6.3.7.1. Đặt đồng hồ hệ thống Có lẽ trình cài đặt sẽ hỏi bạn nếu đồng hồ của máy tính được đặt thành thời gian thế giới (UTC) không. Bình thường trình đó tránh hỏi câu này, nếu có thể, và thử tính biết nếu đồng hồ được đặt thành thời gian thế giới (UTC) dựa vào thứ như hệ điều hành khác đã được cài đặt. Ở chế độ nhà chuyên môn, bạn lúc nào cũng có khả năng chọn nếu đồng hồ của máy tính được đặt thành thời gian thế giới (UTC) không. Hệ thống (cũng) chạy DOS hay Windows thường được đặt thành giờ cục bộ. Nếu bạn muốn khởi động đôi, hãy chọn giờ cục bộ hơn UTC. Ở điểm thời này, debian-installer sẽ cũng thử lưu thời gian hiện thời vào đồng hồ phần cứng của hệ thống. Việc này sẽ được làm theo hoặc UTC hoặc giờ cục bộ, phụ thuộc vào sự chọn mới làm. 6.3.7.2. Khởi động lại hệ thống Bạn sẽ được nhắc gỡ bỏ vật chứa khởi động (đĩa CD, đĩa mềm v.v.) được dùng để khởi động trình cài đặt. Sau đó, hệ thống sẽ được khởi động lại vào hệ thống Debian mới. 6.3.8. Linh tinh Những thành phần được liệt kê trong phần này thường không được dùng trong tiến trình cài đặt, vì chúng đợi phía sau để giúp đỡ người dùng nếu họ gặp khó khăn. 6.3.8.1. Lưu bản ghi cài đặt Nếu việc cài đặt là thành công, các tập tin bản ghi đượ tạo trong tiến trình cài đặt sẽ được lưu tự động vào thư mục /var/log/installer/ trong hệ thống Debian mới. Việc chọn mục Lưu các bản ghi gỡ lỗi trong trình đơn chính sẽ cho bạn khả năng lưu các bản ghi đó vào đĩa mềm, mạng, đĩa cứng hay vật chứa khác. Tính năng này có ích nếu bạn gặp lỗi nghiêm trọng trong tiến trình cài đặt và muốn xem lại bản ghi trên máy tính khác, hay đính nó kèm báo cáo cài đặt. 6.3.8.2. Sử dụng trình bao và xem bản ghi Có vài phương pháp khác nhau cho bạn sử dụng để tuy cấp trình bao trong khi chạy tiến trình cài đặt. Trên phần lớn hệ thống, nếu bạn không cài đặt qua bàn giao tiếp nối tiếp, phương pháp dễ nhất là chuyển đổi sang bàn giao tiếp ảo thứ hai bằng cách bấm tổ hợp phím Alt trái+F2^[21] (trên bàn phím Mac, tổ hợp phím option+F2: các máy Mac mới hơn cũng có từ « alt » trên phím option.). Rồi bấm tổ hợp phím Alt trái+F1 để trở về bộ cài đặt chính nó. Đối với trình cài đặt đồ họa, xem thêm Phần D.6.1, "Sử dụng bộ cài đặt đồ họa". Nếu bạn không thể chuyển đổi bàn giao tiếp, trình đơn chính cũng có mục Chạy trình bao có thể dùng để khởi chạy một trình bao. Bạn có thể tới trình đơn chính từ phần lớn hộp thoại, bằng cách bấm cái nút Go Back một hay nhiều lần. Gõ lệnh exit (thoát) để đóng trình bao, và trở về trình cài đặt. Vào lúc này, bạn được khởi động từ đĩa RAM nên có sẵn một bộ tiện ích UNIX bị hạn chế để sử dụng. Có thể xem các chương trình sẵn sàng bằng cách chạy lệnh ls /bin /sbin /usr/bin /usr/sbin (ls = liệt kê) hay help (trợ giúp). Trình bao này là bộ nhái trình bao Bourne tên ash có một số tính năng tốt đẹp như khả năng tự động gõ và lược sử. Để soạn thảo và xem tập tin, hãy dùng trình soạn thảo văn bản nano. Các tập tin ghi lưu cho hệ thống cài đặt nằm trong thư mục /var/log. Ghi chú Mặc dù bạn có thể sử dụng bất cứ lệnh có sẵn trong trình bao, tùy chọn dùng trình bao chỉ sẵn sàng để giúp đỡ trong trường hợp bị lỗi hay gỡ lỗi. Việc tự chạy lệnh từ trình bao có thể gây trở ngạy cho tiến trình cài đặt nên gây ra lỗi hay việc cài đặt chưa hoàn thành. Đặc biệt bạn phải cho phép trình cài đặt kích hoạt vùng trao đổi, không bao giờ tự làm như thế từ trình bao. 6.3.8.3. Cài đặt qua mạng Một của những thành phần hay hơn là network-console. Nó cho bạn khả năng làm phần lớn tiến trình cài đặt qua mạng thông qua SSH. Việc sử dụng mạng ngụ ý là bạn sẽ phải thực hiện những bước cài đặt đâù tiên từ bàn điều khiển, ít nhất đến khi thiết lập khả năng chạy mạng (dù bạn có thể tự động hoá phần đó bằng phần Phần 4.6, "Cài đặt tự động".) Thành phần này không được tải vào trình cài đặt chính theo mặc định, vậy bạn phải yêu cầu nó một cách dứt khoát. Nếu bạn đang cài đặt từ đĩa CD, bạn cần phải khởi động tại ưu tiên vừa, hay nếu không, gọi trình đơn cài đặt chính và chọn mục Tải thành phần cài đặt từ đĩa CD, và trong danh sách các thành phần thêm hãy chọn mục Tùy chọn bàn giao tiếp mạng: Tiếp tục lại cài đặt từ xa bằng SSH. Việc tải thành công được ngụ ý bằng một mục nhập trình đơn mới : Tiếp tục lại cài đặt từ xa bằng SSH. Sau khi chọn mục nhập mới này, bạn sẽ được nhắc nhập một mật khẩu mới sẽ được sử dụng để kết nối đến hệ thống cài đặt và để xác nhận nó. Đó là tất cả thôi. Lúc này bạn nên xem màn hình hướng dẫn bạn đăng nhập từ xa với tư cách là người dùng installer với mật khẩu mới cung cấp. Một chi tiết quan trọng khác cần thấy biết trên màn hình này là vân tay của hệ thống này. Bạn cần phải truyền vân tay này một cách bảo mật cho người sẽ tiếp tục cài đặt từ xa. Nếu bạn chọn tiếp tục cài đặt cục bộ, vào lúc nào bạn có thể bấm phím Enter, mà sẽ mang bạn về trình đơn chính nơi bạn có thể chọn thành phần khác. Tại đầu khác, bạn cần phải cấu hình thiết bị cuối để sử dụng bảng mã UTF-8, vì hệ thống cài đặt sử dụng đó. Nếu bạn không làm như thế, vẫn còn có thể cài đặt từ xa, nhưng mà bạn có thể gặp một số đồ tạo tác lạ như viền hộp thoại bị hủy hay ký tự khác ASCII không thể đọc. Cách kết nối đến hệ thống cài đặt là dễ như gõ : $ ssh -l installer máy_cài_đặt mà máy_cài_đặt là hoặc tên hoặc địa chỉ IP của máy tính đang được cài đặt. Trước khi thật đăng nhập, vân tay của hệ thống ở xa sẽ được hiển thị, và bạn sẽ phải xác nhận nếu nó là đúng không. Ghi chú Trình phục vụ trình bao bảo mật ssh trong tiến trình cài đặt có dùng một cấu hình mặc định mà không giữ các gói tin bảo tồn kết nối. Về nguyên tắc, kết nối đến hệ thống đang được cài đặt nên được giữ mở vô hạn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp (phụ thuộc vào thiết lập mạng cục bộ), kết nối có thể bị mất sau một giai đoạn hoạt động. Một trường hợp thường gặp vấn đề này là khi có một dạng NAT (đặt địa chỉ mạng) ở vị trí giữa trình khách và hệ thống đang được cài đặt. Phụ thuộc vào điểm thời mất kết nối, bạn có thể hay không thể tiếp tục lại tiến trình cài đặt sau khi tái kết nối. Có lẽ bạn có thể tránh mất kết nối bằng cách thêm tùy chọn -o ServerAliveInterval=giá_trị khi khởi chạy kết nối ssh, hoặc bằng cách thêm tùy chọn đó vào tập tin cấu hình ssh. Tuy nhiên, ghi chú rằng trong một số trường hợp, việc thêm tùy chọn này cũng có thể gây ra kết nối bị mất (v.d. nếu các gói tin bảo tồn kết nối được gửi trong khi kết nối bị dừng ngắn, không thì ssh phục hồi kết nối) vậy chỉ dùng nó khi cần thiết. Ghi chú Nếu bạn cài đặt vào vài máy tính lần lượt, và chúng có cùng một địa chỉ IP hay tên máy, phần mềm ssh sẽ từ chối kết nối đến máy như vậy. Lý do là nó sẽ có vân tay khác, mà thường ngụ ý sự tấn công lừa gạt. Nếu bạn có chắc là nó không phải ngụ ý sự tấn công, bạn sẽ cần phải xoá dòng tương ứng ra tập tin liệt kê các máy được biết ~/.ssh/known_hosts^[22] rồi thử lại. Sau khi đăng nhập, bạn sẽ xem màn hình đầu tiên chứa hai khả năng: Khởi chạy trình đơn và Khởi chạy hệ vỏ. Điều thứ nhất mang bạn tới trình đơn cài đặt chính, nơi bạn có thể tiếp tục cài đặt như thường. Còn điều thứ hai khởi chạy một trình bao nơi bạn có thể thẩm tra và có lẽ sửa chữa hệ thống ở xa. Bạn nên sở khởi chỉ một phiên chạy SSH cho trình đơn cài đặt, nhưng có thể chạy nhiều phiên chạy cho các trình bao. Cảnh báo Sau khi bạn đã khởi chạy tiến trình cài đặt một cách từ xa thông qua SSH. bạn không nên trở về phiên chạy cài đặt đang chạy trên bàn điều khiển cục bộ. Làm như thế có thể hỏng cơ sở dữ liệu chứa cấu hình của hệ thống mới, mà lần lượt có thể gây ra việc cài đặt bị lỗi hay lỗi trong hệ thống đã được cài đặt. 6.4. Nạp phần vững bị thiếu Như diễn tả trong Phần 2.2, "Thiết bị cần thiết phần vững", một số thiết bị nào đó cũng yêu cầu nạp phần vững. Trong hậu hết trường hợp, thiết bị sẽ không hoạt động bằng cách nào cả nếu phần vững không sẵn sàng; đôi khi nó chỉ có chức năng cơ bản và yêu cầu phần vững để hiệu lực thêm tính năng. Nếu một trình điều khiển thiết bị yêu cầu phần vững chưa sẵn sàng, debian-installer sẽ hiển thị một hộp thoại đề xuất nạp phần vững bị thiếu. Bật tùy chọn này thì debian-installer sẽ quét tất cả các thiết bị sẵn sàng tìm hoặc tập tin phần vững riêng hoặc gói chứa phần vững. Tìm được thì phần vững được sao chép vào vị trí đúng (/lib/firmware) và mô-đun trình điều khiển được nạp lại. Ghi chú Những thiết bị nào được quét và những hệ thống tập tin nào được hỗ trợ thì phụ thuộc vào kiến trúc, phương pháp cài đặt và giai đoạn cài đặt. Đặc biệt trong các giai đoạn cài đặt đầu tiên, việc nạp phần vững rất có thể thành công từ một đĩa mềm hay thanh USB có định dạng FAT. Trên kiến trúc i386 và amd64, cũng có thể nạp phần vững từ một bo mạch MMC hay SD. Ghi chú rằng cũng có thể bỏ qua bước nạp phần vững nếu thiết bị vẫn còn chức năng, hoặc nếu thiết bị không cần trong khi cài đặt. Cảnh báo Hỗ trợ nạp phần vững vẫn còn hơi cơ bản và rất có thể cải tiến trong phiên bản sau của trình cài đặt. Hiện thời debian-installer không thể hiển thị cảnh báo nếu bạn chọn nạp phần vững bị thiếu mà không tìm thấy. Hãy thông báo vấn đề nào bằng cách gửi một báo cáo cài đặt (xem Phần 5.4.6, "Đệ trình báo cáo cài đặt"). 6.4.1. Chuẩn bị vật chứa Dù trong một số trường hợp nào đó, phần vững cũng có thể được nạp từ một phân vùng trên đĩa cứng, phương pháp nạp phần vững thường dùng nhất là từ một vật chứa rời như đĩa mềm hay thanh USB. Các tập tin phần vững hay gói chứa phần vững phải được để trong thư mục gốc, hoặc một thư mục tên /firmware của hệ thống tập tin trên vật chứa đó. Hệ thống tập tin khuyến khích là FAT vì nó được hỗ trợ hoàn toàn trong các giai đoạn cài đặt đầu tiên. Kho nén chứa các gói hiện thời cho phần vững thường dùng nhất cũng sẵn sàng từ : ● http://cdimage.debian.org/cdimage/unofficial/non-free/firmware/ Chỉ nên tải về kho nén cho bản phát hành hiện thời, và giải nén nó vào hệ thống tập tin trên vật chứa. Nếu kho nén không chứa phần vững yêu cầu, bạn cũng có thể tải gói phần vững riêng xuống (phần khác tự do của) kho gói. Toàn cảnh theo đây nên liệt kê phần lớn các gói phần vững sẵn sàng, nhưng không đảm bảo nó hoàn toàn, và nó cũng có thể chứa gói khác phần vững: ● http://packages.debian.org/search?keywords=firmware Cũng có thể sao chép vào vật chứa mỗi tập tin phần vững riêng. Tập tin riêng như vậy có thể sẵn sàng từ một hệ thống đã cài đặt trước, hay nhà sản xuất phần cứng. 6.4.2. Phần vững và Hệ thống đã Cài đặt Bất cứ phần vững nào được nạp trong khi cài đặt thì được tự động sao chép vào hệ thống đã cài đặt. Trong phần lớn các trường hợp, thao tác sao chép này sẽ đảm bảo rằng thiết bị yêu cầu phần vững sẽ cũng hoạt động đúng sau khi khởi động lại máy vào hệ thống đã cài đặt. Tuy nhiên, nếu hệ thống đã cài đặt có chạy một phiên bản hạt nhân khác với trình cài đặt, cũng có thể là phần vững không nạp được do phiên bản bị đối xứng lệch. Nếu phần vững đã được nạp từ một gói phần vững, debian-installer sẽ cũng cài đặt gói đó cho hệ thống đã cài đặt, và tự động thêm phần khác tự do của kho gói vào tập tin danh sách nguồn sources.list của chương trình Apt. Hữu ích vì phần vững nên được tự động cập nhật khi một phiên bản mới được phát hành. Nếu bước nạp phần vững bị bỏ qua trong khi cài đặt, thiết bị liên quan rất có thể không hoạt động với hệ thống đã cài đặt đến khi (gói) phần vững được cài đặt một cách thủ công. Ghi chú Nếu phần vững đã được nạp từ các tập tin phần vững riêng, phần vững được sao chép vào hệ thống đã cài đặt sẽ không phải được tự động cập nhật nếu gói phần vững tương ứng (nếu sẵn sàng) không được cài đặt một khi cài đặt xong. ━━━━━━━━━━━━━━ ^[12] Nói kỹ thuật, khi một ngôn ngữ thuộc về nhiều miền địa phương có các mã quốc gia khác nhau. ^[13] Ở mức ưu tiên Vừa và Thấp, bạn lúc nào cũng có dịp chọn miền địa phương đã muốn trong những điều sẵn sàng cho ngôn ngữ được chọn (nếu có nhiều điều). ^[14] Miền địa phương thừa tự là miền địa phương cũ, sử dụng một bảng mã ký tự cũ như ISO 8859-1 (dùng bởi các ngôn ngữ vùng Tây Âu) hay EUC-JP (dùng bởi tiếng Nhật) thay cho UTF-8. ^[15] Bộ cài đặt sẽ mật mã hoá nhóm khối tin LVM bằng một khoá AES 256 bit, và sử dụng khả năng hỗ trợ "dm-crypt" của hạt nhân. ^[16] Thật là bạn có thể cấu tạo một thiết bị MD ngay cả từ các phân vùng nằm trên cùng một ổ đĩa vật lý, nhưng bố trí đó không có lợi ích. ^[17] Dùng cụm từ mật khẩu là khoá hiện thời có nghĩa là phân vùng sẽ được thiết lập bằng LUKS. ^[18] Tuy nhiên, đừng giả sử nhà chuyên môn không thể phục hồi dữ liệu, ngay cả sau khi vật chứa quang từ bị ghi lại vài lần. ^[19] Ghi chú rằng chương trình thật cài đặt các gói có tên dpkg. Tuy nhiên, chương trình này là công cụ chạy ở cấp thấp hơn. apt-get là công cụ chạy ở cấp cao hơn, và sẽ gọi dpkg trong trường hợp thích hợp. Nó có khả năng lấy các gói từ đĩa CD, mạng hay nơi khác nào. Nó cũng có thể tự động cài đặt các gói khác cần thiết để cho gói đã chọn đầu tiên hoạt động được. ^[20] Để hiển thị danh sách các công việc này, trình cài đặt đơn giản gọi chương trình tasksel. Vẫn có thể chạy nó vào bất cứ điểm thời nào sau khi cài đặt hệ thống, để cài đặt (hay gỡ bỏ) gói thêm, hoặc bạn có thể sử dụng một công cụ xử lý mỗi gói như aptitude. Nếu bạn tìm một gói riêng, sau khi cài đặt hệ thống, đơn giản hãy chạy lệnh aptitude install gói, mà gói là tên của gói bạn tìm. ^[21] Tức là: bấm đồng thời phím sửa đổi Alt bên trái phím dài và phím chức năng F2. ^[22] Lệnh này sẽ gỡ bỏ mục nhập đã tồn tại đối với một máy: ssh-keygen -R < tên_máy|địa_chỉ_IP>. Chương 7. Khởi động vào hệ thống Debian mới Mục lục 7.1. Giờ phút thử thách 7.2. Gắn kết khối tin đã mật mã 7.2.1. dm-crypt 7.2.2. loop-AES 7.2.3. Giải đáp thắc mắc 7.3. Đăng nhập 7.1. Giờ phút thử thách Việc khởi động một mình ban đầu của hệ thống là trường hợp do kỹ sư điện tử gọi "thử thách khói". Nếu bạn đã chạy một tiến trình cài đặt kiểu mặc định, khi khởi động hệ thống trước hết bạn nên thấy trình đơn của grub hay bộ tải khởi động lilo. Những mục đầu trong trình đơn này dành cho hệ thống Debian mới của bạn. Nếu tiến trình cài đặt đã phát hiện hệ điều hành khác nào trên cùng máy (v.d. Windows hay Mac), chúng sẽ được liệt kê bên dưới trong trình đơn. Nếu hệ thống không khởi động được, hãy bình tĩnh. Nếu tiến trình cài đặt đã chạy thành công, rất có thể có chỉ một lỗi nhỏ hiện thời ngăn cản hệ thống khởi động Debian. Trong phần lớn trường hợp, vấn đề như vậy có thể được sửa, không cần chạy lại tiến trình cài đặt. Một tùy chọn sẵn sàng để sửa vấn đề khởi động là sử dụng chế độ cứu (rescue mode) có sẵn của bộ cài đặt (xem Phần 8.7, "Phục hồi hệ thống bị hỏng"). Nếu bạn chưa quen với Debian và Linux, có lẽ bạn cần có sự giúp đỡ của những người dùng kinh nghiệm. Để được trợ giúp trực tuyến trực tiếp, hãy vào kênh IRC #debian hay #debian-boot trên mạng OFTC. Hoặc bạn có thể đăng ký với hộp thư chung của người dùng Debian debian-user. Bạn cũng có dịp gửi một báo cáo cài đặt, như được diễn tả trong Phần 5.4.6, "Đệ trình báo cáo cài đặt". Nếu tiến trình cài đặt đã không phát hiện được hệ điều hành khác nào cũng nằm trên máy tính đó, hãy gửi một báo cáo cài đặt. 7.2. Gắn kết khối tin đã mật mã Nếu bạn đã tạo khối tin đã mật mã trong tiến trình cài đặt, cũng đã gán chúng cho điểm lắp, bạn sẽ được nhắc nập cụm từ mật khẩu dành cho mỗi khối tin trong khi khởi động. Thu tục thật khác biệt một ít giữa dm-crypt và loop-AES. 7.2.1. dm-crypt Đối với phân vùng được mật mã thông qua dm-crypt, tiến trình khởi động sẽ hiển thị dấu nhắc này: Starting early crypto disks... phần_crypt(starting) Enter LUKS passphrase: (đang khởi động các đĩa mật mã sớm... mật mã [phần] (đang khởi động) Nhập cụm từ mật khẩu LUKS:) Trên dòng đầu tiên của đoạn này, phần là tên phân vùng cơ sở, v.d. « sda2 » hoặc « md0 ». Rất có thể là bạn tự hỏi dành cho khối tin nào bạn thực sự nhập cụm từ mật khẩ nàyu? Nó có liên quan đến phân vùng /home của bạn? Hoặc đến phân vùng /var? Tất nhiên, nếu bạn có chỉ một khối tin được mật mã, đơn giản hãy nhập cụm từ mật khẩu bạn đã dùng khi thiết lập khối tin đó. Còn nếu bạn đã thiết lập nhiều khối tin đã mật mã trong khi cài đặt, bạn cũng đã ghi nhớ thông tin trong bước cuối cùng của Phần 6.3.2.6, "Cấu hình khối tin được mật mã" sẽ có ích. Nếu bạn chưa ghi nhớ sự ánh xạ giữa phần_crypt và nhưng điểm lắp, bạn vẫn còn có thể tìm nó trong tập tin /etc/crypttab và /etc/fstab của hệ thống mới. Dấu nhắc có thể có hình khác khi hệ thống tập tin gốc đã mật mã được gắn kết. Hình này phụ thuộc vào bộ tạo ra initramfs nào được dùng để tạo ra initrd được dùng lần lượt để khởi động hệ thống đó. Mẫu bên dưới thuộc về initrd được tạo ra bằng initramfs-tools: Begin: Mounting root file system... ... Begin: Running /scripts/local-top ... Enter LUKS passphrase: [Bắt đầu : Đang gắn kết hệ thống tập tin gốc ... ... Bắt đầu : Đang chạy /tập_lệnh/local-top ... Nhập cụm từ mật khẩu LUKS:] Không có ký tự nào (ngay cả dấu sao) sẽ được hiển thị trong khi nhập cụm từ mật khẩu. Nếu bạn nhập sai, bạn có hai lần thử lại để sửa nó. Sau lần thử thứ ba, tiến trình khởi động sẽ bỏ qua khối tin này, tiếp tục lại gắn kết hệ thống tập tin tới. Xem Phần 7.2.3, "Giải đáp thắc mắc" để tìm thông tin thêm. Sau khi nhập tất cả các cụm từ mật khẩu, tiến trình khởi động nên tiếp tục như bình thường. 7.2.2. loop-AES Đối với phân vùng được mật mã bằng loop-AES, bạn sẽ xem dấu nhắc này trong khi khởi động: Checking loop-encrypted file systems. Setting up /dev/loopX (/mountpoint) Password: [Đang kiểm tra các hệ thống tập tin tập tin được mật mã bằng loop. Đang thiết lập X Mật khẩu :] Không có ký tự nào (ngay cả dấu sao) sẽ được hiển thị trong khi nhập cụm từ mật khẩu. Nếu bạn nhập sai, bạn có hai lần thử lại để sửa nó. Sau lần thử thứ ba, tiến trình khởi động sẽ bỏ qua khối tin này, tiếp tục lại gắn kết hệ thống tập tin tới. Xem Phần 7.2.3, "Giải đáp thắc mắc" để tìm thông tin thêm. Sau khi nhập tất cả các cụm từ mật khẩu, tiến trình khởi động nên tiếp tục như bình thường. 7.2.3. Giải đáp thắc mắc Nếu tiến trình khởi động không thể gắn kết khối tin đã mật mã nào, vì cụm từ mật khẩu bị nhập sai, bạn sẽ cần phải tự gắn kết mỗi khối tin như vậy sau khi khởi động. Có vài trường hợp có thể. ● Trường hợp thứ nhất liên quan đến phân vùng gốc. Khi nó không được gắn kết đúng, tiến trình khởi động sẽ tạm dừng lại nên bạn cần phải khởi động lại máy tính để thử lại. ● Trường hợp dễ nhất liên quan đến khối tin đã mật mã chứa dữ liệu, v.d. / home hay /srv. Bạn có khả năng đơn giản tự gắn kết mỗi khối tin sau khi khởi động. Đối với loop-AES, đây là thao tác bước đơn: # mount /điểm_lắp Password: (gắn kết; mật khẩu) mà /điểm_lắp nên được thay thế bằng thư mục riêng (v.d. /home). Sự khác duy nhất với việc gắn kết bình thường là bạn sẽ được nhắc nhập cụm từ mật khẩu dành cho khối tin này. Đối với dm-crypt, trường hợp là phức tạp hơn một ít. Trước tiên, bạn cần phải đăng ký những khối tin với ứng dụng device mapper bằng cách chạy: # /etc/init.d/cryptdisks start (đường dẫn; bắt đầu) Tiến trình này sẽ quét mọi khối tin được liệt kê trong tập tin /etc/crypttab, và sẽ tạo những thiết bị thích hợp dưới thư mục /dev sau khi nhập những cụm từ mật khẩu đúng. (Khối tin đã được đăng ký sẽ bị bỏ qua, vì vậy bạn có thể chạy lệnh này vài lần, không có sao.) Sau khi đăng ký được, bạn có khả năng đơn giản gắn kết những khối tin bằng cách bình thường. # mount /điểm_lắp ● Nếu khối tin nào chứa tập tin hệ thống khác tới hạn không thể được gắn kết (/usr hay /var), hệ thống vẫn còn nên khởi động được; bạn cũng vẫn nên có khả năng tự gắn kết mỗi khối tin giống như trong trường hợp trước. Tuy nhiên, bạn cũng cần phải khởi chạy (lại) dịch vụ nào thường chạy tại cấp chạy mặc định của bạn, vì rất có thể là nó chưa được khởi chạy. Phương pháp dễ nhất để làm như thế là chuyển đổi sang cấp chạy thứ nhất rồi ngược lại bằng cách nhập # init 1 vào dấu nhắc trình bao, rồi bấm tổ hợp phím Control+D khi mật khẩu chủ được yêu cầu. 7.3. Đăng nhập Một khi hệ thống khởi động được, bạn sẽ thấy dấu nhắc đăng nhập. Hãy đăng nhập, dùng tên đăng nhập cá nhân và mật khẩu bạn đã chọn trong tiến trình cài đặt. Hệ thống của bạn lúc bây giờ sẵn sàng sử dụng. Nếu bạn là người mới dùng Debian, khuyên bạn đọc tài liệu hướng dẫn có sẵn liên quan đến mỗi bước mới. Hiện thời có vài hệ thống tài liệu, cũng có tiến trình cố gắng hợp nhất những kiểu tài liệu khác nhau. Đây là một số điểm bắt đầu đọc. Tài liệu hướng dẫn cách sử dụng chương trình nào đã được cài đặt thì nằm trong thư mục /usr/share/doc/, dưới một thư mục con có tên theo tên của gói Debian chứa chương trình đó. Tuy nhiên, tài liệu rộng rãi hơn thường được đóng gói riêng trong gói tài liệu đặc biệt thường không được cài đặt theo mặc định. Chẳng hạn, tài liệu về công cụ quản lý gói apt nằm trong những gói apt-doc và apt-howto. Hơn nữa, có một số thư mục đặc biệt ở trong phân cấp /usr/share/doc/. Những tài liệu Linux Thế Nào được cài đặt dạng nén .gz vào thư mục /usr/share/doc/HOWTO/ en-txt/. Sau khi cài đặt gói gói dhelp, bạn sẽ tìm thấy một mục lục tài liệu có khả năng duyệt qua nằm trong /usr/share/doc/HTML/index.html. Có thể xem dễ dàng các tài liệu này bằng trình duyệt dựa vào văn bản, bằng cách nhập những lệnh này: $ cd /usr/share/doc/ $ w3m . Dấu chấm nằm sau lệnh w3m thì báo nó hiển thị nội dung của thư mục hiện có. Nếu máy tính có môi trường đồ họa được cài đặt, bạn cũng có khả năng sử dụng trình duyệt Mạng để xem tài liệu. Hãy khởi chạy trình duyệt Mạng từ trình đơn ứng dụng, rồi gõ địa chỉ /usr/share/doc/ vào thanh địa chỉ. Bạn cũng có thể gõ info lệnh hay man lệnh để xem tài liệu hướng dẫn về phần lớn lệnh sẵn sàng ở dấu nhắc lệnh. Việc gõ lệnh help (trợ giúp) sẽ hiển thị trợ giúp về các lệnh trình bao. Hơn nữa, việc gõ lệnh nào với --help theo sau sẽ thường hiển thị bản tóm tắt ngắn về cách sử dụng lệnh đó. Nếu kết quả của lệnh cuộn qua cạnh trên của màn hình, hãy gõ | more sau lệnh đó để dùng chương trình more để gây ra kết quả tạm dừng trước khi cuộn qua cạnh trên của màn hình. Để xem danh sách các lệnh sẵn sàng bắt đầu với một chữ nào đó, hãy gõ chữ đó rồi hai dấu cách kiểu Tab. Chương 8. Bước tiếp và đi đâu vậy? Mục lục 8.1. Tắt hệ thống 8.2. Cho người dùng UNIX mới 8.3. Giới thiệu về Debian 8.3.1. Hệ thống quản lý gói Debian 8.3.2. Quản lý phiên bản ứng dụng 8.3.3. Quản lý công việc định kỳ 8.4. Thông tin thêm 8.5. Thiết lập thư điện tử trên hệ thống 8.5.1. Cấu hình thư điện tử mặc định 8.5.2. Gửi thư ra hệ thống 8.5.3. Cấu hình tác nhân truyền thư tín Exim4 8.6. Biên dịch hạt nhân mới 8.6.1. Quản lý ảnh hạt nhân 8.7. Phục hồi hệ thống bị hỏng 8.1. Tắt hệ thống Để tắt hệ thống Linux đang chạy, bạn không nên khởi động lại bằng cái nút đặt lại trên mặt hoặc về sau máy tính, hoặc đơn giản tắt điện. Hệ thống Linux nên được tắt bằng cách được điều khiển, không thì tập tin có thể bị mất và/hoặc đĩa bị hỏng. Nếu bạn chạy môi trường ở trên (v.d. GNOME, KDE, Xfce), thường có tùy chọn "Đăng xuất" nằm trong trình đơn ứng dụng mà cho bạn có khả năng tắt (hoặc khởi động lại) hệ thống. Hoặc bạn có khả năng bấm tổ hợp phím Ctrl+Alt+Del . Một tùy chọn cuối cùng là việc đăng nhập như là người chủ (root) và gõ một của những lệnh này: poweroff (tắt điện), halt (dừng) hoặc shutdown -h now (tắt máy -h bây giờ), nếu tổ hợp phím không hoạt động được, hoặc nếu bạn thích gõ lệnh hơn; hãy sử dụng lệnh reboot (khởi động lại) để khởi động lại hệ thống. 8.2. Cho người dùng UNIX mới Nếu bạn chưa quen với UNIX, khuyên bạn đọc một số cuốn sách và tài liệu. Rất nhiều thông tin hữu ích nằm trong Tham Khảo Debian Debian Reference. Danh sách các Hỏi Đáp UNIX list of Unix FAQs này chứa một số tài liệu UseNet cung cấp tham khảo lịch sử tốt. Linux là một bản thực hiện UNIX riêng. Dự án tài liệu Linux Linux Documentation Project (LDP) tập hợp một số tài liệu Thế Nào và cuốn sách trực tuyến liên quan đến Linux. Phần lớn tài liệu này có thể được cài đặt một cách cục bộ: chỉ đơn giản hãy cài đặt gói doc-linux-html (kiểu HTML) hay gói doc-linux-text (kiểu ASCII), rồi tìm trong thư mục Thế Nào /usr/share/doc/HOWTO. Phiên bản đã dịch của những tài liệu Thế Nào LDP (nếu có) cũng được công bố dạng gói Debian. 8.3. Giới thiệu về Debian Debian khác một ít với những bản phát hành khác. Thậm chí nếu bạn quen với Linux trong bản phát hành khác, có một số điều cần biết về Debian để giúp đỡ bạn bảo quản một hệ thống tốt đẹp. Chương này chứa thông tin để giúp đỡ bạn bắt đầu dùng Debian; nó không phải là trợ lý hướng dẫn về cách sử dụng Debian, chỉ là tóm tắt rất vắn cho người quá bận thôi. 8.3.1. Hệ thống quản lý gói Debian Khái niệm quan trọng nhất cần hiểu được là hệ thống gói Debian. Về cơ bản thì nhiều phần lớn của hệ thống của bạn được điều khiển bởi hệ thống quản lý gói này. Những phần này gồm: ● /usr (trừ /usr/local) ● /var (bạn có thể làm /var/local và hoạt động trong đó một cách an toàn) ● /bin ● /sbin ● /lib Lấy thí dụ, bạn có thể thay thế /usr/bin/perl được, nhưng mà nếu bạn nâng cấp gói perl, tập tin bạn đã chèn sẽ bị thay thế. Nhà chuyên môn có thể tránh sự khó này bằng cách đặt gói riêng đã "giữ lại" trong chương trình aptitude. Một của những phương pháp cài đặt tốt nhất là « apt ». Bạn có thể sử dụng phiên bản kiểu dòng lệnh apt-get hoặc phiên bản nhập chữ toàn màn hình aptitude. Hãy ghi chú rằng apt sẽ cũng cho phép bạn hợp nhất phân loại Chính (main), Đóng góp (contrib.) và Khác tự do (non-free) để cho bạn truy cập gói bị hạn chế khi xuất, cũng như phiên bản chuẩn. 8.3.2. Quản lý phiên bản ứng dụng Phiên bản ứng dụng khác nhau được quản lý bởi « update-alternatives ». Nếu bạn có bảo tồn đồng thời nhiều phiên bản khác nhau của cùng một ứng dụng, xem trang hướng dẫn cho chương trình này, bằng lệnh: « man update-alternatives ». 8.3.3. Quản lý công việc định kỳ Công việc nào nằm trong phạm vị hoạt động của quản trị hệ thống nên được ghi vào thư mục /etc, vì chúng là tập tin cấu hình. Nếu bạn tạo công việc định kỳ (cron) với quyền người chủ (root) cần chạy hàng ngày (daily), hàng tuần (weekly) hay hàng tháng (monthly), hãy chèn chúng vào /etc/cron. {daily,weekly,monthly}. Những công việc này được gọi từ /etc/crontab: chúng sẽ chạy theo thứ tự abc, mà sắp xếp chúng. Mặt khác, nếu bạn tạo một công việc định kỳ (cron job): ● cần chạy với tư cách người dùng đặc biệt, hay ● cần chạy vào lúc đặc biệt hoặc với tần số đặc biệt, bạn vẫn có khả năng sử dụng hoặc /etc/crontab, hoặc còn tốt hơn, /etc/cron.d/ cái_nào. Những tập tin riêng này cũng có một trường thêm cho phép bạn qui định tài khoản người dùng dưới đó công việc định kỳ sẽ chạy. Trong mỗi trường hợp, bạn chỉ hiệu chỉnh những tập tin đó, rồi chương trình cron sẽ nhận biết chúng một cách tự động. Không cần chạy lệnh đặc biệt nào. Để tìm thông tin thêm, xem hai trang hướng dẫn cron(8) và crontab(5), và tập tin Đọc Đi /usr/share/doc/cron/README.Debian. 8.4. Thông tin thêm Để tìm thông tin về chương trình riêng nào, trước tiên bạn hãy thử nhập lệnh man tên_chương_trình, hoặc info tên_chương_trình. Cũng có rất nhiều tài liệu hữu ích nằm trong thư mục /usr/share/doc. Cụ thể là thư mục con Thế Nào /usr/share/doc/HOWTO và Hỏi Đáp /usr/share/doc/FAQ chứa nhiều thông tin hữu dụng. Để thông báo lỗi, xem /usr/share/doc/debian/bug*. Để đọc thông tin về vấn đề đặc trưng cho Debian trong chương trình riêng, xem tập tin Đọc Đi /usr/share/doc/(tên_gói)/README.Debian. Nơi Mạng Debian chứa rất nhiều tài liệu về Debian. Cụ thể là Hỏi Đáp Debian GNU /Linux FAQ và tham khảo Debian Reference. Có một bảng liệt kê nhiều tài liệu hướng dẫn Debian thêm nằm tại dự án tài liệu Debian Debian Documentation Project. Cộng đồng Debian hỗ trợ với nhau : để đăng ký tham gia một hay nhiều hộp thư chung Debian, xem trang Mail List Subscription. Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng là khi hộp thư chung Debian Debian Mailing List Archives mà chứa rất nhiều thông tin phong phú về Debian. Một nguồn thông tin tổng quát về GNU/LInux là dự án tài liệu Debian Linux Documentation Project. Tại đó, bạn sẽ tìm các tài liệu Thế Nào và liên kết chỉ đến thông tin rất qúy giá khác về nhiều phần của hệ thống GNU/Linux. 8.5. Thiết lập thư điện tử trên hệ thống Thư điện tử là việc hàng ngày cho rất nhiều người trên khắp thế giới. Vì có nhiều tùy chọn thiết lập, và thiết lập đúng có tác động một số tiện ích Debian, phần này giải thích những điểm cơ bản về cách thiết lập khả năng thư điện tử. Có ba chức năng chính cấu tạo một hệ thống thư điện tử. Điều thứ nhất là Tác nhân người dùng thư tín (MUA), chương trình người dùng thật sử dụng để viết và đọc các bài thư. Điều thứ hai là Tác nhân truyền thư tín (MTA) mà truyền các bài thư từ máy này sang máy khác. Điều thứ ba là Tác nhân phát thư tín (MDA) mà truyền các bài thư gửi đến vào Hộp Đến của người dùng. Ba chức năng này có thể được thực hiện bằng chương trình khác nhau, nhưng cũng có thể được kết hợp trong một hay hai chương trình. Cũng có thể thiết lập chương trình khác nhau quản lý những chức năng này cho các kiểu thư khác nhau. Trên hệ thống kiểu Linux và Unix, rất nhiều người đã dùng mutt như là MUA. Giống như phần lớn chương trình Linux truyền thống, nó dựa vào văn bản. Nó thường được dùng cùng với exim hay sendmail như là MTA và procmail như là MDA. Tuy nhiên, rất nhiều người hiện thời thích sử dụng chương trình đồ họa hơn chương trình dựa vào văn bản. Vậy chương trình thư điện tử đồ họa như evolution của GNOME, kmail của KDE hay thunderbird của Mozilla (trong Debian có sẵn như là icedove^[23]) đã trở thành rất phổ biến hơn. Những chương trình này kết hợp chức năng của MUA, MTA và MDA, nhưng vẫn có thể được dùng cùng với công cụ LInux truyền thống. 8.5.1. Cấu hình thư điện tử mặc định Thậm chí nếu bạn định sử dụng chương trình thư điện tử đồ họa, quan trọng là một MTA/MDA truyền thống cũng được cài đặt và thiết lập đúng trên hệ thống Linux. Lý do là những tiện ích khác nhau chạy trên hệ thống^[24]cũng có khả năng gửi thông báo quan trọng qua thư điện tử, để báo quản trị hệ thống biết về vấn đề hay thay đổi. Vì lý do này, hai gói exim4 và mutt sẽ được cài đặt theo mặc định (miễn là bạn đã không bỏ chọn công việc "chuẩn" trong khi cài đặt). exim4 là chương trình cả hai MTA/MDA hơi nhỏ còn rất dẻo. Mặc định là nó sẽ được cấu hình để thao tác chỉ những thư cục bộ với hệ thống chính nó, và các thư được gửi cho quản trị hệ thống (tài khoản người chủ) sẽ được phát cho tài khoản người dùng chuẩn được tạo trong tiến trình cài đặt^[25]. Khi các thư hệ thống được phát, chúng được thêm vào một tập tin trong /var/mail /tên_tài_khoản. Có thể đọc các thư này bằng mutt. 8.5.2. Gửi thư ra hệ thống Như nói trên, hệ thống Debian đã cài đặt chỉ được thiết lập để thao tác các thư cục bộ với hệ thống, không phải để gửi thư cho người khác, cũng không phải để nhận thư từ người khác. Nếu bạn muốn chương trình exim4 quản lý các thư bên ngoài, xem phần phụ kế tiếp tìm những tùy chọn cấu hình cơ bản. Hãy thử ra việc gửi và nhận thư chạy đúng không. Nếu bạn định sử dụng chương trình thư điện tử kiểu đồ họa và sử dụng máy phục vụ thư tín của nhà cung cấp dịch vụ Mạng (ISP) hay chỗ làm, không cần cấu hình exim4 để quản lý các thư bên ngoài. Chỉ cần cấu hình chương trình thư đồ họa để sử dụng những máy phục vụ đúng để gửi và nhận thư điện tử (các hướng dẫn này nằm ở ngoại phạm vị của sổ tay này). Tuy nhiên, trong trường hợp đó, bạn có thể cần phải cần cấu hình tiện ích riêng để gửi đúng thư điện tử. Một tiện ích như vậy là reportbug, một chương trình làm cho dễ dàng việc thông báo lỗi trong gói Debian. Mặc định là nó chờ đợi gửi thư qua exim4. Để thiết lập đúng reportbug để sử dụng máy phục vụ thư tín bên ngoài, hãy chạy lệnh cấu hình reportbug --configure và trả lời "không" khi hỏi nếu có sẵn MTA không. Sau đó, bạn sẽ được nhắc nhập máy phục vụ SMTP (gửi thư) cần dùng để đệ trình báo cáo lỗi. 8.5.3. Cấu hình tác nhân truyền thư tín Exim4 Muốn hệ thống cũng thao tác các thư điện tử bên ngoài thì cần phải cấu hình lại gói exim4^[26]: # dpkg-reconfigure exim4-config Sau khi nhập lệnh này (dưới người chủ), tiến trình sẽ hỏi nếu bạn muốn chia cấu hình ra nhiều tập tin nhỏ. Chưa chắc thì bặt tùy chọn mặc định. Tiếp theo hiển thị vài trường hợp thư tín thường gặp. Hãy chọn điều thích hợp với những nhu cầu của bạn. nơi Mạng Hệ thống của bạn có kết nối đến mạng, và thư tín được gởi và nhận trực tiếp bằng SMTP. Trên những màn hình theo sau, bạn sẽ được hỏi vài câu cơ bản, như tên thư tín của máy tính này, hay danh sách miền cho chúng bạn chấp nhận hay chuyển tiếp lại thư tín. thư được gởi bởi máy thông minh Trong trường hợp này, các thư gửi đi được chuyển tiếp tới máy khác, tên "máy khéo", mà gửi thư đó cho đích. Máy khéo cũng thường cất giữ các thư gửi đến máy tính của bạn, vậy bạn không cần lên Mạng suốt. Cũng cần tải các thư xuống máy khéo bằng chương trình như fetchmail. Trong nhiều trường hợp, máy khéo là máy phục vụ thư tín của nhà cung cấp dịch vụ Mạng (ISP) thì tùy chọn này rất thích hợp với người dùng quay số. Máy khéo cũng có thể là máy phục vụ thư tín ở chỗ làm, hoặc ngay cả một hệ thống khác trên cùng mạng. thư gửi bởi máy khéo; không có thư cục bộ Tùy chọn này cơ bản bằng điều trước, trừ hệ thống sẽ không được thiết lập để thao tác thư cho miền thư điện tử cục bộ. Các thư trên hệ thống chính nó (v.d. cho quản trị hệ thống) vẫn còn sẽ được xử lý. chỉ phát cục bộ Đây là tùy chọn mặc định trong cấu hình hệ thống. chưa cấu hình Hãy chọn điều này chỉ nếu bạn biết chính xác bạn làm gì. Nó sẽ để lại hệ thống thư chưa cấu hình: trước khi bạn cấu hình nó, bạn không có khả năng gởi hay nhận thư nào, thì có thể mất một số thông điệp quan trong từ tiện ích hệ thống. Nếu không có trường hợp trong những trường hợp này là thích hợp với những nhu cầu của bạn, hoặc nếu bạn cần một thiết lập chi tiết hơn, cần phải chỉnh sửa tập tin cấu hình nằm dưới thư mục /etc/exim4 sau khi cài đặt xong. Thông tin thêm về exim4 nằm dưới thư mục /usr/share/doc/exim4; tập tin Đọc Đi README.Debian.gz chứa chi tiết thêm về cách thiết lập exim4, và giải thích tìm tài liệu thêm như thế nào. Ghi chú rằng việc gửi thư trực tiếp cho Mạng khi bạn không có tên miền chính thức có thể gây ra thư bị từ chối do biện pháp chống thư rác trên máy phục vụ nhận thư. Tốt hơn khi dùng máy phục vụ thư tín của nhà cung cấp dịch vụ Mạng (ISP). Nếu bạn vẫn còn muốn gửi thư một cách trực tiếp, có lẽ bạn muốn sử dụng một địa chỉ thư điện tử khác với điều được tạo ra theo mặc định. Dùng exim4 như là MTA, thì có thể làm như thế bằng cách thêm một mục nhập vào tập tin /etc/ email-addresses. 8.6. Biên dịch hạt nhân mới Tại sao biên dịch hạt nhân mới? Thường không cần, vì hạt nhân mặc định có sẵn trong Debian có khả năng quản lý được hậu hết cấu hình máy tính. Hơn là Debian cung cấp vài hạt nhân xen kẽ. Vậy trước tiên, khuyên bạn kiểm tra xem nếu có gói ảnh hạt nhân xen kẽ thích hợp hơn với phần cứng của bạn. Tuy nhiên, một số người sẽ muốn biên dịch một hạt nhân mới để: ● quản lý vấn đề phần cứng đặc biệt, hoặc chỉnh sửa sự xung đột giữa phần cứng và hạt nhân có sẵn ● sử dụng tùy chọn hạt nhân nào chưa được hỗ trợ trong hạt nhân có sẵn (như khả năng hỗ trợ bộ nhớ cao) ● tối ưu hóa hạt nhân bằng cách gỡ bỏ các trình điều khiển vô ích, để tăng tốc độ khởi động ● tạo hạt nhân cả một phần, thay cho hạt nhân chứa nhiều mô-đun riêng ● chạy hạt nhân đã cập nhật hay hạt nhân phiên bản phát triển ● học biết thêm về hạt nhân Linux 8.6.1. Quản lý ảnh hạt nhân Đừng sợ thử biên dịch hạt nhân: kinh nghiệm này là thú vị và hữu dụng. Để biên dịch hạt nhân bằng cách Debian, bạn cần lấy một số gói: fakeroot, kernel-package, linux-source-2.6 và một số điều khác rất có thể đã được cài đặt (xem tài liệu Đọc Đi /usr/share/doc/kernel-package/README.gz để tìm danh sách đầy đủ). Phương pháp này sẽ tạo gói dạng .deb chứa mã nguồn hạt nhân riêng của bạn, cũng tạo một gói dạng .deb kiểu phụ thuộc vào đã đồng bộ chứa mỗi mô-đun khác chuẩn (nếu có). Nó là phương pháp tốt hơn để quản lý ảnh hạt nhân; /boot sẽ chứa hạt nhân, tập tin « System.map », và bản ghi của tập tin cấu hình hoạt động của bản xâu dựng đó. Ghi chú rằng bạn không cần phải biên dịch hạt nhân bằng "cách Debian"; nhưng mà chúng tôi cho là dễ hơn và an toàn hơn khi sử dụng hệ thống quản lý gói để quản lý hạt nhân riêng. Tức là, bạn có thể lấy mã nguồn hạt nhân một cách trực tiếp từ bắc Linus thay cho linux-source-2.6, còn vẫn sử dụng phương pháp biên dịch kernel-package. Ghi chú rằng tài liệu hướng dẫn hoàn toàn về cách sử dụng kernel-package nằm dưới thư mục /usr/share/doc/kernel-package. Tiết đoạn này chỉ chứa trợ lý hướng dẫn vắn thôi. Kể từ câu này, giả sử là bạn điều khiển hoàn toàn máy tính, cũng sẽ giải nén mã nguồn hạt nhân vào nơi nào trong thư mục chính của mình. ^[27]. Cũng giả sử là phiên bản hạt nhân là 2.6.32. Hãy chắc là (trên dòng lệnh) bạn nằm trong thư mục vào đó bạn muốn giải nén mã nguồn hạt nhân, rồi giải nén nó bằng lệnh tar xjf /usr/src/linux-source-2.6.32.tar.bz2 và chuyển đổi sang thư mục linux-source-2.6.32 mới tạo. Lúc đó bạn có khả năng cấu hình hạt nhân mới. Nếu bạn đã cài đặt và cấu hình X11, mà hoạt động, hãy chạy lệnh make xconfig; nếu không thì chạy lệnh make menuconfig (cần thiết cài đặt gói libncurses5-dev). Bạn nên mất thời gian để đọc trợ giúp trực tuyến: bạn hãy cẩn thận khi chọn cấu hình hạt nhân. Khi chưa chắc, khuyên bạn bao gồm trình điều khiển thiết bị (phần mềm quản lý phần cứng ngoại vi: thẻ Ethernet, bộ điều khiển SCSI v.v.) về đó bạn chưa chắc. Lại cẩn thận: các tùy chọn khác, không liên quan đến phần cứng đặc trưng, nên vẫn giữ giá trị mặc định nếu bạn không hiểu chúng. Đừng quên chọn "Kernel module loader" (bộ tải mô-đun hạt nhân) trong phần "Loadable module support" (khả năng hỗ trợ mô-đun tải được): mặc định là nó chưa chọn. Nếu không gồm thì bản cài đặt Debian đó sẽ gặp lỗi. Sau đó, bạn nên làm sạch cây nguồn và đặt lại các tham số kernel-package. Để làm như thế, hãy chạy lệnh make-kpkg clean. Bước theo, hãy biên dịch hạt nhân, bằng lệnh fakeroot make-kpkg --initrd --revision=custom.1.0 kernel_image. Số hiệu phiên bản "1.0" có thể thay đổi: nó chỉ là số phiên bản dùng để theo dõi các bản xây dựng hạt nhân. Hơn là bạn có khả năng thay thế từ "custom" (riêng) bằng bất cứ từ khác nào (v.d. tên máy). Tiến trình biên dịch hạt nhân có thể hơi lâu, tùy thuộc vào tốc độ của máy tính. Một khi biên dịch xong, bạn có khả năng cài đặt hạt nhân riêng giống như bất cứ gói phần mềm nào. Như là người chủ, hãy chạy lệnh dpkg -i ../ linux-image-2.6.32-kiến trúc phụ_custom.1.0_i386.deb. Phần kiến trúc phụ là một kiến trúc phụ tùy chọn, v.d. "686", phụ thuộc vào những tùy chọn hạt nhân nào bạn đặt. dpkg -i sẽ cài đặt hạt nhân, cùng với một số tập tin hỗ trợ tốt đẹp khác. Chẳng hạn, tập tin System.map sẽ được cài đặt đúng (có ích để gỡ lỗi hạt nhân), và /boot/config-2.6.32 sẽ được cài đặt, chứa bộ cấu hình hiện thời của bạn. Gói hạt nhân mới cũng có khả năng cập nhật tự động bộ nạp khởi động để sử dụng hạt nhân mới. Nếu bạn đã tạo một gói modules (các mô-đun), bạn cũng cần phải cài đặt nó. Lúc này cần khởi động lại hệ thống: hãy đọc cẩn thận cảnh báo nào mà bước trước mới tạo, rồi chạy lệnh shutdown -r now (tắt bây giờ, rồi khởi động lại). Để tìm thông tin thêm về hạt nhân Debian và phương pháp biên dịch hạt nhân, xem Sổ Tay Hạt Nhân Linux Debian Debian Linux Kernel Handbook. Còn để tìm chi tiết về gói hạt nhân kernel-package, đọc những tài liệu hướng dẫn tốt đẹp nằm trong thư mục /usr/share/doc/kernel-package. 8.7. Phục hồi hệ thống bị hỏng Thỉnh thoảng gặp lỗi nên hệ thống được cài đặt cẩn thận không còn khởi động được lại. Có lẽ cấu hình bộ nạp khởi động bị hỏng trong khi thử ra sự thay đổi, hoặc có lẽ một hạt nhân mới cài đặt sẽ không khởi động được, hoặc gì đó rất lạ đã xảy ra, bạn chưa biết sao. Trong mọi trường hợp đều, bạn cần có hệ thống hoạt động trong khi sửa điều bị hỏng thì chế độ cứu có ích. Để truy cập chế độ cứu, hãy gõ rescue (cứu) tại dấu nhắc boot:, hoặc khởi động với tham số rescue/enable=true (cứu bật là đúng). Bạn sẽ xem vài màn hình đầu của trình cài đặt, góc màn hình hiển thị chú thích ngụ ý là chế độ cứu, không phải tiến trình cài đặt đầy đủ. Đừng lo, hệ thống của bạn đâu có sắp bị ghi đè. Chế độ cứu đơn giản sử dụng những khả năng phát hiện phần cứng có sẵn trong trình cài đặt để chắc là các đĩa, thiết bị mạng v.v. sẵn sàng cho bạn trong khi sửa chữa hệ thống. Thay cho công cụ phân vùng, màn hình kế tiếp nên hiển thị danh sách các phân vùng nằm trong hệ thống, yêu cầu bạn chọn một điều. Bình thường, bạn nên chọn phân vùng chứa hệ thống tập tin gốc mà bạn cần phải sửa chữa. Bạn có khả năng chọn phân vùng nằm trên thiết bị kiểu RAID và LVM cũng như điều được tạo trực tiếp trên đĩa. Nếu có thể, trình cài đặt lúc bây giờ hiển thị dấu nhắc trình bao trong hệ thống tập tin mới chọn, cho bạn thực hiện việc sửa chữa. Ví dụ, nếu bạn cần phải cài đặt lại bộ nạp khởi động GRUB vào mục ghi khởi động chính của đĩa cứng thứ nhất, bạn có thể gõ lệnh grub-install '(hd0)' để làm như thế. Nếu trình cài đặt không thể chạy trình bao có ích trong hệ thống tập tin gốc đã chọn, có lẽ vì hệ thống tập tin bị hỏng, nó sẽ hiển thị cảnh báo và đưa ra trình bao trong môi trường cài đặt thay thế. Môi trường này có thể cung cấp số công cụ ít hơn, mà thường vẫn còn là đủ để sửa chữa hệ thống. Hệ thống tập tin gốc mới chọn sẽ được gắn kết vào thư mục /target. Trong mỗi trường hợp, sau khi bạn thoát khỏi trình bao, hệ thống sẽ khởi động lại. Cuối cùng, ghi chú rằng tiến trình sửa chữa hệ thống bị hỏng có thể là khó : tài liệu hướng dẫn này không phải nhắm diễn tả mọi lỗi có thể hay cách sửa nó. Nếu bạn gặp lỗi, hãy hỏi nhà chuyên môn. ━━━━━━━━━━━━━━ ^[23] thunderbird có tên icedove trong Debian vì lý do cấp quyền; chi tiết về trường hợp này nằm ở ngoại phạm vị của sổ tay này. ^[24] Chẳng hạn, cron, quota, logcheck, aide, ... ^[25] Khả năng chuyển đổi thư cho người chủ tới tài khoản người dùng chuẩn được cấu hình trong /etc/aliases. Nếu chưa tạo tài khoản người dùng chuẩn nào, các thư như vậy sẽ được phát cho tài khoản người chủ. ^[26] Cũng có thể gỡ bỏ gói exim4 và thay thế bằng MTA/MDA khác. ^[27] Có một số vị trí khác vào đó bạn có thể giải nén mã nguồn hạt nhân rồi xây dựng hạt nhân riêng, nhưng mà dễ nhất khi giải nén vào thư mục chính vì không cần thiết quyền truy cập đặc biệt. Phụ lục A. Cài đặt thế nào Mục lục A.1. Chuẩn bị A.2. Khởi động trình cài đặt A.2.1. CD-ROM A.2.2. Thanh bộ nhớ USB A.2.3. Khởi động từ mạng A.2.4. Khởi động từ đĩa cứng A.3. Cài đặt A.4. Gởi báo cáo cài đặt cho chúng tôi A.5. Vậy cuối cùng... Tài liệu này diễn tả cách cài đặt Debian GNU/Linux squeeze dành cho Intel x86 (kiến trúc "i386") bằng debian-installer mới. Nó là sự giải thích nhanh của tiến trình cài đặt mà nên chứa tất cả thông tin cần thiết để cài đặt trong phần lớn trường hợp. Khi thông tin thêm có thể là hữu ích, chúng tôi sẽ liên kết đến sự giải thích chi tiết hơn trong phần tài liệu khác. A.1. Chuẩn bị Nếu bạn gặp lỗi trong khi cài đặt, xem Phần 5.4.6, "Đệ trình báo cáo cài đặt" để tìm thông tin về cách thông báo lỗi. Nếu bạn cần biết gì không nằm trong phạm vị của tài liệu này, xin hãy hỏi câu hoặc trong hộp thư chung « debian-boot » (debian-boot@lists.debian.org) hoặc trên IRC (kênh #debian-boot trên mạng OFTC). A.2. Khởi động trình cài đặt Nhóm debian-cd cung cấp nhiều bản xây dựng của ảnh đĩa CD bằng debian-installer trên trang đĩa CD Debian. Để tìm thông tin thêm về nơi cần lấy đĩa CD, xem Phần 4.1, "Bộ đĩa CD Debian GNU/Linux chính thức". Một số phương pháp cài đặt riêng cần thiết ảnh kiểu khác với ảnh đĩa CD. Phần 4.2.1, "Nơi tìm ảnh cài đặt" diễn tả cách tìm ảnh trên máy nhân bản Debian. Những tiết đoạn phụ dưới đây cung cấp chi tiết về ảnh nào bạn nên lấy để thực hiện mỗi phương pháp cài đặt. A.2.1. CD-ROM Có hai ảnh đĩa CD kiểu « netinst » (cài đặt qua mạng) có thể được dùng để cài đặt squeeze bằng debian-installer. Hai ảnh này được định để khởi động từ đĩa CD và cài đặt các gói thêm qua mạng. Sự khác giữa hai ảnh này là ảnh netinst đầy chứa các gói cơ bản, còn bạn cần phải tải chúng xuống Mạng khi dùng ảnh thẻ kinh doanh. Hoặc bạn có thể lấy một đĩa CD kích cỡ đầy đủ mà không cần mạng để cài đặt. Bạn cần có chỉ đĩa CD thứ nhất của bộ này. Hãy tải về kiểu nào bạn thích, và chép ra nó vào một đĩa CD. Để khởi động đĩa CD này, bạn có thể cần phải thay đổi cấu hình BIOS, như được diễn tả trong Phần 3.6.1, "Gọi trình đơn thiết lập BIOS". A.2.2. Thanh bộ nhớ USB Cũng có thể cài đặt từ thiết bị lưu trữ USB rời. Thí dụ, một dây khoá USB có thể làm vật chứa cài đặt Debian hữu ích mà bạn có thể mang suốt. Phương pháp dễ nhất chuẩn bị thanh bộ nhớ USB là tai về kho hd-media/ boot.img.gz, rồi chạy chương trình « gunzip » để giải nén ảnh 256 MB từ tập tin đó. Hãy ghi ảnh này một cách trực tiếp vào thanh bộ nhớ, mà cần phải có kích cỡ ít nhất 256 MB. Tất nhiên tiến trình này sẽ hủy hoàn toàn dữ liệu nào tồn tại trên thanh bộ nhớ đó. Sau đó, hãy gắn kết thanh bộ nhớ, mà lúc bây giờ chứa hệ thống tập tin kiểu FAT. Bước kế tiếp, tải về một ảnh đĩa CD cài đặt qua mạng (netinst) Debian, rồi sao chép tập tin này vào thanh bộ nhớ; bất cứ tên tập tin nào là thích hợp miễn là nó kết thúc bằng .iso. Có một số phương pháp khác, dẻo hơn, để thiết lập thanh bộ nhớ để dùng debian-installer, cũng có thể làm cho nó hoạt động được với thanh bộ nhớ nhỏ hơn. Để tìm chi tiết, xem Phần 4.3, "Chuẩn bị tập tin để khởi động thanh bộ nhớ USB". Một số BIOS riêng có khả năng khởi động trực tiếp vật chứa USB, còn một số điều không có. Bạn có thể cần phải cấu hình BIOS để khởi động từ "ổ đĩa rời", ngay cả "USB-ZIP", để làm cho nó khởi động được từ thiết bị USB. Để tìm mẹo có ích và chi tiết, xem Phần 5.1.4, "Khởi động từ thanh bộ nhớ USB". A.2.3. Khởi động từ mạng Cũng có thể khởi động debian-installer một cách hoàn toàn từ mạng. Mỗi phương pháp khởi động từ mạng phụ thuộc vào kiến trúc và thiết lập khởi động mạng riêng của bạn. Những tập tin nằm trong thư mục netboot/ có thể được dùng để khởi động debian-installer từ mạng. Phương pháp thiết lập dễ nhất rất có thể là tiến trình khởi động từ mạng kiểu PXE. Hãy giải nến (gunzip và bỏ .tar) tập tin netboot/pxeboot.tar.gz vào thư mục /var/lib/tftpboot hoặc nơi nào thích hợp với trình phục vụ tftp của bạn. Thiết lập trình phục vụ DHCP để gởi tên tập tin /pxelinux.0 qua cho trình khách, và nếu có may, mọi điều nên đơn giản hoạt động được. Để tìm chỉ dẫn chi tiết, xem Phần 4.5, "Chuẩn bị tập tin để khởi động qua mạng TFTP". A.2.4. Khởi động từ đĩa cứng Có thể khởi động trình cài đặt khi không dùng vật chứa rời nào, chỉ dùng một phần cứng đã có, mà có thể chứa hệ điều hành khác. Hãy tải về hai tập tin hd-media/initrd.gz, hd-media/vmlinuz, và một ảnh đĩa CD Debian vào thư mục cấp đầu của đĩa cứng đó. Chắc là ảnh đĩa CD có tên tập tin kết thúc bằng .iso. Sau đó, đơn giản cần khởi động Linux bằng initrd. Phần 5.1.3, "Khởi động từ Linux bằng LILO hay GRUB" diễn tả một cách làm như thế. A.3. Cài đặt Một khi trình cài đặt khởi chạy, bạn sẽ xem màn hình ban đầu. Hãy bấm Enter để khởi động, hoặc đọc các chỉ dẫn về những phương pháp khởi động và tham số khác (xem Phần 5.3, "Tham số khởi động"). Sau một thời gian, bạn sẽ được nhắc chọn ngôn ngữ của mình. Hãy sử dụng phím mũi tên để chọn ngôn ngữ, rồi bấm Enter để tiếp tục. Sau đó, bạn sẽ được nhắc chọn quốc gia, trong danh sách gồm quốc gia nơi nói ngôn ngữ bạn. Nếu chỗ bạn không nằm trong danh sách ngắn, có sẵn một danh sách mọi quốc gia trên khắp thế giới. Có lẽ bạn sẽ được nhắc xác nhận bố trí bàn phím của mình. Hãy chọn bố trí bàn phím thích hợp, hoặc chọn điều mặc định nếu bạn chưa chắc. Sau đó, bạn có thể nghỉ trong khi trình cài đặt Debian phát hiện một số phần cứng của bạn, và tải phần còn lại của nó từ đĩa CD, đĩa mềm, USB v.v. Tiếp theo, trình cài đặt sẽ thử phát hiện phần cứng mạng của bạn, để thiết lập thao tác chạy mạng bằng DHCP. Nếu bạn chưa lên mạng, hoặc không có khả năng DHCP, bạn sẽ có dịp tự cấu hình mạng. Bước tiếp theo là đặt đồng hồ và múi giờ. Tiến trình cài đặt sẽ thử liên lạc với một máy phục vụ thời gian trên Internet để đảm bảo đồng hồ được đặt đúng. Múi giờ dựa vào quốc gia được chọn ở một bước trước thì tiến trình cài đặt sẽ chỉ nhắc bạn chọn thêm nếu quốc gia có nhiều miền thời gian. Đây là giai đoạn phân vùng đĩa. Trước tiên, bạn sẽ có dịp tự động phân vùng hoặc một đĩa hoàn toàn, hoặc sức chứa còn rảnh có sẵn trên một đĩa (xem Phần 6.3.2.2, "Phân vùng hướng dẫn"). Tùy chọn này được khuyến khích cho người dùng mới hoặc người nào vội vàng. Nếu bạn không muốn tự động phân vùng, hãy chọn mục Bằng tay trong trình đơn. Nếu bạn có một phân vùng thêm kiểu DOS hay Windows mà bạn muốn bảo tồn, hãy rất cẩn thận tự động khởi động. Nếu bạn chọn tự phân vùng, có thể sử dụng trình cài đặt để thay đổi kích cỡ của phân vùng FAT hay NTFS tồn tại để tạo đủ chỗ cho bản cài đặt Debian: đơn giản hãy chọn phân vùng đó rồi ghi rõ kích cỡ mới cho nó. Trên màn hình kế tiếp, bạn sẽ xem bảng phân vùng, định dạng phân vùng dự định, và nơi sẽ gắn kết chúng. Hãy chọn một phân vùng để sửa đổi hoặc xoá. Người dùng đã tự động phân vùng thì nên có khả năng chỉ chọn mục Phân vùng xong và ghi các thay đổi vào đĩa trong trình đơn, để sử dụng cấu hình được thiết lập. Ghi nhớ : cần phải gán ít nhất một phân vùng dành cho chỗ trao đổi (swap space), cũng gắn kết một phân vùng đến /. Để tìm thêm thông tin về sử dụng công cụ phân vùng như thế nào, xem Phần 6.3.2, "Phân vùng và chọn điểm lắp"; phụ lục Phụ lục C, Phân vùng cho Debian chứa thông tin chung hơn về thao tác phân vùng. Lúc này, debian-installer định dạng các phân vùng của bạn, rồi bắt đầu cài đặt hệ thống cơ bản, mà có thể hơi lâu. Sau đó, hạt nhân sẽ được cài đặt. Hệ thống cơ bản được cài đặt trước là một bản cài đặt hoạt đông mà vẫn còn rất tối thiểu. Để thêm chức năng, bước tiếp theo cho phép bạn cài đặt thêm gói bằng cách chọn một số « tác vụ ». Trước khi cài đặt gói, cũng cần phải cấu hình chương trình apt vì nó xác định kho lưu cung cấp các gói phần mềm. Tác vụ "Hệ thống chuẩn" sẽ được lựa chọn theo mặc định, và bình thường nên được cài đặt. Cũng lựa chọn tác vụ "Màn hình nền" nếu bạn muốn sử dụng môi trường màn hình nền đồ họa (v.d. GNOME hay KDE). Xem thêm phần Phần 6.3.5.2, "Lựa chọn và Cài đặt Phần mềm". Bước cơ sở dữ liệu hệ thống cơ bản được theo bởi bước thiết lập các tài khoản người dùng. Mặc định là bạn cần phải cung cấp một mật khẩu cho tài khoản "root" (quản trị), và đủ thông tin để tạo một tài khoản người dùng tiêu chuẩn. Bước cuối cùng là cài đặt một bộ nạp khởi động (boot loader). Nếu trình cài đặt phát hiện hệ điều hành khác nằm trên máy tính của bạn, nó sẽ thêm mỗi HĐH vào trình đơn khởi động, cũng cho bạn biết như thế. Mặc định là GRUB sẽ được cài đặt vào mục ghi khởi động chủ của đĩa cứng thứ nhất, mà thường là sự chọn tốt. Bạn sẽ có dịp bỏ qua sự chọn đó và cài đặt GRUB vào nơi khác. debian-installer giờ sẽ báo bạn biết rằng tiến trình cài đặt đã chạy xong. Hãy gỡ bỏ đĩa CD-ROM hay vật chứa khởi động khác, rồi bấm Enter để khởi động lại máy tính. Nó nên khởi động vào hệ thống mới cài đặt, và cho phép bạn đăng nhập. (Xem thêm phần Chương 7, Khởi động vào hệ thống Debian mới.) Nếu bạn muốn tìm thông tin thêm về tiến trình cài đặt, xem Chương 6, Sử dụng trình cài đặt Debian. A.4. Gởi báo cáo cài đặt cho chúng tôi Nếu bạn đã cài đặt thành công bằng debian-installer, xin hãy mất thời gian để cung cấp một báo cáo. Phưng pháp báo cáo dễ nhất là cài đặt gói « reportbug » (dùng lệnh aptitude install reportbug), cấu hình reportbug như được giải thích trong Phần 8.5.2, "Gửi thư ra hệ thống", rồi chạy lệnh reportbug installation-reports. Nếu bạn chưa cài đặt xong, rất có thể là bạn đã gặp lỗi trong trình cài đặt Debian. Để cải tiến phần mềm cài đặt, chúng tôi cần phải biết lỗi này: bạn báo cáo nhé. Bạn có thể thông báo lỗi trong báo cáo cài đặt; nếu tiến trình cài đặt thất bại hoàn toàn, xem Phần 5.4.5, "Thông báo vấn đề cài đặt". A.5. Vậy cuối cùng... Chúng tôi hy vọng tiến trình cài đặt Debian chạy được cho bạn, cũng là bạn tìm thấy Debian là hữu hiệu. Đề nghị bạn đọc Chương 8, Bước tiếp và đi đâu vậy?. Phụ lục B. Tự động hoá việc cài đặt bằng chèn sẵn Mục lục B.1. Giới thiệu B.1.1. Phương pháp chèn sẵn B.1.2. Hạn chế B.2. Dùng khả năng chèn sẵn B.2.1. Tải tập tin định cấu hình sẵn B.2.2. Dùng tham số khởi động để chèn sẵn câu hỏi B.2.3. Chế độ tự động B.2.4. Biệt hiệu có ích khi chèn sẵn B.2.5. Dùng máy phục vụ DHCP để xác định tập tin định cấu hình sẵn B.3. Tạo tập tin định cấu hình sẵn B.4. Nội dung của tập tin định cấu hình sẵn (cho squeeze) B.4.1. Địa phương hoá B.4.2. Cấu hình mạng B.4.3. Bàn giao tiếp mạng B.4.4. Thiết lập máy nhân bản B.4.5. Thiết lập đồng hồ và múi giờ B.4.6. Phân vùng B.4.7. Cài đặt hệ thống cơ bản B.4.8. Thiết lập tài khoản B.4.9. Thiết lập apt B.4.10. Chọn gói phần mềm B.4.11. Cài đặt bộ nạp khởi động B.4.12. Làm xong tiến trình cài đặt B.4.13. Chèn trước gói khác B.5. Tùy chọn cấp cao B.5.1. Chạy lệnh riêng trong khi cài đặt B.5.2. Dùng khả năng chèn sẵn để thay đổi giá trị mặc định B.5.3. Tải dây chuyền tập tin định cấu hình sẵn Phụ lục này giải thích phương pháp chèn sẵn thông tin trả lời các câu hỏi trong debian-installer để tự động hoá tiến trình cài đặt. Những đoạn cấu hình được dùng trong phụ lục này cũng sẵn sàng dạng tập tin định cấu hình sẵn ví dụ tại ../example-preseed.txt. B.1. Giới thiệu Khả năng chèn sẵn cung cấp phương pháp đặt trả lời những câu được hỏi trong tiến trình cài đặt, không cần tự nhập mỗi trả lời trong khi cài đặt. Như thế thì có khả năng tự động hoá hoàn toàn phần lớn kiểu việc cài đặt, ngay cả cung cấp một số tính năng không sẵn sàng trong tiến trình cài đặt chuẩn. Không cần chèn sẵn. Nếu bạn dùng một tập tin chèn sẵn còn rỗng, trình cài đặt sẽ ứng xử đúng như trong một tiến trình cài đặt thông thường bằng tay. Mỗi câu hỏi bạn chèn sẵn sẽ (nếu bạn đã đặt dữ liệu đúng) sửa đổi bản cài đặt bằng cách nào so với đường cơ sở đó. B.1.1. Phương pháp chèn sẵn Có ba phương pháp có thể dùng để chèn sẵn: initrd, tập tin và mạng. Tiến trình chèn sẵn initrd sẽ hoạt động được với bất cứ phương pháp cài đặt nào, cũng hỗ trợ khả năng chèn sẵn số thứ thêm, còn cần thiết bạn chuẩn bị nhiều nhất. Tiến trình chèn sẵn kiểu tập tin và mạng có thể được dùng với phương pháp cài đặt khác nhau. Theo đây có bảng hiển thị phương pháp chèn sẵn nào dùng được với phương pháp cài đặt nào. ┌─────────────────────────────────────────────┬─────────┬───────────┬─────────┐ │ Phương pháp cài đặt │ initrd │ tập tin │ mạng │ ├─────────────────────────────────────────────┼─────────┼───────────┼─────────┤ │CD/DVD │có │có │có^[a] │ ├─────────────────────────────────────────────┼─────────┼───────────┼─────────┤ │khởi động qua mạng │có │không │có │ ├─────────────────────────────────────────────┼─────────┼───────────┼─────────┤ │kiểu đĩa cứng (gồm thanh USB) │có │có │có^[a] │ ├─────────────────────────────────────────────┴─────────┴───────────┴─────────┤ │^[a] nhưng chỉ nếu bạn có khả năng truy cập mạng, và đặt giá trị preseed/url │ │thích hợp │ └─────────────────────────────────────────────────────────────────────────────┘ Sự khác nhau quan trọng giữa những phương pháp chèn sẵn là điểm thời nơi tập tin cấu hình sẵn được tải và xử lý. Đối với sự chèn sẵn kiểu initrd, điểm này nằm đúng tại đầu của tiến trình cài đặt, trước khi hỏi câu thứ nhất. Đối với sự chèn sẵn kiểu tập tin, nó nằm sau khi đĩa CD hay ảnh đĩa CD đã được tải. Còn đối với sự chèn sẵn kiểu mạng, nó nằm chỉ sau khi mạng đã được cấu hình. Rõ ràng là không thể chèn sẵn câu hỏi nào được xử lý trước khi nạp tập tin cấu hình sẵn (gồm các câu hỏi chỉ được hiển thị tại ưu tiên vừa hay thấp, như việc chạy phát hiện phần cứng đầu tiên). Phần Phần B.2.2, "Dùng tham số khởi động để chèn sẵn câu hỏi" cung cấp phương pháp tránh hỏi những câu sớm này. Để tránh những câu hỏi bình thường xuất hiện trước khi bước chèn sẵn xảy ra, bạn có khả năng khởi chạy tiến trình cài đặt ở chế độ "tự động" (auto). Sự chọn này hoãn các câu bình thường được hỏi quá sớm để chèn sẵn (tức là câu chọn ngôn ngữ, quốc gia và bàn phím) đến sau khi mạng trở thành hoạt động, thì cho các câu hỏi này được chèn sẵn. Nó cũng chạy tiến trình cài đặt ở chế độ tới hạn, mà tránh nhiều câu hỏi không quan trọng. Xem thêm Phần B.2.3, "Chế độ tự động". B.1.2. Hạn chế Mặc dù phương pháp này có khả năng chèn sẵn phần lớn câu hỏi được debian-installer dùng, có một số ngoại lệ quan trọng. Bạn cần phải phân vùng (lại) toàn bộ đĩa hoặc sử dụng sức chứa còn rảnh trên đĩa; không thể sử dụng phân vùng đã có. B.2. Dùng khả năng chèn sẵn Trước tiên bạn cần phải tạo một tập tin cấu hình sẵn, rồi để nó vào vị trí từ đó bạn muốn dùng nó. Phương pháp tạo tập tin cấu hình sẵn được diễn tả trong phần sau của phụ lục này. Cách để nó vào vị trí đúng là hơi đơn giản cho việc chèn sẵn qua mạng hoặc nếu bạn muốn đọc tập tin ra đĩa mềm hay thanh USB. Nếu bạn muốn gồm có tập tin đó trên đĩa CD hay DVD, bạn sẽ cần phải tạo lại chủ ảnh ISO đó. Phương pháp gây ra initrd gồm tập tin cấu hình sẵn nằm ở ngoại phạm vị của tài liệu này: xem tài liệu hướng dẫn của nhà phát triển về debian-installer. Bạn có khả năng tạo tập tin cấu hình sẵn riêng dựa vào tập tin cấu hình sẵn mẫu sẵn sàng tại ../example-preseed.txt. Tập tin mẫu này lần lượt dựa vào những đoạn cấu hình nằm trong phụ lục này. B.2.1. Tải tập tin định cấu hình sẵn Nếu bạn đang dùng khả năng chèn sẵn kiểu initrd, bạn chỉ cần phải chắc là một tập tin tên preseed.cfg nằm trong thư mục gốc của initrd đó. Trình cài đặt sẽ kiểm tra tự động nếu có tập tin này không, cũng sẽ tải nó. Đối với các phương pháp chèn sẵn khác, bạn cần phải báo trình cài đặt biết tập tin nào cần dùng khi bạn khởi động nó. Bình thường cung cấp thông tin này bằng cách gởi cho hạt nhân một tham số khởi động, hoặc tự gởi vào lúc khởi động, hoặc bằng cách hiệu chỉnh tập tin cấu hình bộ nạp khởi động (v.d. syslinux.cfg), thêm tham số đó vào kết thúc của (những) dòng phụ thêm dành cho hạt nhân. Nếu bạn có phải xác định tập tin cấu hình sẵn trong cấu hình của bộ tải khởi động, bạn cũng có khả năng thay đổi cấu hình để tránh trường hợp cần phải bấm phím Enter để khởi động trình cài đặt. Đối với syslinux, cần phải đặt thời hạn thành 1 trong tập tin cấu hình syslinux.cfg. Để chắc là trình cài đặt nhận tập tin cấu hình sẵn đúng, bạn có tùy chọn xác định tổng kiểm (checksum) cho tập tin đó. Hiện thời nó cần phải là tổng kiểu md5sum, và nếu được xác định, nó phải khớp với tập tin cấu hình sẵn, nếu không thì trình cài đặt sẽ từ chối dùng nó. Các tham số khởi động cần xác định: • nếu bạn khởi động qua mạng: preseed/url=http://máy/đường/dẫn/đến/preseed.cfg preseed/url/checksum=5da499872becccfeda2c4872f9171c3d • nếu bạn khởi động đĩa CD đã tạo lại chủ : preseed/file=/cdrom/preseed.cfg preseed/file/checksum=5da499872becccfeda2c4872f9171c3d • nếu bạn cài đặt từ vật chứa USB (hãy để tập tin cấu hình sẵn vào thư mục cấp đầu của thanh USB): preseed/file=/hd-media/preseed.cfg preseed/file/checksum=5da499872becccfeda2c4872f9171c3d Ghi chú rằng cũng có khả năng nhập địa chỉ Mạng preseed/url dạng ngắn là chỉ url, còn địa chỉ tập tin preseed/file dạng ngắn là chỉfile, khi địa chỉ kiểu này là tham số khởi động. B.2.2. Dùng tham số khởi động để chèn sẵn câu hỏi Nếu tập tin cấu hình sẵn không thể được dùng để chèn sẵn một số bước riêng, tiến trình cài đặt vẫn còn có thể được tự động hoá hoàn toàn, vì bạn còn có khả năng gửi các giá trị chèn sẵn cho hạt nhân trên dòng lệnh khi khởi động trình cài đặt. Các tham số khởi động cũng có thể được dùng nếu bạn không thật muốn sử dụng khả năng chèn sẵn, nhưng chỉ muốn cung cấp trả lời cho một câu hỏi riêng. Một số mẫu có ích về trường hợp này nằm trong phần khác của tài liệu này. Để đặt một giá trị cần sử dụng bên trong debian-installer, chỉ cần gửi đường_dẫn/đến/biến=giá_trị cho bất cứ biến chèn sẵn nào được liệt kê trong những mẫu của phụ lục này. Nếu giá trị nào sẽ được dùng để cấu hình gói cho hệ thống đích, bạn cần phải thêm (vào đầu chuỗi) cái sở hữu (owner)^[28] biến đó như thế: cái_sở_hữu:đường_dẫn/đến/biến=giá_trị. Không xác định cái sở hữu thì giá trị cho biến đó sẽ không được sao chép vào cơ sở dữ liệu debconf trong hệ thống đích nên vô ích trong tiến trình cấu hình gói liên quan. Bình thường, chèn sẵn một câu hỏi bằng cách này có nghĩa là người dùng sẽ không được nhắc với câu hỏi đó. Để đặt một giá trị mặc định nào đó cho câu hỏi, nhưng vẫn còn nhắc người dùng với cau hỏi đó, dùng toán tử "?=" thaycho "=". Xem thêm Phần B.5.2, "Dùng khả năng chèn sẵn để thay đổi giá trị mặc định". Ghi chú rằng một số biến thường được đặt tại dấu nhắc khởi động cũng có biệt hiệu ngắn hơn. Biệt hiệu sẵn sàng thì được dùng trong những mẫu thí dụ trong phụ lục này, thay cho biến đầy đủ. Thí dụ, biến preseed/url có biệt hiệu url, và biệt hiệu tasks đại diện tasksel:tasksel/first. Hai dấu trừ "--" trong những tùy chọn khởi động thì có nghĩa đặc biệt. Các tham số khởi động xuất hiện sau "--" cuối cùng có thể được sao chép vào cấu hình của bộ nạp khởi động cho hệ thống đã cài đặt (nếu hỗ trợ bởi bộ cài đặt cho bộ nạp khởi động đó). Bộ cài đặt sẽ tự động lọc ra bất cứ tùy chọn nào nó nhận ra. Ghi chú Các hạt nhân Linux hiện thời (2.6.9 và sau) chấp nhận số tối đa là 32 tùy chọn dòng lệnh và 32 biến môi trường, gồm bất cứ tùy chọn nào được thêm theo mặc định cho bộ cài đặt. Vược quá số này thì hạt nhân không thể phục hồi (sụp đổ). (Đối với hạt nhân sớm hơn thì số tối đa là nhỏ hơn.) Đối với phần lớn tiến trình cài đặt, một số tùy chọn mặc định riêng nằm trong tập tin cấu hình của bộ nạp khởi động, v.d. vga=normal, có thể được gỡ bỏ an toàn, mà có thể cho bạn có khả năng thêm tùy chọn nữa để chèn sẵn. Ghi chú Có lẽ không phải luôn luôn có khả năng xác định giá trị chứa dấu cách cho tham số khởi động, thậm chí nếu bạn định giới chúng bằng dấu trích dẫn. B.2.3. Chế độ tự động Bộ cài đặt Debian có vài tính năng hợp nhất với nhau để cho phép dòng lệnh hơi đơn giản ở dấu nhắc khởi động có kết quả là việc cài đặt tự động riêng phức tạp tùy ý. Để làm rõ ý, ở đây có một số mẫu thí dụ có thể được dùng ở dấu nhắc khởi động: auto url=autoserver [auto tự động url địa chỉ Mạng server máy phục vụ] Mẫu này nhờ máy phục vụ DHCP hỗ trợ máy tính quyết định giá trị của autoserver bằng DNS, có thể sau khi thêm miền cục bộ nếu DHCP đã cung cấp. Nếu mẫu này được dùng ở nơi Mạng có miền mẫu.com có thiết lập DHCP chuẩn, kết quả là tập tin chèn sẵn được lấy từ http:/ /autoserver.mẫu.com/d-i/squeeze/./preseed.cfg. Phần cuối cùng của địa chỉ đó (d-i/squeeze/./preseed.cfg) được lấy từ giá trị auto-install/defaultroot. Mặc định là nó gồm thư mục squeeze để cho các phiên bản sau có khả năng xác định tên mã riêng và cho phép mọi người nâng cấp một cách được điều khiển. Phần /./ được dùng để ngụ ý một thư mục gốc vào đó các đường dẫn phụ có thể được neo (để sử dụng trong preseed/include và preseed/ run). Bố trí này cho phép xác định tập tin hoặc dạng địa chỉ Mạng đầy đủ hoặc đường dẫn bắt đầu với dấu xuyệc / thì được neo, hoặc ngay cả đường dẫn tương đối với vị trí của tập tin đã lấy cuối cùng. Nó có thể được sử dụng để cấu tạo các văn lệnh có khả năng di động hơn mà toàn bộ phân cấp văn lệnh có thể được di chuyển sang vị trí khác, không ngắt nó, chẳng hạn khi sao chép các tập tin vào thanh USB từ máy phục vụ Mạng. Trong mẫu thí dụ này, nếu tập tin chèn sẵn đặt biến preseed/run thành giá trị /scripts/late_command.sh thì tập tin sẽ được lấy từ http://autoserver.example.com/d-i/squeeze/./scripts/late_command.sh. Nếu không có hạ tầng cơ sở cục bộ kiểu DHCP hay DNS, hoặc nếu bạn không muốn sử dụng đường dẫn mặc định đến preseed.cfg, bạn vẫn còn có khả năng sử dụng một địa chỉ Mạng dứt khoát; không sử dụng yếu tố /./ thì nó được neo vào đầu của đường dẫn (tức là dấu xuyệc / thứ ba trong địa chỉ đó). Ở đây có một mẫu thí dụ chỉ cần sự hỗ trợ tối thiểu của hạ tầng cơ sở cục bộ : auto url=http://192.168.1.2/đường_dẫn/đến/tập_tin_chèn_sẵn.của_tôi Nó hoạt động như thế: ● địa chỉ Mạng thiếu giao thức thì http được giả sử, ● phần tên máy không chứa dấu chấm thì miền bắt nguồn từ DHCP được phụ thêm, và ● không có dấu xuyệc / nằm sau tên miền thì đường dẫn mặc định được thêm. Thêm vào việc xác định địa chỉ Mạng, bạn cũng có khả năng xác định thiết lập không có tắc động trực tiếp ứng xử của debian-installer chính nó, nhưng vẫn còn có thể được gửi cho văn lệnh nào được ghi rõ bằng preseed/run trong tập tin chèn sẵn đã nạp. Hiện thời, mẫu duy nhất của trường hợp này là auto-install/ classes, mà có biệt hiệu là classes. Dùng được như thế: auto url=mẫu.com classes=hạng_A;hạng_B Những hạng này có thể, chẳng hạn, ngụ ý kiểu hệ thống cần cài đặt hay bản địa hoá cần dùng. Tất nhiên có thể kéo dài khái niệm này, có lẽ bằng cách dùng miền tên auto-install nên dùng mẫu như auto-install/style để dùng trong văn lệnh. Nếu bạn muốn làm việc như thế, hãy gửi lá thư cho hộp thư chung khởi động Debian < debian-boot@lists.debian.org>, để chúng ta tránh sự xung đột giữa các tên miền, và có thể thêm biệt hiệu cho tham số đó để giúp đỡ bạn. Nhãn khởi động auto (tự động) chưa được định nghĩa ở nhắp nơi. Vẫn có thể đạt được cùng một kết quả bằng cách đơn giản thêm hai tham số auto=true priority= critical (tự động là đúng, ưu tiên là tới hạn) vào dòng lệnh hạt nhân. Tham số auto là biệt hiệu cho biến auto-install/enable (hiệu lực chức năng tự động cài đặt), và việc đặt nó thành true (đúng) thì hoãn các câu hỏi về miền địa phương và bàn phím đến sau khi có dịp chèn sẵn chúng, còn priority (ưu tiên) là biệt hiệu cho debconf/priority và việc đặt nó thành critical (tới hạn) thì ngăn cản hỏi câu nào có mức ưu tiên nhỏ hơn. Tùy chọn thêm có thể có ích khi cố gắng tự động hoá việc cài đặt chạy với dịch vụ DHCP là: interface=auto netcfg/dhcp_timeout=60 (giao diện là tự động, thời hạn netcf/dhcp là 60) mà làm cho máy chọn NIC thứ nhất sẵn sàng và đợi nhiều thời gian hơn để nhận trả lời cho truy vấn DHCP của nó. Mẹo Có một mẫu thí dụ rất chi tiết về cách sử dụng khuôn khổ này, bao gồm các văn lệnh mẫu, ở địa chi Web của nhà phát triển. Các mẫu ở đó cũng minh họa nhiều hiệu ứng đẹp có thể được làm khi dùng chức năng chèn sẵn một cách sáng tạo. B.2.4. Biệt hiệu có ích khi chèn sẵn Những bí danh theo đây cũng có thể hữu ích khi chèn sẵn (trong chế độ tự động). Ghi chú rằng đây chỉ là bí danh ngắn mà đại diện tên câu hỏi, và bạn lúc nào cũng cần ghi rõ một giá trị: v.d. auto=true or interface=eth0. auto auto-install/enable classes auto-install/classes fb debian-installer/framebuffer language debian-installer/language country debian-installer/country locale debian-installer/locale priority debconf/priority tập tin preseed/file url preseed/url interface netcfg/choose_interface hostname    netcfg/get_hostname domain netcfg/get_domain protocol mirror/protocol suite mirror/suite B.2.5. Dùng máy phục vụ DHCP để xác định tập tin định cấu hình sẵn Cũng có khả năng dùng dịch vụ DHCP để xác định tập tin cấu hình sẵn cần tải xuống mạng. Giao thức DHCP cho khả năng xác định tên tập tin. Bình thường, nó là tập tin cần khởi động qua mạng, nhưng nếu nó có vẻ là địa chỉ Mạng (URL), vật chứa cài đặt mà hỗ trợ khả năng chèn sẵn qua mạng sẽ tải tập tin đó xuống địa chỉ Mạng được cung cấp rồi dùng nó là tập tin cấu hình sẵn. Đây là mẫu cách thiết lập nó trong tập tin cấu hình « dhcpd.conf » cho phiên bản 3 của trình phục vụ DHCP ISC (gói Debian « dhcp3-server »). if substring (option vendor-class-identifier, 0, 3) = "d-i" { filename "http://máy/preseed.cfg"; } Ghi chú rằng mẫu bên trên giới hạn tên tập tin này thành ứng dụng khách DHCP tự nhận diện là « d-i », vì vậy nó sẽ không có tác động ứng dụng khách DHCP chuẩn, chỉ trình cài đặt. Bạn cũng có khả năng định dạng đoạn đó là đoạn dòng cho chỉ một máy riêng, để tránh chèn sẵn mọi việc cài đặt trên mạng đó. Một phương pháp tốt để dùng khả năng chèn sẵn DHCP là chèn sẵn chỉ những giá trị đặc trưng cho mạng đó, v.d. máy nhân bản Debian cần dùng. Bằng cách này, các việc cài đặt trên mạng đó sẽ chọn tự động máy nhân bản hữu ích, còn phần còn lại của tiến trình cài đặt có thể được thực hiện tương tác. Bạn nên rất cẩn thận khi dùng khả năng chèn sẵn DHCP để tự động hoá hoàn toàn tiến trình cài đặt Debian nào. B.3. Tạo tập tin định cấu hình sẵn Tập tin cấu hình sẵn có dạng thức được dùng bởi lệnh debconf-set-selections. Dạng thức chung của dòng nào nằm trong tập tin cấu hình sẵn là: Ghi nhớ vài quy tắc khi tạo tập tin cấu hình sẵn. ● Chèn chỉ một dấu cách riêng lẻ giữa « kiểu » và « giá trị »: dấu cách thêm nào sẽ được xử lý là phần của giá trị đó. ● Mỗi dòng có thể được chia ra nhiều dòng bằng cách phụ thêm xuyệc ngược ("\ ") là ký tự tiếp tục dòng. Nơi thích hợp để chia dòng ra là nơi nằm sau « tên câu hỏi »; còn nơi không thích hợp là nơi giữa « kiểu câu hỏi » và « giá trị ». Các dòng bị chia tách sẽ được nối lại thành một dòng riêng lẻ có tất cả các khoảng trắng theo sau được co lại thành một dấu cách riêng lẻ. ● Đối với biến cấu hình debconf (mẫu) được dùng trong trình cài đặt chính nó, chủ sở hữu nên được đặt thành "d-i"; để chèn sẵn các biến được dùng trong hệ thống đã cài đặt, có nên tên của gói chứa mẫu debconf tương ứng. Chỉ những biến có chủ sở hữu khác với "d-i" sẽ được lan truyền cho cài đặt debconf cho hệ thống đã cài đặt. ● Phần lớn câu hỏi cần phải được chèn sẵn bằng giá trị tiếng Anh, không phải giá trị đã dịch. Tuy nhiên, có một số câu hỏi riêng (v.d. trong partman) trong đó cần phải dùng giá trị đã dịch. ● Một số câu hỏi riêng chấp nhận mã là giá trị, thay cho đoạn tiếng Anh được hiển thị trong khi cài đặt. Phương pháp dễ nhất để tạo tập tin cấu hình sẵn là dùng tập tin mẫu được liên kết trong Phần B.4, "Nội dung của tập tin định cấu hình sẵn (cho squeeze)" như là cơ bản, rồi thêm từ từ vào nó. Một phương pháp xen kẽ là tự chạy tiến trình cài đặt, rồi, sau khi khởi động lại, dùng chức năng debconf-get-selections của gói các tiện ích debconf-utils để đổ cả cơ sở dữ liệu debconf lẫn cơ sở dữ liệu cdebconf của trình cài đặt đều vào cùng một tập tin: $ debconf-get-selections --installer > tập tin $ debconf-get-selections >> tập tin Tuy nhiên, tập tin được tạo ra bằng cách này sẽ chứa một số mục riêng không nên được chèn sẵn; tập tin mẫu cũng là nơi bắt đầu thích hợp hơn với trường hợp của phần lớn người dùng. Ghi chú Phương pháp này nhờ trường hợp rằng, tại kết thúc của tiến trình cài đặt, cơ sở dữ liệu cdebconf của trình cài đặt được lưu vào hệ thống mới cài đặt trong thư mục /var/log/installer/cdebconf. Tuy nhiên, vì cơ sở dữ liệu đó có thể chứa thông tin nhạy cảm, theo mặc định các tập tin đó chỉ cho phép người chủ đọc thôi. Thư mục /var/log/installer, cũng là mọi tập tin nằm trong nó sẽ bị xoá bỏ ra hệ thống của bạn nếu bạn tẩy gói thông báo cài đặt installation-report. Để kiểm tra giá trị có thể cho câu hỏi, bạn có khả năng sử dụng trình hiệu chỉnh văn bản nano để xem lại các tập tin nằm trong thư mục /var/lib/cdebconf trong khi cài đặt. Xem tập tin templates.dat để tìm biểu mẫu thô, còn tập tin questions.dat để tìm những giá trị hiện thời và các giá trị được gán cho biến. Trước khi cài đặt, để kiểm tra nếu tập tin cấu hình sẵn có dạng thức hợp lệ chưa, bạn có thể chạy lệnh debconf-set-selections -c preseed.cfg. B.4. Nội dung của tập tin định cấu hình sẵn (cho squeeze) Những đoạn cấu hình được dùng trong phụ lục này cũng sẵn sàng dạng tập tin định cấu hình sẵn ví dụ tại ../example-preseed.txt. Ghi chú rằng mẫu này dựa vào tiến trình cài đặt vào kiến trúc kiểu x86 Intel. Nếu bạn đang cài đặt vào kiến trúc khác, một số phần mẫu (v.d. phần chọn bố trí bàn phím và phần cài đặt bộ nạp khởi động) có lẽ không phải là thích hợp, cũng sẽ cần phải được thay thế bằng thiết lập debconf thích hợp với kiến trúc đó. B.4.1. Địa phương hoá Việc đặt giá trị địa phương hoá sẽ hoạt động được chỉ nếu bạn dùng khả năng chèn sẵn kiểu initrd. Đối với các phương pháp khác, tập tin cấu hình sẵn sẽ được tải chỉ sau khi hỏi các câu này. Miền địa phương (locale) có thể được dùng để xác định cả hai ngôn ngữ và quốc gia, và có thể là bất cứ tổ hợp nào một ngôn ngữ được debian-installer hỗ trợ và một quốc gia nhận ra. Nếu tổ hợp này không làm một miền địa phương hợp lệ thì trình cài đặt tự động chọn một miền địa phương vẫn hợp lệ cho ngôn ngữ đã chọn. Để chỉ định miền địa phương dưới dạng một tham số khởi động, hãy dùng locale=vi. Mặc dù phương pháp này rất dễ sử dụng, nó không cho phép chèn sẵn tất cả các tổ hợp các ngôn ngữ, quốc gia và miền địa phương^[29]. Cũng có thể ghi rõ từng giá trị. Hoặc có thể ghi rõ ngôn ngữ và quốc gia dưới dạng tham số khởi động. # Chèn sẵn chỉ miền địa phương cũng lập ngôn ngữ và quốc gia. d-i debian-installer/locale string vi # Cũng có thể chèn sẵn từng giá trị, để dẻo hơn. #d-i debian-installer/language string vi #d-i debian-installer/country string AU #d-i debian-installer/locale string vi.UTF-8 # Tuỳ chọn có thể ghi rõ thêm miền địa phương. #d-i localechooser/supported-locales en_AU.UTF-8, fr_FR.UTF-8 Tiến trình cấu hình bàn phím là bao gồm việc chọn kiến trúc bàn phím (phần cứng) và bố trí bàn phím (phần mềm). Trong phần lớn trường hợp, kiến trúc bàn phím đúng được chọn theo mặc định, vì vậy bình thường không cần chèn trước nó. Bố trí bàn phím phải được debian-installer nhận ra đối với kiến trúc bàn phím đã chọn. # Chọn bàn phím. #d-i console-tools/archs select at d-i console-keymaps-at/keymap select us # Thí dụ cho kiến trúc bàn phím khác #d-i console-keymaps-usb/keymap select mac-usb-us Để bỏ qua bước cấu hình bàn phím, hãy chèn sẵn console-tools/archs bằng skip-config (bỏ qua cấu hình). Kết quả là bố trí bàn phím của hạt nhân còn lại hoạt động. Ghi chú Các thay đổi trong lớp nhập cho hạt nhân phiên bản 2.6 đã làm cho kiến trúc bàn phím hầu như quá cũ. Đối với hạt nhân 2.6, bình thường nên chọn bố trí bàn phím kiểu "PC" (at). B.4.2. Cấu hình mạng Tất nhiên, việc chèn sẵn bước cấu hình mạng sẽ không hoạt động được nếu bạn tải tập tin cấu hình sẵn qua mạng. Nhưng nó rất có ích khi bạn khởi động từ đĩa CD hay thanh USB. Nếu bạn tải tập tin cấu hình sẵn qua mạng, bạn có khả năng gởi tham số cấu hình mạng bằng cách sử dụng tham số khởi động hạt nhân. Nếu bạn cần phải chọn một giao diện riêng khi khởi động qua mạng, trước khi tải tập tin cấu hình sẵn qua mạng, hãy nhập tham số khởi động như interface=eth1. Mặc dù thường không thể chèn sẵn cấu hình mạng khi dùng khả năng chèn trước qua mạng (dùng địa chỉ Mạng "preseed/url"), bạn vẫn còn có khả năng sử dụng dãy câu lệnh theo đây để chỉnh sửa sự hạn chế này, chẳng hạn nếu bạn muốn đặt một địa chỉ tĩnh cho giao diện mạng. Dãy câu lệnh này ép buộc cấu hình mạng chạy lại sau khi nạp tập tin chèn sẵn, bằng cách tạo văn lệnh "preseed/run" chứa những câu lệnh này: killall.sh; netcfg Theo đây có những biến debconf thích hợp với cấu hình mạng. # Tắt hoàn toàn cấu hình mạng. Có ích khi cài đặt từ đĩa CD # vào thiết bị không chạy mạng trong đó các câu hỏi, # cảnh báo và thời hạn dài về mạng vẫn làm phiền. #d-i netcfg/enable boolean false # netcfg sẽ chọn một giao diện có liên kết nếu có thể, # thì nó bỏ qua hiển thị danh sách nếu có nhiều giao diện. d-i netcfg/choose_interface select auto # Để chọn một giao diện nào đó để thay thế: #d-i netcfg/choose_interface select eth1 # Nếu bạn có máy phục vụ DHCP chạy chậm và trình cài đặt quá hạn # trong khi đợi nó, đoạn này có thể hữu ích: #d-i netcfg/dhcp_timeout string 60 # Nếu bạn thích tự cấu hình mạng, hãy bỏ ghi chú dòng này # và cấu hình mạng tĩnh dưới đây. #d-i netcfg/disable_dhcp boolean true # Nếu bạn muốn tập tin cấu hình sẵn cũng hoạt động được # trên hệ thống có hay không có trình phục vụ DHCP, # hãy bỏ ghi chú hai dòng này và cấu hình mạng tĩnh dưới đây. #d-i netcfg/dhcp_failed note #d-i netcfg/dhcp_options select Configure network manually # Cấu hình mạng tĩnh. #d-i netcfg/get_nameservers string 192.168.1.1 #d-i netcfg/get_ipaddress string 192.168.1.42 #d-i netcfg/get_netmask string 255.255.255.0 #d-i netcfg/get_gateway string 192.168.1.1 #d-i netcfg/confirm_static boolean true # Tên máy/miền nào được gán từ DHCP thì có quyền cao hơn giá trị # được đặt vào đây. # Tuy nhiên, việc đặt giá trị vẫn còn ngăn cản hiển thị câu hỏi, # ngay cả khi giá trị đến từ DHCP. d-i netcfg/get_hostname string unassigned-hostname d-i netcfg/get_domain string unassigned-domain # Tắt hiển thị hộp thoại khoá WEP đó. d-i netcfg/wireless_wep string # Tên máy DHCP lạ mà một số nhà cung cấp dịch vụ Internet sử dụng # như là một kiểu mật khẩu. #d-i netcfg/dhcp_hostname string radish # Nếu phần vững khác tự do vẫn yêu cầu cho mạng hay phần cứng khác, # người dùng cũng có thể cấu hình trình cài đặt để vẫn thử nạp nó, # mà không nhắc. # Hoặc thay đổi đối số thành false (sai) để tắt chức năng hỏi. #d-i hw-detect/load_firmware boolean true Ghi chú rằng netcfg sẽ tự động quyết định mặt nạ mạng nếu netcfg/get_netmask không phải được chèn sẵn. Trong trường hợp này, biến phải được đánh dấu là seen (được thấy) cho quá trình tự động cài đặt. Tương tự, netcfg sẽ chọn một địa chỉ thích hợp nếu không đặt netcfg/get_gateway. Như một trường hợp đặc biệt, bạn cũng có thể đặt netcfg/get_gateway thành "none" (không có) để chỉ định không nên dùng cổng ra nào. B.4.3. Bàn giao tiếp mạng # Dùng thiết lập theo đây nếu bạn muốn sử dụng thành phần # bàn giao tiếp mạng (network-console) để cài đặt từ xa # thông qua SSH (trình bao bảo mật). Trường hợp này chỉ hữu ích # nếu bạn định tự thực hiện phần còn lại của quá trình cài đặt. #d-i anna/choose_modules string network-console #d-i network-console/password password r00tme #d-i network-console/password-again password r00tme B.4.4. Thiết lập máy nhân bản Phụ thuộc vào phương pháp cài đặt bạn dùng, máy nhân bản có thể được dùng để tải về thành phần cài đặt thêm, để cài đặt hệ thống cơ bản, và để thiết lập danh sách các nguồn /etc/apt/sources.list cho hệ thống đã cài đặt. Tham số mirror/suite xác định bộ phần mềm đối với hệ thống đã cài đặt. Tham số mirror/udeb/suite quyết định bộ phần mềm đối với thành phần nào thêm vào trình cài đặt. Nó có ích chỉ nếu thành phần nào tựchật sự được tải về qua mạng, cũng nên tương ứng với bộ phần mềm được dùng để xây dựng initrd cho phương pháp cài đặt được dùng. Bình thường, trình cài đặt tự động sử dụng giá trị đúng thì không nên lập tham số này. # Chọn FTP thì không cần đặt chuỗi mirror/country. #d-i mirror/protocol string ftp d-i mirror/country string manual d-i mirror/http/hostname string http.us.debian.org d-i mirror/http/directory string /debian d-i mirror/http/proxy string # Bộ phần mềm cần cài đặt. #d-i mirror/suite string testing # Bộ phần mềm cần dùng để nạp các thành phần cài đặt (tùy chọn). #d-i mirror/udeb/suite string testing B.4.5. Thiết lập đồng hồ và múi giờ # Điều khiển nếu đồng hồ phần cứng được đặt thành UTC không. d-i clock-setup/utc boolean true # Bạn có thể đặt điều này thành bất cứ giá trị nào hợp lệ cho $TZ (múi giờ), # xem nội dung của « /usr/share/zoneinfo/ » để tìm giá trị hợp lệ. d-i time/zone string Asia/Saigon # Điều khiển có nên dùng giao thức thời gian NTP # để đặt đồng hồ trong khi cài đặt hay không. d-i clock-setup/ntp boolean true # Máy phục vụ NTP cần dùng. Giá trị mặc định gần lúc nào cũng đúng. #d-i clock-setup/ntp-server string ntp.example.com B.4.6. Phân vùng Sử dụng chức năng chèn sẵn để phân vùng đĩa cứng vẫn bị hạn chế thành khả năng được hỗ trợ bởi partman-auto. Bạn có thể chọn phân vùng hoặc sức chứa trống trên đĩa, hoặc một đĩa hoàn toàn. Bố trí của đĩa có thể được quyết định bằng cách sử dụng một công thức xác định sẵn, một công thức riêng từ một tập tin công thức, hay một công thức nằm trong tập tin cấu hình sẵn. Khả năng chèn sẵn thiết lập phân vùng cấp cao dùng RAID, LVM và mật mã cũng được hỗ trợ, còn không phải với tính linh hoạt đầy đủ có thể làm khi phân vùng trong một tiến trình cài đặt không chèn sẵn. Những mẫu dưới đây chỉ cung cấp thông tin cơ bản về cách sử dụng công thức. Để tìm thông tin chi tiết, xem hai tập tin partman-auto-recipe.txt và partman-auto-raid-recipe.txt gồm có trong gói debian-installer. Cả hai tập tin này cũng sẵn sàng từ the kho nguồn debian-installer. Ghi chú rằng chức năng được hỗ trợ vẫn có thể thay đổi giữa hai lần phát hành. Cảnh báo Việc nhận diện đĩa phụ thuộc vào thứ tự tải trình điều khiển chúng. Nếu có nhiều đĩa trong hệ thống, hãy chắc là đĩa đúng sẽ được chọn, trước khi dùng khả năng chèn sẵn. B.4.6.1. Mẫu phân vùng # Nếu hệ thống vẫn có sức chứa trống, bạn có dịp chỉ phân vùng sức chứa đó. # Sự chọn này chỉ hoạt động nếu « partman-auto/method » (bên dưới) # chưa được lập. #d-i partman-auto/init_automatically_partition select biggest_free # Hoặc bạn có thể chỉ định một đĩa cần phân vùng. # Nếu hệ thống chỉ có một đĩa thì trình cài đặt sẽ sử dụng theo mặc định, # khác thì tên thiết bị phải được đưa ra theo một định dạng truyền thống # mà khác với devfs (thì « /dev/hda » hoặc « /dev/sda », # không phải /dev/discs/disc0/disc). # Ví dụ, để sử dụng đĩa cứng SCSI/SATA thứ nhất: #d-i partman-auto/disk string /dev/sda # Hơn nữa, bạn cần phải chỉ định phương pháp cần dùng. # Những phương pháp sẵn sàng hiện thời là: # • regular dùng các kiểu phân vùng thường dùng với kiến trúc # • lvm dùng LVM để phân vùng đĩa # • crypto dùng LVM bên trong một phân vùng mật mã d-i partman-auto/method string lvm # Nếu một của những đĩa cần tự động phân vùng vẫn chứa # một cấu hình LVM cũ, người dùng thông thường nhận # một cảnh báo. Cũng có thể bỏ cảnh báo này bằng cách chèn sẵn: d-i partman-lvm/device_remove_lvm boolean true # Cũng vậy với mảng RAID phần mềm đã có : d-i partman-md/device_remove_md boolean true # Lại cũng vậy với bước xác nhận ghi các phiên bản lvm. d-i partman-lvm/confirm boolean true # Bạn có thể chọn một của ba công thức phiên bản định sẵn: # • atomic tất cả các tập tin trong cùng một phân vùng # • home phân vùng /home riêng # • multi phân vùng riêng cho mỗi thư mục /home, /usr, /var, /tmp d-i partman-auto/choose_recipe select atomic # Hoặc cung cấp một công thức riêng... # Nếu có đường dẫn nào giới thiệu một tập tin công thức # vào môi trường cài đặt Debian, bạn có thể chỉ tới nó. #d-i partman-auto/expert_recipe_file string /hd-media/recipe # Không thì bạn có thể để một công thức hoàn toàn vào tập tin cấu hình sẵn, # trên cùng một dòng (hợp lý). Mẫu này tạo một phiên bản /boot nhỏ, # thích hợp với vùng nhớ trao đổi, và sử dụng sức chứa còn lại # cho phân vùng gốc: #d-i partman-auto/expert_recipe string \ # boot-root :: \ # 40 50 100 ext3 \ # $primary{ } $bootable{ } \ # method{ format } format{ } \ # use_filesystem{ } filesystem{ ext3 } \ # mountpoint{ /boot } \ # . \ # 500 10000 1000000000 ext3 \ # method{ format } format{ } \ # use_filesystem{ } filesystem{ ext3 } \ # mountpoint{ / } \ # . \ # 64 512 300% linux-swap \ # method{ swap } format{ } \ # . # Định dạng công thức đầy đủ được diễn tả trong tập tin # « partman-auto-recipe.txt » được bao gồm trong gói « debian-installer » # hoặc sẵn sàng từ kho lưu mã nguồn trình cài đặt Debian (D-I). # Tập tin này cũng giải thích cách ghi rõ thiết lập như nhãn hệ thống tập tin, # tên nhóm khối tin và những thiết bị vật lý nào cần bao gồm trong # một nhóm khối tin. # Đoạn này làm cho trình partman tự động phân vùng # mà không yêu cầu xác nhận, miễn là bạn đã báo nó nên làm gì, # dùng một của những phương pháp nói trên. d-i partman-partitioning/confirm_write_new_label boolean true d-i partman/choose_partition select finish d-i partman/confirm boolean true d-i partman/confirm_nooverwrite boolean true B.4.6.2. Phân vùng bằng RAID Bạn cũng có thể sử dụng khả năng chèn sẵn để thiết lập phân vùng trên mảng RAID phần mềm. Có hỗ trợ RAID lớp 0, 1, 5, 6 và 10, thì tạo mảng bị suy biến và xác định thiết bị thêm. Nếu bạn sử dụng RAID 1, bạn có khả năng chèn sẵn bộ tải khởi động grub để cài đặt vào mọi thiết bị được dùng trong mảng đó ; xem Phần B.4.11, "Cài đặt bộ nạp khởi động". Cảnh báo Loại chức năng tự động phân vùng này vẫn dễ làm sai. Nó cũng là chức năng hơi ít thử bởi nhà phát triển debian-installer. trách nhiệm về việc thử và kết hợp các công thức khác nhau (để hữu ích và không xung đột với nhau) được người dùng chịu. Xem /var/log/syslog nếu bạn gặp vấn đề. # Phương pháp nên được đặt thành « raid ». #d-i partman-auto/method string raid # Chỉ định những đĩa cần phân vùng. # Mọi đĩa đều sẽ có cùng một bố trí, do đó phương pháp này # chỉ có kết quả nếu mọi đĩa đều có cùng một kích cỡ. #d-i partman-auto/disk string /dev/sda /dev/sdb # Sau đó thì bạn cần phải chỉ định những phân vùng vật lý cần dùng. #d-i partman-auto/expert_recipe string \ # multiraid :: \ # 1000 5000 4000 raid \ # $primary{ } method{ raid } \ # . \ # 64 512 300% raid \ # method{ raid } \ # . \ # 500 10000 1000000000 raid \ # method{ raid } \ # . # Cuối cùng bạn cần phải chỉ định những phân vùng đã xác định trước # sẽ được dùng trong thiết lập RAID như thế nào. # Nhớ để sử dụng những số thứ tự phân vùng đúng cho phân vùng hợp lý. # Hỗ trợ các lớp RAID 0, 1, 5, 6 và 10; các thiết bị định giới bằng dấu băm "#". # Các tham số : # \ # #d-i partman-auto-raid/recipe string \ # 1 2 0 ext3 / \ # /dev/sda1#/dev/sdb1 \ # . \ # 1 2 0 swap - \ # /dev/sda5#/dev/sdb5 \ # . \ # 0 2 0 ext3 /home \ # /dev/sda6#/dev/sdb6 \ # . # Để tìm thêm thông tin, xem tập tin « partman-auto-raid-recipe.txt » # được bao gồm trong gói « debian-installer » hoặc sẵn sàng từ # kho lưu mã nguồn trình cài đặt Debian (D-I). # Đoạn này làm cho partman tự động phân vùng mà không yêu cầu xác nhận. d-i partman-md/confirm boolean true d-i partman-partitioning/confirm_write_new_label boolean true d-i partman/choose_partition select finish d-i partman/confirm boolean true d-i partman/confirm_nooverwrite boolean true B.4.6.3. Điều khiển cách gắn kết phân vùng Bình thường, hệ thống tập tin được gắn kết dùng một mã nhận diện duy nhất (UUID) làm khoá; nó cho phép gắn kết hệ thống tập tin một cách đúng ngay cả khi tên thiết bị thay đổi. Mã UUID vẫn dài và khó đọc thì theo ý kiến của bạn, trình cài đặt cũng có thể gắn kết hệ thống tập tin dựa vào tên thiết bị truyền thống, hoặc dựa vào một nhãn được bạn gán. Nếu bạn yêu cầu trình cài đặt gắn kết theo nhãn thì hệ thống tập tin nào không có nhãn sẽ được gắn kết dùng một mã UUID. Thiết bị nào có tên ổn định, v.d. khối tin hợp lý LVM, thì cứ sử dụng tên truyền thống thay cho mã UUID. Cảnh báo Tên thiết bị truyền thống cũng có thể thay đổi phụ thuộc vào thứ tự theo đó hạt nhân phát hiện các thiết bị trong khi khởi động. Trường hợp này có thể gây ra gấn kết hệ thống tập tin không đúng. Cũng như vậy, các nhãn có thể xung đột với nhau nếu bạn cằm vào một đĩa mới hay ổ đĩa USB: có xảy ra thì hệ thống sẽ khởi chạy một cách ngẫu nhiên. # Mặc định là gắn kết theo mã UUID, nhưng mà bạn cũng có thể chọn mục # "traditional" để sử dụng tên thiết bị truyền thống, hoặc "label" # để thử sử dụng nhãn hệ thống tập tin trước khi phục hồi mã UUID. #d-i partman/mount_style select uuid B.4.7. Cài đặt hệ thống cơ bản Thật sự không thể chèn sẵn nhiều vào giai đoạn cài đặt này. Chỉ hỏi câu về cách cài đặt hạt nhân. # Cấu hình APT để không cài đặt các gói khuyến khích theo mặc định. # Sử dụng tuỳ chọn này cũng có thể gây ra một hệ thống không hoàn toàn: # nó chỉ cho người dùng rất cấp cao thôi. #d-i base-installer/install-recommends boolean false # Chọn hàm tạo ra initramfs được dùng để cài đặt initrd cho hạt nhân 2.6. #d-i base-installer/kernel/linux/initramfs-generators string yaird # (Siêu) gói ảnh hạt nhân cần cài đặt (có thể lập thành « none » # nếu không cài đặt hạt nhân. #d-i base-installer/kernel/image string linux-image-2.6-486 B.4.8. Thiết lập tài khoản Có khả năng chèn sẵn mật khẩu cho tài khoản người chủ, cũng tên và mật khẩu cho tài khoản của người dùng chuẩn thứ nhất. Đối với mật khẩu, bạn có thể dùng giá trị nhập thô (không mật mã) hay băm kiểu MD5. Cảnh báo Ghi chú rằng tiến trình chèn sẵn mật khẩu không phải là bảo mật hoàn toàn, vì mọi người có quyền truy cập tập tin cấu hình sẵn thì biết các mật khẩu nằm trong nó. Việc dùng băm MD5 được xem là tốt hơn một ít theo các điều khoản của bảo mật, nhưng nó cũng có thể cung cấp ý thức bảo mật giả, vì cách truy cập băm MD5 cho phép người khác tấn công bằng sức mạnh vũ phu. # Bỏ qua bước tạo tài khoản người chủ (tài khoản kiểu người dùng chuẩn # sẽ có khả năng dùng lệnh sudo). #d-i passwd/root-login boolean false # Hoặc để bỏ qua bước tạo tài khoản kiểu người dùng chuẩn: #d-i passwd/make-user boolean false # Mật khẩu người chủ, hoặc bằng nhập thô : #d-i passwd/root-password password r00tme #d-i passwd/root-password-again password r00tme # hoặc được mật mã bằng mẫu MD5: #d-i passwd/root-password-crypted password [mẫu MD5] # Để tạo tài khoản kiểu người dùng chuẩn. #d-i passwd/user-fullname string Debian User #d-i passwd/username string debian # Mật khẩu của người dùng chuẩn, hoặc bằng nhập thô : #d-i passwd/user-password password insecure #d-i passwd/user-password-again password insecure # hoặc được mật mã bằng mẫu MD5: #d-i passwd/user-password-crypted password [mẫu MD5] # Tạo người dùng thứ nhất dùng UID đã ghi rõ thay cho giá trị mặc định. #d-i passwd/user-uid string 1010 # Tài khoản người dùng sẽ được thêm vào một số nhóm đầu tiên chuẩn. # Để ghi đè thiết lập này, dùng chuỗi này: #d-i passwd/user-default-groups string audio cdrom video Biến passwd/root-password-crypted và passwd/user-password-crypted cũng có thể được chèn trước bằng "!" là giá trị. Trong trường hợp đó, tài khoản tương ứng bị tắt. Trường hợp này có thể là tiện với tài khoản người chủ, miễn là phương pháp xen kẽ được thiết lập để cho phép hoạt động quản lý hay đăng nhập người chủ (thí dụ bằng cách dùng khả năng xác thức khoá SSH hay sudo). Theo đây có câu lệnh có thể dùng để tạo mẫu duy nhất MD5 cho một mật khẩu : $ printf "r00tme" | mkpasswd -s -m md5 B.4.9. Thiết lập apt Tiến trình thiết lập danh sách các nguồn của apt /etc/apt/sources.list và các tùy chọn cấu hình cơ bản được tự động hoá hoàn toàn, dựa vào phương pháp cài đặt và trả lời câu hỏi trước. Tùy chọn bạn có khả năng thêm kho phần mềm (cục bộ) khác. # Bạn có tùy chọn cài đặt phần mềm kiểu không tự do # và đã đóng góp. #d-i apt-setup/non-free boolean true #d-i apt-setup/contrib boolean true # Ghi chú ra dòng này nếu bạn không muốn dùng máy nhân bản mạng. #d-i apt-setup/use_mirror boolean false # Chọn những dịch vụ cập nhật nào cần dùng; # xác định những máy nhân bản cần dùng. # Các giá trị dưới là mặc định bình thường. #d-i apt-setup/services-select multiselect security, volatile #d-i apt-setup/security_host string security.debian.org #d-i apt-setup/volatile_host string volatile.debian.org # Các kho thêm, local[0-9] có sẵn #d-i apt-setup/local0/repository string \ # http://local.server/debian stable main #d-i apt-setup/local0/comment string máy_phục_vụ_cục_bộ # Bật các dòng kiểu deb-src #d-i apt-setup/local0/source boolean true # Địa chỉ URL tới khoá công của kho cục bộ ; # bạn cần phải cung cấp một khoá: không thì apt sẽ không chấp nhận # kho lưu không được xác thực nên dòng sources.list sẽ bị ghi chú ra. #d-i apt-setup/local0/key string http://máy_phục_vụ_cục_bộ/khoá # Mặc định là tiến trình cài đặt cần thiết các kho lưu # được xác thực dùng một khoá GPG đã biết. # Thiết lập này có thể được dùng để tắt chức năng xác thực đó. # Cảnh báo : không bảo mật thì không khuyến khích. #d-i debian-installer/allow_unauthenticated boolean true B.4.10. Chọn gói phần mềm Bạn có khả năng chọn cài đặt bất cứ sự phối hợp công việc nào sẵn sàng. Vào lúc viết câu này, các công việc sẵn sàng gồm: ● chuẩn ● môi trường làm việc ● môi trường làm việc Gnome ● môi trường làm việc KDE ● trình phục vụ Mạng ● trình phục vụ in ● trình phục vụ DNS ● trình phục vụ tập tin ● trình phục vụ thư tín ● cơ sở dữ liệu SQL ● máy tính xách tay Bạn cũng có khả năng chọn không cài đặt công việc nào, ép buộc cài đặt một bộ gói bằng cách khác. Khuyên bạn luôn luôn gồm ít nhất công việc chuẩn. Nếu bạn muốn cài đặt một số gói riêng, thêm vào những gói được cài đặt trong các công việc, bạn có khả năng sử dụng tham số pkgsel/include. Giá trị của tham số này có thể là danh sách các gói được định giới bằng hoặc dấu phẩy hoặc dấu cách, cũng dễ dàng dùng trên dòng lệnh. #tasksel tasksel/first multiselect chuẩn, trình phục vụ Web # Tác vụ môi trường làm việc được chọn thì cài đặt môi trường # làm việc KDE và XFCE thay cho môi trường GNOME mặc định. #tasksel tasksel/desktop multiselect kde, xfce # Các gói thêm riêng cần cài đặt #d-i pkgsel/include string openssh-server build-essential # Có nên nâng cấp các gói sau khi làm debootstrap, hay không. # Các giá trị được phép: # • none không có # • safe-upgrade nâng cấp an toàn # • full-upgrade nâng cấp đầy đủ #d-i pkgsel/upgrade select none # Một số phiên bản của trình cài đặt có khả năng thông báo lại # về phần mềm bạn đã cài đặt, và phần mềm nào bạn dùng. # Giá trị mặc định là không thông báo lại, nhưng việc thông báo # giúp đỡ dự án Debian quyết định phần mềm nào thường dùng # thì ghi nó vào đĩa CD. #popularity-contest popularity-contest/participate boolean false B.4.11. Cài đặt bộ nạp khởi động # Grub là bộ nạp khởi động mặc định (cho x86). # Nếu bạn muốn cài đặt lilo thay thế, hãy bỏ ghi chú dòng này: #d-i grub-installer/skip boolean true # Để bỏ qua bước cài đặt lilo, thì không cài đặt # bộ nạp khởi động, cũng bỏ ghi chú dòng này: #d-i lilo-installer/skip boolean true # Ngoài trừ một số thiết lập phân vùng không thường dùng, # GRUB 2 giờ làm bộ nạp khởi động mặc định. # Nếu bạn vẫn cần GRUB Thừa Tự (Grub Legacy) vì một lý do nào đó, # hãy bỏ ghi chú dòng này: #d-i grub-installer/grub2_instead_of_grub_legacy boolean false # Lập dòng dưới đây cũng hơi an toàn: nó làm cho grub tự động cài đặt # vào mục ghi khởi động chủ (MBR) nếu không có hệ điều hành # khác được phát hiện trên cùng máy. d-i grub-installer/only_debian boolean true # Điều này làm cho grub-installer cài đặt vào MBR nếu nó tìm được # một hệ điều hành khác đã tồn tại, mà ít an toàn hơn vì # có thể là nó không khởi động được hệ điều hành khác đó. d-i grub-installer/with_other_os boolean true # Hoặc nếu bạn muốn cài đặt vào một vị trí khác với MBR, # hãy hủy ghi chú và chỉnh sửa những dòng này: #d-i grub-installer/only_debian boolean false #d-i grub-installer/with_other_os boolean false #d-i grub-installer/bootdev string (hd0,0) # To install grub to multiple disks: #d-i grub-installer/bootdev string (hd0,0) (hd1,0) (hd2,0) # Mật khẩu tùy chọn cho grub, hoặc nhập thô (chữ rõ): #d-i grub-installer/password password mật_khẩu #d-i grub-installer/password-again password mật_khẩu # hoặc mật mã hoá dùng một chuỗi duy nhất MD5, # xem grub-md5-crypt(8). #d-i grub-installer/password-crypted mật_khẩu [chuỗi_MD5] # Hãy sử dụng tuỳ chọn theo đây để thêm các tham số khác # cho hệ thống được cài đặt (nếu được hỗ trợ bởi trình cài đặt # bộ nạp khởi động). # Ghi chú : tuỳ chọn nào được gửi cho trình cài đặt # thì được tự động thêm. #d-i debian-installer/add-kernel-opts string nousb Một mẫu duy nhất MD5 cho grub có thể được tạo dùng grub-md5-crypt, hoặc dùng câu lệnh từ mẫu thí dụ trong Phần B.4.8, "Thiết lập tài khoản". B.4.12. Làm xong tiến trình cài đặt # Trong khi cài đặt từ bàn giao tiếp nối tiếp, # những bàn giao tiếp ảo bình thường (VT1 đến VT6) # thông thường bị tắt trong « /etc/inittab ». # Hãy hủy ghi chú dòng kế tiếp để ngăn cản trường hợp này. #d-i finish-install/keep-consoles boolean true # Tránh thông điệp cuối cùng về tiến trình cài đặt hoàn tất. d-i finish-install/reboot_in_progress note # Dòng này sẽ ngăn cản trình cài đặt đẩy ra đĩa CD # trong khi khởi động lại, mà có ích trong # một số trường hợp riêng. #d-i cdrom-detect/eject boolean false # Đây là cách làm cho trình cài đặt tắt khi hoàn tất, # nhưng không khởi động lại vào hệ thống đã cài đặt. #d-i debian-installer/exit/halt boolean true # Cái này sẽ tắt máy thay vào chỉ dừng chạy nó. #d-i debian-installer/exit/poweroff boolean true B.4.13. Chèn trước gói khác # Phụ thuộc vào phần mềm nào bạn chọn cài đặt, hoặc nếu tiến trình # cài đặt bị lỗi, câu thêm có thể được hỏi. Bạn cũng có khả năng # chèn sẵn chúng. Để xem danh sách mọi câu có thể được hỏi # trong tiến trình cài đặt, hãy cài đặt xong, rồi chạy hai lệnh này: # debconf-get-selections --installer > file # debconf-get-selections > > file B.5. Tùy chọn cấp cao B.5.1. Chạy lệnh riêng trong khi cài đặt Những công cụ chèn sẵn cũng cung cấp một tùy chọn rất mạnh và dẻo : khả năng chạy lệnh hay văn lệnh tại một số điểm thời riêng trong tiến trình cài đặt. # Tiến trình chèn sẵn trình cài đặt Debian không đảm bảo là an toàn. # Không có gì trong trình cài đặt mà kiểm tra bắt sự cố gắng tràn bộ đệm # hoặc cách khác lạm dụng giá trị nằm trong tập tin cấu hình sẵn # như điều này. Hãy dùng chỉ tập tin cấu hình sẵn có nguồn đáng tin ! # Để chứng minh tình trạng không an toàn của tập tin cấu hình sẵn, # và vì nó có ích một cách chung, bên dưới có một phương pháp # tự động chạy bất cứ câu lệnh trình bao nào bên trong trình cài đặt. # Lệnh đầu tiên này được chạy càng sớm càng có thể, đúng sau khi # đọc thông tin chèn sẵn. #d-i preseed/early_command string anna-install some-udeb # Câu lệnh này được chạy ngay trước khi công cụ phân vùng khởi chạy. # Nó có thể hữu ích để áp dụng cấu hình chèn sẵn động # vào chức năng phân vùng mà phụ thuộc vào tình trạng của các đĩa # (mà có thể không hiện rõ khi preseed/early_command chạy). #d-i partman/early_command \ # string debconf-set partman-auto/disk "$(list-devices disk | head -n1)" # Câu lệnh bên dưới được chạy đúng trước khi cài đặt xong, nhưng khi # vẫn còn có một thư mục « /target » có ích. Bạn có thể chroot (chuyển đổi # vị trí của thư mục gốc) sang « /target » và dùng nó một cách trực tiếp, # hoặc dùng các lệnh « apt-install » (cài đặt bằng apt) và « in-target » # (trong đích) để cài đặt dễ dàng các gói và chạy câu lệnh trên hệ thống đích. #d-i preseed/late_command string apt-install zsh; in-target chsh -s /bin/zsh B.5.2. Dùng khả năng chèn sẵn để thay đổi giá trị mặc định Có thể dùng khả năng chèn sẵn để thay đổi trả lời mặc định đối với câu hỏi, còn vẫn nhắc người dùng với câu hỏi đó. Để làm như thế, cờ seen (đã xem) phải được đặt lại thành "false" (sai) sau khi đặt giá trị cho câu hỏi. d-i foo/bar string value d-i foo/bar seen false Có thể làm cùng kết quả cho tất cả các câu hỏi bằng cách đặt tham số preseed/ interactive=true tại dấu nhắc khởi động. Cũng có thể hữu ích để thử hay gỡ lỗi tập tin cấu hình sẵn. Ghi chú rằng chủ sở hữu "d-i" chỉ nên được dùng cho các biến được đặt cho trình cài đặt chính nó. Đối với biến thuộc về gói được cài đặt vào hệ thống đích, bạn nên sử dụng tên của gói để thay thế. Xem cước chú về Phần B.2.2, "Dùng tham số khởi động để chèn sẵn câu hỏi". Nếu bạn chèn sẵn dùng tham số khởi động, bạn cũng có thể làm cho tiến trình cài đặt hỏi câu tương ứng bằng cách dùng toán tử "?=", tức là foo/bar?=giá_trị (hay chủ_sở_hữu:foo/bar?=giá_trị). Nó chỉ có tác động đối với tham số tương ứng với câu hỏi thật được hiển thị trong khi cài đặt, không phải đối với tham số "nội bộ". B.5.3. Tải dây chuyền tập tin định cấu hình sẵn Có thể gồm một số tập tin cấu hình sẵn khác từ chỉ một tập tin định cấu hình sẵn có liệt kê chúng. Thiết lập nào nằm trong các tập tin cấu hình sẵn đó sẽ đè lên thiết lập tồn tại từ tập tin được tải trước. Tính năng này cho khả năng, lấy thí dụ, để thiết lập mạng chung cho chỗ bạn trong tập tin này, còn để thiết lập chi tiết hơn cho một số cấu hình riêng trong các tập tin khác. # Có thể liệt kê nhiều tập tin, định giới bằng dấu cách: tất cả các tập tin # trong danh sách này sẽ được nạp. Những tập tin được bao gồm # cũng có thể dùng chỉ thị chèn sẵn/bao gồm riêng. # Ghi chú rằng nếu tên tập tin là tương đối, nó được lấy từ # cùng một thư mục với tập tin cấu hình sẵn mà chứa tập tin đó. #d-i preseed/include string x.cfg # Trình cài đặt có khả năng (tùy chọn) thẩm tra tổng kiểm (checksum) # của tập tin cấu hình sẵn, trước khi dùng nó. HIện thời chỉ hỗ trợ # tổng kiểm kiểu md5sum; hãy liệt kê các tổng md5sum # theo cùng một thứ tự với danh sách các tập tin cần gồm. #d-i preseed/include/checksum string 5da499872becccfeda2c4872f9171c3d # Dẻo hơn, dòng bên dưới chạy lệnh trình bao : xuất tên của # tập tin cấu hình sẵn thì bao gồm các tập tin đó. #d-i preseed/include_command \ # string if [ "`hostname`" = bob ]; then echo bob.cfg; fi # Dẻo nhất, dòng này tải về chương trình rồi chạy nó. Chương trình # có khả năng dùng lệnh như « debconf-set » (debconf đặt) để thao tác # cơ sở dữ liệu cấu hình « debconf ». Có thể liệt kê danh sách các # văn lệnh, định giới bằng dấu cách. # Ghi chú rằng nếu tên tập tin là tương đối, nó được lấy từ # cùng một thư mục với tập tin cấu hình sẵn mà chứa tập tin đó. #d-i preseed/run string foo.sh Cũng có thể nạp dây chuyền từ giải đoạn chèn sẵn kiểu initrd hay tập tin, đến việc chèn sẵn qua mạng, bằng cách đặt preseed/url trong những tập tin sớm hơn. Sự chọn này sẽ gây ra việc chèn sẵn qua mạng được thực hiện khi mạng trở thành hoạt động. Hãy làm cẩn thận, vì có hai tiến trình chèn sẵn riêng: chẳng hạn, bạn có hai dịp chạy lệnh preseed/url, điều thứ hai được tạo một khi mạng trở thành hoạt động. ━━━━━━━━━━━━━━ ^[28] Cái sở hữu giá trị (hay mẫu) kiểu debconf bình thường là tên của gói chứa mẫu debconf tương ứng. Đối với những biến được dùng trong tiến trình cài đặt chính nó, cái sở hữu là "d-i". Mỗi mẫu và biến vẫn còn có khả năng thuộc về nhiều cái sở hữu, mà giúp đỡ quyết định nếu nó có thể được gỡ bỏ ra cơ sở dữ liệu debconf nếu gói đó bị tẩy. ^[29] Chèn sẵn locale thành en_NL, chẳng hạn, có kết quả là en_US.UTF-8 làm miền địa phương mặc định cho hệ thống được cài đặt. Nếu (v.d.) người dùng thực sự muốn sử dụng en_GB.UTF-8 thì phải chèn sẵn từng giá trị. Phụ lục C. Phân vùng cho Debian Mục lục C.1. Chọn phân vùng Debian, đặt kích cỡ phân vùng C.2. Cây thư mục C.3. Bố trí phân vùng khuyến khích C.4. Tên thiết bị dưới Linux C.5. Chương trình tạo phân vùng Debian C.5.1. Phân vùng cho Intel x86 C.1. Chọn phân vùng Debian, đặt kích cỡ phân vùng Hệ thống GNU/Linux cần thiết ít nhất một phân vùng riêng. Phân vùng đó có thể chứa toàn bộ hệ điều hành, tất cả các ứng dụng và tập tin cá nhân. Phần lớn người xem là cũng cần thiết một phân vùng trao đổi. Chỗ "trao đổi" (swap) là sức chứa hỗn tạp cho hệ điều hành, cho phép hệ thống sử dụng sức chứa trên đĩa là "bộ nhớ ảo". Bằng cách để chỗ trao đổi trên phân vùng riêng, bạn cho Linux khả năng rất tận dụng bộ nhớ đó hơn. Có thể ép buộc Linux sử dụng tập tin chuẩn là chỗ trao đổi, nhưng mà phương pháp đó không khuyến khích. Phần lớn người cũng chọn cho hệ thống GNU/Linux có hơn số phân vùng tối thiểu. Có hai lý do bạn có thể muốn chia hệ thống tập tin ra nhiều phân vùng nhỏ hơn. Lý do thứ nhất là sự an toàn. Nếu cái gì xảy ra để hỏng hệ thống tập tin, thường chỉ một phân vùng riêng bị hại. Vì vậy bạn cần phải phục hồi (từ bản sao lưu bạn thường tạo) chỉ một phần của hệ thống. Bạn nên tạo tối thiểu một phân vùng riêng thường được gọi như là "phân vùng gốc" (root partition), mà chứa những thành phần chủ yếu nhất của hệ thống. Nếu phân vùng khác nào bị hỏng, bạn vẫn còn có khả năng khởi động vào GNU/Linux trên phân vùng riêng này, để sửa chữa hệ thống. Phân vùng gốc này có thể tránh trường hợp mà bạn cần phải cài đặt lại toàn bộ hệ thống. Lý do thứ hai thường là quan trọng hơn trong trường hợp kinh doanh, nhưng nó thật sự phụ thuộc vào cách sử dụng máy tính. Chẳng hạn máy phục vụ thư tín tràn ngập bởi thư rác có thể chiếm dễ dàng toàn bộ phân vùng. Nếu bạn đã cấu hình vùng thư tín /var/mail là phân vùng riêng trên máy phục vụ thư tín, phần lớn của hệ thống còn lại hoạt động được thậm chí nếu nó bị rác tràn. Mặt không thuận lợi thật duy nhất khi sử dụng phân vùng thêm là thường khó biết trước các nhu cầu của mình. Nếu bạn cấu hình phân vùng quá nhỏ, bạn sẽ phải hoặc cài đặt lại hệ thống, hoặc cũng luôn chuyển các thứ ra để tạo chỗ rảnh trong phân vùng thấp nhỏ đó. Mặt khác, nếu bạn cấu hình phân vùng quá lớn, bạn sẽ hoài phí sức chứa có thể được tận dụng trên vùng khác. Hiện thời sức chứa trên đĩa là rẻ, nhưng tại sao xài phí tiền? C.2. Cây thư mục Debian GNU/Linux tùy theo Tiêu Chuẩn Phân Cấp Hệ Thống Tập Tin khi đặt tên của tập tin và thư mục. Tiêu chuẩn này cho người dùng và chương trình phần mềm có khả năng dự đoán vị trí của tập tin và thư mục. Thư mục cấp gốc được đại diện đơn giản bằng dấu xuyệc /. Trên cấp gốc, mọi hệ thống Debian chứa những thư mục này: ┌───────┬───────────────────────────────────────────────────────┐ │Thư mục│ Nội dung │ ├───────┼───────────────────────────────────────────────────────┤ │bin │Tập tin nhị phân lệnh chủ yếu │ ├───────┼───────────────────────────────────────────────────────┤ │boot │Tập tin tĩnh của bộ nạp khởi động │ ├───────┼───────────────────────────────────────────────────────┤ │dev │Tập tin thiết bị │ ├───────┼───────────────────────────────────────────────────────┤ │etc │Cấu hình hệ thống đặc trưng cho máy │ ├───────┼───────────────────────────────────────────────────────┤ │home │Thư mục chính của người dùng │ ├───────┼───────────────────────────────────────────────────────┤ │lib │Thư viện dùng chung và mô-đun hạt nhân chủ yếu │ ├───────┼───────────────────────────────────────────────────────┤ │media │Chứa điểm lắp cho vật chứa có thể thay thế │ ├───────┼───────────────────────────────────────────────────────┤ │mnt │Điểm lắp để gắn kết tạm thời hệ thống tập tin │ ├───────┼───────────────────────────────────────────────────────┤ │proc │Thư mục ảo cho thông tin hệ thống (hạt nhân 2.4 và 2.6)│ ├───────┼───────────────────────────────────────────────────────┤ │root │Thư mục chính của người dùng chủ │ ├───────┼───────────────────────────────────────────────────────┤ │sbin │Tập tin nhị phân hệ thống chủ yếu │ ├───────┼───────────────────────────────────────────────────────┤ │sys │Thư mục ảo cho thông tin hệ thống (hạt nhân 2.6) │ ├───────┼───────────────────────────────────────────────────────┤ │tmp │Tập tin tạm thời │ ├───────┼───────────────────────────────────────────────────────┤ │usr │Phân cấp phụ │ ├───────┼───────────────────────────────────────────────────────┤ │var │Dữ liệu có thể thay đổi │ ├───────┼───────────────────────────────────────────────────────┤ │srv │Dữ liệu cho dịch vụ do hệ thống cung cấp │ ├───────┼───────────────────────────────────────────────────────┤ │opt │Gói phần mềm ứng dụng phụ trợ │ └───────┴───────────────────────────────────────────────────────┘ Sau đây có danh sách các sự cân nhắc quan trọng về thư mục và phân vùng. Ghi chú rằng sức chứa trên đĩa được chiếm có thay đổi nhiều với kiểu cấu hình hệ thống và mẫu sử dụng riêng. Những sự giới thiệu này là hướng dẫn chung và cung cấp một điểm bắt đầu khi tạo phân vùng. ● Thư mục gốc / luôn luôn phải chứa vật lý những thư mục /etc, /bin, /sbin, / lib và /dev, nếu không thì bạn không thể khởi động được. Thường cần thiết vùng 150-250 MB dành cho phân vùng gốc. ● Thư mục /usr: chứa mọi chương trình người dùng (/usr/bin), thư viện (/usr/ lib), tài liệu hướng dẫn (/usr/share/doc), v.v. Đây là phần của hệ thống tập tin mà thường chiếm chỗ nhiều nhất. Bạn nên cung cấp cho nó ít nhất 500 MB sức chứa trên đĩa, cũng tăng số lượng này phụ thuộc vào số và kiểu gói phần mềm cần cài đặt. Bản cài đặt chạy trên máy trạm hay máy phục vụ nên tính rộng lượng đến 4-6 GB. ● Thư mục /var: dữ liệu có thể thay đổi, như bài tin, thư điện tử, nơi Mạng, co sở dữ liệu, bộ nhớ tạm của hệ thống quản lý gói phần mềm, nằm dưới thư mục này. Kích cỡ của thư mục này phụ thuộc nhiều vào cách sử dụng hệ thống, nhưng thường được điều khiển bởi những tài nguyên cần thiết cho công cụ quản lý gói. Nếu bạn định chạy tiến trình cài đặt đầy đủ, gồm gần mọi thứ do Debian cung cấp, trong cùng một phiên chạy, cấp phát 2-3 GB sức chứa riêng cho thư mục /var nên là đủ. Còn nếu bạn định chạy tiến trình cài đặt từ từ (tức là cài đặt các dịch vụ và tiện ích, rồi các điều nhập thô, rồi X v.v.), bạn có thể làm trôi chảy bằng cách gán 300-500 MB riêng. Nếu bạn không có nhiều sức chứa còn rảnh trên đĩa, cũng không định chạy tiến trình cập nhật hệ thống quan trọng, 30 hay 40 MB có thể là đủ. ● Thư mục /tmp: dữ liệu tạm thời được tạo bởi chương trình thường nằm trong thư mục này. Sức chứa đủ thường là 40-100 MB. Một số ứng dụng -- gồm bộ thao tác kho, công cụ tạo đĩa CD/DVD và phần mềm đa phương tiện -- có thể dùng thư mục /tmp để cất giữ tạm thời tập tin ảnh. Nếu bạn định sử dụng ứng dụng như vậy, bạn nên điều chỉnh sức chứa sẵn sàng trong thư mục /tmp cho phù hợp. ● Thư mục /home: mỗi người dùng sẽ để các dữ liệu cá nhân vào thư mục con của thư mục này. Kích cỡ của nó phụ thuộc vào số người dùng sẽ sử dụng hệ thống đó và những tập tin nào sẽ được cất giữ trong thư mục của họ. Phụ thuộc vào cách sử dụng đã định, bạn nên dành riêng khoảng 100 MB cho mỗi người dùng, nhưng thích nghi giá trị này với nhu cầu của bạn. Hãy dành riêng rất nhiều sức chứa hơn nếu bạn định lưu nhiều tập tin đa phương tiện (ảnh, âm nhạc, phim) vào thư mục chính này. C.3. Bố trí phân vùng khuyến khích Đối với người dùng mới, máy tính Debian cá nhân, hệ thống ở nhà, và các thiết lập người đơn khác, một phân vùng / riêng lẻ (thêm vào là vùng trao đổi) rất có thể là cách làm dễ dàng nhất. Tuy nhiên, nếu bạn có phân vùng lớn hơn khoảng 6 GB, hãy chọn « ext3 » là kiểu phân vùng. Phân vùng kiểu « ext2 » cần thiết được kiểm tra theo định kỷ (tính nguyên vẹn hệ thống tập tin) mà có thể gây ra tiến trình khởi động bị hoãn trên phân vùng lớn. Còn đối với hệ thống đa người dùng, hay hệ thống có rất nhiều sức chứa trên đĩa, tốt nhất là để mỗi thư mục /usr, /var, /tmp, và /home trên một phân vùng riêng, khác với phân vùng / (5 phân vùng). Có lẽ bạn cần có một phân vùng /usr/local riêng nếu bạn định cài đặt nhiều chương trình không thuộc về bản phát hành Debian. Nếu máy tính của bạn sẽ chạy trình phục vụ thư tín, bạn có thể cần phải đặt thư mục /var/mail là một phân vùng riêng. Thường, việc để thư mục /tmp trên phân vùng riêng (v.d. 20-50 MB) là ý kiến tốt. Nếu bạn đang thiết lập máy phục vụ có nhiều tài khoản người dùng, thường có ích để tạo phân vùng /home lớn riêng. Nói chung, trường hợp cấu hình phân vùng thay đổi từ máy tính này đến máy tính khác, phụ thuộc vào cách sử dụng. Đối với hệ thống rất phức tạp, bạn nên xem tài liệu Đa Đĩa Thế Nào Multi Disk HOWTO. Nó chứa thông tin chi tiết, phần lớn có ích cho nhà cung cấp dịch vụ Mạng và người thiết lập máy phục vụ. Có nhiều ý kiến khác nhau về kích cỡ thích hợp của phân vùng trao đổi. Theo kinh nghiệm, có ích để cấu hình vùng trao đổi có cùng một kích cỡ với bộ nhớ hệ thống. Trong phần lớn trường hợp, kích cỡ tối thiểu là 16 MB. Tất nhiên những quy tắc này có ngoại lệ: nếu bạn đang thử giải 1000 phương trình đồng thời trên máy tính có chỉ 256 MB bộ nhớ, bạn có thể cần thiết 1 GB vùng trao đổi. Trên kiến trúc kiểu 32-bit (i386, m68k, 32-bit SPARC, và PowerPC), kích cỡ tối đa của phân vùng trao đổi là 2 GB. Đó nên là đủ cho gần bất cứ bản cài đặt nào. Tuy nhiên, nếu bạn cần thiết vùng trao đổi lớn như vậy, rất có thể là bạn nên thử chia vùng trao đổi ra nhiều đĩa khác nhau (cũng được gọi như là "spindle") và, nếu có thể, ra nhiều kênh SCSI hay IDE khác nhau. Hạt nhân sẽ làm cho cân xứng cách sử dụng vùng trao đổi giữa nhiều phân vùng trao đổi, làm hiệu suất tốt hơn. Lấy thí dụ, một máy tính cũ hơn ở nhà có 32 MB RAM và đĩa cứng IDE 1.7 GB trên /dev/hda. Có một phân vùng 500 MB cho hệ điều hành khác trên /dev/hda1, một phân vùng trao đổi 32 MB trên /dev/hda3 và khoảng 1.2 GB phân vùng Linux trên / dev/hda2. Để tìm biết sức chứa được chiếm bởi công việc bạn có thể muốn thêm sau khi cài đặt xong hệ thống, xem Phần D.2, "Sức chứa trên đĩa cần thiết cho công việc". C.4. Tên thiết bị dưới Linux Tên của đĩa và phân vùng Linux có thể là khác với hệ điều hành khác. Bạn cần phải biết những tên bị Linux dùng khi bạn tạo và gắn kết phân vùng. Đây là lược đồ đặt tên cơ bản: ● Đĩa mềm thứ nhất có tên /dev/fd0. ● Đĩa mềm thứ hai có tên /dev/fd1. ● Đĩa SCSI thứ nhất (theo địa chỉ SCSI ID) có tên /dev/sda. ● Đĩa SCSI thứ hai (theo địa chỉ) có tên /dev/sdb, v.v. ● Đĩa CD-ROM SCSI thứ nhất có tên /dev/scd0, cũng được biết như là /dev/sr0. ● Đĩa cái trên bộ điều khiển chính IDE có tên /dev/hda. ● Đĩa phụ trên bộ điều khiển chính IDE có tên /dev/hdb. ● Hai đĩa cái và phụ của bộ điều khiển phụ có tên /dev/hdc và /dev/hdd, riêng từng cái. Bộ điều khiển IDE mới hơn thật sự có khả năng có hai kênh, kết quả là hoạt động như hai bộ điều khiển. Những phân vùng nằm trên mỗi đĩa được đại diện bằng cách phụ thêm một số thập phân vào tên đĩa: sda1 và sda2 đại diện phân vùng thứ nhất và thứ hai của ổ đĩa SCSI thứ nhất trên hệ thống. Đây là thí dụ cuộc sống thực. Giả sử bạn có hệ thống với 2 đĩa SCSI, một đĩa tại địa chỉ SCSI 2 và đĩa khác tại địa chỉ SCSI 4. Đĩa thứ nhất (tại địa chỉ 2) thì có tên sda, và đĩa thứ hai có tên sdb. Nếu ổ đĩa sda chứa 3 phân vùng, chúng có tên sda1, sda2 và sda3. Cũng vậy với đĩa sdb và các phân vùng nằm trên nó. Ghi chú rằng nếu bạn có hai bộ tiếp hợp mạch nối máy SCSI (tức là bộ điều khiển), thứ tự các ổ đĩa có thể trở thành khó hiểu. Trong trường hợp này, phương pháp tốt nhất là theo dõi các thông điệp khởi động, giả sử bạn biết mô hình và/hay khả năng của các ổ đĩa. Linux đại diện các phân vùng chính dạng tên ổ đĩa, rồi con số từ 1 đến 4. Ví dụ, phân vùng chính thứ nhất nằm trên ổ đĩa IDE thứ nhất là /dev/hda1. Những phân vùng hợp lý được đặt số từ 5, thì phân vùng hợp lý thứ nhất nằm trên cùng ổ đĩa đó là /dev/hda5. Ghi nhớ rằng phân vùng đã mở rộng, tức là phân vùng chính chứa các phân vùng hợp lý, không thể được dùng riêng. Cũng vậy với đĩa SCSI, không phải chỉ kiểu IDE. C.5. Chương trình tạo phân vùng Debian Vài kiểu chương trình tạo phân vùng đã được làm thích nghi bởi nhà phát triển Debian để hoạt động được trên nhiều kiểu đĩa cứng và kiến trúc máy tính khác nhau. Sau đây có danh sách các chương trình thích hợp với kiến trúc của máy tính này. partman Công cụ tạo phân vùng khuyến khích trong Debian. Chương trình này có nhiều khả năng có ích: nó cũng có thể thay đổi kích cỡ của phân vùng, tạo hệ thống tập tin ("format" [định dạng] trên hệ điều hành Windows) và gán nó vào điểm lắp. fdisk Bộ tạo phân vùng Linux gốc, thích hợp với người dùng rất kinh nghiệm. Hãy cẩn thận nếu bạn có phân vùng kiểu FreeBSD tồn tại trên máy tính. Những hạt nhân cài đặt chứa khả năng hỗ trợ những phân vùng này, nhưng cách đại diện (hay không) của fdisk có thể làm cho tên thiết bị khác biệt. Xem tài liệu Linux và FreeBSD Thế Nào Linux+FreeBSD HOWTO. cfdisk Bộ tạo phân vùng đĩa toàn màn hình dễ dàng, thích hợp với phần lớn người. Ghi chú rằng chương trình cfdisk không hiểu phân vùng kiểu FreeBSD bằng cách nào cả, lại có kết quả là tên thiết bị có thể khác biệt. Một của những chương trình này sẽ được chạy theo mặc định khi bạn chọn mục trình đơn Phân vùng đĩa (hay tương tự). Có thể sử dụng công cụ tạo phân vùng khác từ dòng lệnh trên VT2, nhưng không khuyên bạn làm như thế. Hãy ghi nhớ cần phải đánh dấu phân vùng khởi động như là "Khởi động được" (Bootable). C.5.1. Phân vùng cho Intel x86 Nếu bạn có hệ điều hành khác đã có, v.d. DOS, Windows hay Mac OSX, và bạn muốn giữ lại hệ điều hành đó trong khi cài đặt Debian, bạn có thể cần phải thay đổi kích cỡ của phân vùng chứa nó để giải phóng thêm chỗ trống trên đĩa cho bản cài đặt Debian. Trình cài đặt hỗ trợ khả năng thay đổi kích cỡ của hệ thống tập tin kiểu cả hai FAT và NTFS; khi bạn tới bước phân vùng của tiến trình cài đặt, hãy bật tùy chọn Bằng tay, rồi đơn giản chọn một phân vùng tồn tại và thay đổi kích cỡ của nó. BIOS của máy PC thường thêm ràng buộc nữa vào công việc tạo phân vùng đĩa. Trên đĩa, số phân vùng kiểu "chính" và "hợp lý" bị hạn chế. Hơn nữa, đối với BIOS gốc ở trước năm 1994-98, có thể khởi động BIOS đó từ chỉ một số nơi riêng trên đĩa. Thông tin thêm nằm trong tài liệu phân vùng Linux Thế Nào Linux Partition HOWTO và tài liệu Hỏi Đáp Phoenix BIOS FAQ, nhưng tiết đoạn này chứa một toàn cảnh ngắn để giúp đỡ bạn đặt kế hoạch phần lớn trường hợp. Phân vùng "chính" (primary) là lược đồ phân vùng gốc cho đĩa kiểu PC. Tuy nhiên, có thể tạo chỉ bốn phân vùng chính. Để vượt qua sự hạn chế này, phân vùng kiểu "đã mở rộng" (extended) và "hợp lý" (logical) đã được phát minh. Bằng cách đặt một của những phân vùng chính là phân vùng đã mở rộng, bạn có khả năng chia nhỏ toàn bộ sức chứa được cấp phát cho phân vùng đó ra nhiều phân vùng hợp lý. Bạn có thể tạo đến 60 phân vùng hợp lý trong mỗi phân vùng đã mở rộng; nhưng mà, mỗi đĩa có thể chứa chỉ một phân vùng đã mở rộng thôi. Linux hạn chế số phân vùng trên mỗi đĩa thành 15 phân vùng trên đĩa kiểu SCSI (3 phân vùng chính có thể dùng, 12 phân vùng hợp lý) và 63 phân vùng trên đĩa IDE (3 phân vùng chính có thể dùng, 60 phân vùng hợp lý). Tuy nhiên, hệ thống Debian GNU/Linux chuẩn cung cấp chỉ 20 thiết bị cho phân vùng, vì vậy bạn không thể cài đặt trên hơn 20 phân vùng nếu bạn chưa tự tạo một thiết bị dành cho mỗi phân vùng đó. Trên một đĩa IDE lớn, nếu bạn không sử dụng khả năng đặt địa chỉ LBA (LBA addressing), cũng không sử dụng trình điều khiển phủ (overlay drivers, đôi khi được cung cấp bởi hãng chế tạo đĩa cứng), bạn cần phải để phân vùng khởi động (phân vùng chứa ảnh hạt nhân) trong 1024 hình trụ đầu của đĩa cứng đó (thường là vùng khoảng 524 MB, không có khả năng dịch BIOS). Sự hạn chế này không có tác động nếu máy tính có BIOS mới hơn năm 1995-98 (phụ thuộc vào hãng chế tạo) hỗ trợ "Đặc Tả Hỗ Trợ Ổ Đĩa Tăng Cường". Cả LILO (bộ tải Linux) lẫn trình xen kẽ của Debian mbr phải sử dụng BIOS để đọc hạt nhân từ đĩa vào bộ nhớ RAM. Nếu nó phát hiện các phần mở rộng truy cập đĩa lớn kiểu BIOS int 0x13, nó sẽ sử dụng chúng. Nếu không thì giao diện truy cập đĩa thừa tự được dùng như là khả năng dự trữ; nó cũng không thể được dùng để định vị trí nào trên đĩa nằm cao hơn hình trụ thứ 1023. Một khi khởi động Linux, kiểu BIOS nào không có tác động và những sự hạn chế này không còn có tác động lại, vì Linux không sử dụng BIOS để truy cập đĩa. Trên đĩa lớn, bạn có thể cần phải sử dụng kỹ xảo dịch hình trụ, mà bạn có thể đặt trong chương trình thiết lập BIOS, như LBA (Logical Block Addressing: định vị khối hợp lý) hay chế độ dịch CHS ("Lớn"). Thông tin thêm về vấn đề đối với đĩa lớn nằm trong tài liệu đĩa lớn Thế Nào Large Disk HOWTO. Nếu bạn sử dụng lược đồ dịch hình trụ mà BIOS không hỗ trợ các phần mở rộng truy cập đĩa lớn, phân vùng khởi động phải nằm trong vùng đại diện đã dịch của hình trụ thứ 1024. Phương pháp khuyến khích để đạt cấu hình này là tạo một phân vùng nhỏ (25-50 MB nên là đủ) tại đầu của đĩa, để được dùng là phân vùng khởi động, rồi tạo các phân vùng khác được muốn trong vùng còn lại. Phân vùng khởi động này cần phải được gắn kết vào /boot, vì đó là thư mục nơi (các) hạt nhân Linux sẽ được cất giữ. Cấu hình này sẽ hoạt động được trên mọi hệ thống, bất chấp dùng LBA hay khả năng dịch CHS đĩa lớn, và bất chấp BIOS hỗ trợ các phần mở rộng truy cấp đĩa lớn. Phụ lục D. Thông Tin Linh Tinh Mục lục D.1. Thiết bị Linux D.1.1. Thiết lập con chuột D.2. Sức chứa trên đĩa cần thiết cho công việc D.3. Cài đặt Debian GNU/Linux từ hệ thống UNIX/Linux D.3.1. Bắt đầu D.3.2. Cài đặt debootstrap D.3.3. Chạy debootstrap D.3.4. Cấu hình hệ thống cơ bản D.3.5. Cài đặt hạt nhân D.3.6. Thiết lập bộ nạp khởi động D.3.7. Đòn kết liễu D.4. Cài đặt Debian GNU/Linux qua IP đường song song (PLIP) D.4.1. Nhu cầu D.4.2. Thiết lập nguồn D.4.3. Cài đặt đích D.5. Cài đặt Debian GNU/Linux dùng PPP qua Ethernet (PPPoE) D.6. Bộ cài đặt đồ họa D.6.1. Sử dụng bộ cài đặt đồ họa D.1. Thiết bị Linux Trong hệ thống Linux, một số tập tin đặc biệt nằm dưới thư mục /dev. Những tập tin này được gọi là tập tin thiết bị (device files), có ứng xử khác với tập tin chuẩn. Kiểu tập tin thiết bị thường nhất thuộc về thiết bị khối và thiết bị ký tự. Những tập tin này là giao diện với trình điều khiển thật (phần của hạt nhân Linux) mà lần lượt truy cập phần cứng. Một kiểu tập tin thiết bị khác, ít thường hơn, có tên pipe (ống dẫn). Những tập tin thiết bị quan trọng nhất được liệt kê trong các bảng bên dưới. ┌───┬───────────────────┐ │fd0│Ổ đĩa mềm thứ nhất │ ├───┼───────────────────┤ │fd1│Ổ đĩa mềm thứ hai │ └───┴───────────────────┘ ┌─────┬───────────────────────────────────────────────────────────┐ │hda │Đĩa cứng/CD-ROM kiểu IDE nằm trên cổng IDE thứ nhất (chính)│ ├─────┼───────────────────────────────────────────────────────────┤ │hdb │Đĩa cứng/CD-ROM kiểu IDE nằm trên cổng IDE thứ nhất (phụ) │ ├─────┼───────────────────────────────────────────────────────────┤ │hdc │Đĩa cứng/CD-ROM kiểu IDE nằm trên cổng IDE thứ hai (chính) │ ├─────┼───────────────────────────────────────────────────────────┤ │hdd │Đĩa cứng/CD-ROM kiểu IDE nằm trên cổng IDE thứ hai (phụ) │ ├─────┼───────────────────────────────────────────────────────────┤ │hda1 │Phân vùng thứ nhất nằm trên đĩa cứng KDE thứ nhất │ ├─────┼───────────────────────────────────────────────────────────┤ │hdd15│Phân vùng thứ mười năm nằm trên đĩa cứng KDE thứ tư │ └─────┴───────────────────────────────────────────────────────────┘ ┌─────┬──────────────────────────────────────────────────────────────┐ │sda │Đĩa cứng kiểu SCSI với mã nhận diện ID SCSI thấp nhất (v.d. 0)│ ├─────┼──────────────────────────────────────────────────────────────┤ │sdb │Đĩa cứng SCSI với ID SCSI cao hơn kế tiếp (v.d. 1) │ ├─────┼──────────────────────────────────────────────────────────────┤ │sdc │Đĩa cứng SCSI với ID SCSI cao hơn kế tiếp (v.d. 2) │ ├─────┼──────────────────────────────────────────────────────────────┤ │sda1 │Phân vùng thứ nhất nằm trên đĩa cứng kiểu SCSI thứ nhất │ ├─────┼──────────────────────────────────────────────────────────────┤ │sdd10│Phân vùng thứ mười nằm trên đĩa cứng SCSI thứ tư │ └─────┴──────────────────────────────────────────────────────────────┘ ┌───┬───────────────────────────────────────────┐ │sr0│Đĩa CD-ROM kiểu SCSI với ID SCSI thấp nhất │ ├───┼───────────────────────────────────────────┤ │sr1│Đĩa CD-ROM SCSI với ID SCSI cao hơn kế tiếp│ └───┴───────────────────────────────────────────┘ ┌───────┬──────────────────────────────────────────────────────────┐ │ttyS0 │Cổng nối tiếp 0, COM1 dưới MS-DOS │ ├───────┼──────────────────────────────────────────────────────────┤ │ttyS1 │Cổng nối tiếp 1, COM2 dưới MS-DOS │ ├───────┼──────────────────────────────────────────────────────────┤ │psaux │Thiết bị con chuột PS/2 │ ├───────┼──────────────────────────────────────────────────────────┤ │gpmdata│Thiết bị giả, dữ liệu lặp lại từ trình nền GPM (con chuột)│ └───────┴──────────────────────────────────────────────────────────┘ ┌─────┬───────────────────────────────────────────────────┐ │cdrom│Liên kết tượng trưng đến ổ đĩa CD-ROM │ ├─────┼───────────────────────────────────────────────────┤ │mouse│Liên kết tượng trưng đến tập tin thiết bị con chuột│ └─────┴───────────────────────────────────────────────────┘ ┌────┬────────────────────────────────────────────┐ │null│Mọi gì được ghi vào thiết bị này sẽ biến mất│ ├────┼────────────────────────────────────────────┤ │zero│Có thể đọc vô hạn số không ra thiết bị này │ └────┴────────────────────────────────────────────┘ D.1.1. Thiết lập con chuột Có khả năng sử dụng con chuột trong cả hai bàn giao tiếp Linux (dùng gpm) và môi trường cửa sổ X. Bình thường, chỉ cần cài đặt gpm và trình phục vụ X chính nó. Cả hai nên có cấu hình để sử dụng /dev/input/mice làm thiết bị con chuột. Giao thức con chuột có tên exps2 trong gpm, và tên ExplorerPS/2 trong X. Tập tin cấu hình riêng từng cái là /etc/gpm.conf và /etc/X11/xorg.conf. Một số mô-đun hạt nhân cần phải được nạp để làm cho con chuột hoạt động. Trong phần lớn trường hợp, các mô-đun thích hợp được tự động phát hiện, nhưng đôi khi không phải đối với con chuột nối tiếp cũ và con chuột mạch nối^[30], mà rất ít dùng, trừ trên máy tính rất cũ. Bản tóm tắt các mô-đun hạt nhân Linux cần thiết cho các kiểu con chuột khác nhau : ┌────────┬────────────────────────────────────────────────────────────────────┐ │ Mô-đun │ Mô tả │ ├────────┼────────────────────────────────────────────────────────────────────┤ │psmouse │Con chuột PS/2 (nên được tự động phát hiện) │ ├────────┼────────────────────────────────────────────────────────────────────┤ │usbhid │Con chuột USB (nên được tự động phát hiện) │ ├────────┼────────────────────────────────────────────────────────────────────┤ │sermouse│Phần lớn con chuột nối tiếp │ ├────────┼────────────────────────────────────────────────────────────────────┤ │logibm │Con chuột mạch nối được kết nối đến bo mạch điều hợp Logitech │ ├────────┼────────────────────────────────────────────────────────────────────┤ │inport │Con chuột mạch nối được kết nối đến bo mạch ATI hay Microsoft InPort│ └────────┴────────────────────────────────────────────────────────────────────┘ Để nạp một mô-đun điều khiển con chuột, bạn có thể sử dụng lệnh modconf (từ gói cùng tên) và tìm trong phân loại kernel/drivers/input/mouse. D.2. Sức chứa trên đĩa cần thiết cho công việc Bản cài đặt chuẩn trên máy kiểu i386, gồm các gói chuẩn và dùng hạt nhân phiên bản 2.6 mặc định, chiếm 397 MB sức chứa trên đĩa. Còn một bản cài đặt tối thiểu, không có công việc "Hệ thống chuẩn" được chọn, chiếm 250 MB. Quan trọng Trong cả hai trường hợp, số lượng này là sức chứa thật được dùng trên đĩa sau khi cài đặt xong và tập tin tạm thời nào được xoá. Số này cũng không tính tài nguyên thêm được chiếm bởi hệ thống tập tin, chẳng hạn cho các tập tin nhật ký. Có nghĩa là cần thiết sức chứa nhiều hơn, cả trong khi cài đặt lẫn khi sử dụng hệ thống hàng ngày. Theo đây có bảng hiển thị các kích cỡ do trình aptitude thông báo cho những công việc được liệt kê trong trình "tasksel". Ghi chú rằng một số công việc riêng có nội dung chung, vì vậy tổng số kích cỡ đã cài đặt của hai công việc với nhau có thể là nhỏ hơn tổng hai số đó. Mặc định là trình cài đặt sẽ cài đặt môi trường làm việc GNOME, nhưng mà cũng có thể chọn môi trường làm việc khác, hoặc bằng cách sử dụng một của những ảnh đĩa CD đặc biệt, hoặc bằng cách ghi rõ môi trường làm việc đã muốn khi trình cài đặt khởi động (xem Phần 6.3.5.2, "Lựa chọn và Cài đặt Phần mềm"). Ghi chú rằng bạn cần phải cộng các kích cỡ được liệt kê trong bảng này với kích cỡ của bản cài đặt chuẩn, khi tính kích cỡ của phân vùng. Phần lớn sức chứa được hiển thị trong cột "Kích cỡ đã cài đặt" sẽ nằm trong thư mục /usr và /lib; sức chứa trong cột "Kích cỡ tải về" cần thiết (tạm thời) trong thư mục /var. ┌────────────────┬──────────────────┬──────────────┬──────────────────────────┐ │ Công việc │Kích cỡ đã cài đặt│Kích cỡ tải về│Sức chứa cần thiết để cài │ │ │ (MB) │ (MB) │ đặt (MB) │ ├────────────────┼──────────────────┼──────────────┼──────────────────────────┤ │Môi trường làm │  │  │  │ │việc │ │ │ │ ├────────────────┼──────────────────┼──────────────┼──────────────────────────┤ │  • GNOME (mặc │1830 │703 │2533 │ │định) │ │ │ │ ├────────────────┼──────────────────┼──────────────┼──────────────────────────┤ │  • KDE │1592 │613 │2205 │ ├────────────────┼──────────────────┼──────────────┼──────────────────────────┤ │  • Xfce │1056 │403 │1459 │ ├────────────────┼──────────────────┼──────────────┼──────────────────────────┤ │  • LXDE │963 │370 │1333 │ ├────────────────┼──────────────────┼──────────────┼──────────────────────────┤ │Máy tính xách │26 │9 │35 │ │tay^[a] │ │ │ │ ├────────────────┼──────────────────┼──────────────┼──────────────────────────┤ │Trình phục vụ │42 │13 │55 │ │Mạng │ │ │ │ ├────────────────┼──────────────────┼──────────────┼──────────────────────────┤ │Trình phục vụ in│215 │84 │299 │ ├────────────────┼──────────────────┼──────────────┼──────────────────────────┤ │Trình phục vụ │3 │1 │4 │ │DNS │ │ │ │ ├────────────────┼──────────────────┼──────────────┼──────────────────────────┤ │Trình phục vụ │74 │29 │103 │ │tập tin │ │ │ │ ├────────────────┼──────────────────┼──────────────┼──────────────────────────┤ │Trình phục vụ │14 │5 │19 │ │thư │ │ │ │ ├────────────────┼──────────────────┼──────────────┼──────────────────────────┤ │Cơ sở dữ liệu │50 │18 │68 │ │SQL │ │ │ │ ├────────────────┴──────────────────┴──────────────┴──────────────────────────┤ │^[a] Tác vụ Máy tính xách tay chồng lấp một ít với tác vụ Môi trường làm │ │việc. Cài đặt cả hai thì tác vụ Máy tính xách tay sẽ chiếm chỉ vài MB thêm │ │sức chứa trên đĩa. │ └─────────────────────────────────────────────────────────────────────────────┘ Nếu bạn cài đặt bằng ngôn ngữ khác tiếng Anh, tasksel có thể tự động cài đặt một công việc địa phương hoá, nếu có, cho ngôn ngữ của bạn (có một công việc dành cho tiếng Việt). Sức chứa cần thiết khác biệt giữa những ngôn ngữ khác nhau; bạn nên tính đến tổng là 350 MB để tải về và cài đặt công việc này. D.3. Cài đặt Debian GNU/Linux từ hệ thống UNIX/Linux Phần này diễn tả phương pháp cài đặt Debian GNU/Linux từ một hệ thống UNIX hay Linux đã có, không cần dùng trình cài đặt dựa vào trình đơn như được diễn tả trong phần sổ tay còn lại. Tài liệu "cài đặt chéo" Thế Nào này đã được yêu cầu bởi người dùng chuyển đổi sang Debian GNU/Linux từ hệ thống Red Hat, Mandrake, và SUSE. Trong phần này giả sử là bạn quen với cách nhập lệnh *nix và cách duyệt qua hệ thống tập tin. Trong phần này, dấu đồng $ đại diện lệnh cần nhập vào hệ thống hiện thời của người dùng, còn dấu băm # đại diện lệnh được nhập vào chroot của Debian. Một khi bạn cấu hình hệ thống Debian mới một cách thích hợp, bạn có khả năng nâng cấp các dữ liệu người dùng tồn tại (nếu có) lên nó, rồi tiếp tục làm việc như bình thường. Vì vậy, tiến trình cài đặt Debian GNU/Linux này "không có thời gian chết". Nó cũng là phương pháp thông minh để quản lý phần cứng thường không hợp tác với vật chứa khác nhau kiểu khởi động hay cài đặt. Ghi chú Ghi chú : vì đây phần lớn là một thủ tục làm bằng tay, bạn nên nhớ rằng bạn sẽ cần phải tự làm nhiều cấu hình cơ bản, mà cần thiết bạn quen nhiều với Debian và Linux chung hơn khi cài đặt bình thường. Thủ tục này sẽ không làm kết quả là hệ thống trùng với kết quả của tiến trình cài đặt bình thường. Thủ tục này chỉ diễn tả những bước cơ bản khi thiết lập hệ thống. Có thể cần thiết thêm bước cài đặt hay/và cấu hình. D.3.1. Bắt đầu Bằng các công cụ phân vùng *nix hiện thời, hãy phân vùng lại đĩa cứng như cần thiết, cũng tạo ít nhất một hệ thống tập tin cộng với vùng trao đổi (swap). Bạn cần có khoảng 350 MB sức chứa còn rảnh khi cài đặt chỉ với bàn giao tiếp, hay khoảng 1 GB nếu bạn định cài đặt hệ thống cửa sổ X (còn nhiều hơn nếu bạn định cài đặt môi trường làm việc như GNOME hay KDE). Sau đó, hãy tạo hệ thống tập tin trên những phân vùng. Chẳng hạn, để tạo một hệ thống tập tin kiểu ext3 trên phân vùng /dev/hda6 (phân vùng gốc mẫu): # mke2fs -j /dev/hda6 Còn để tạo hệ thống tập tin kiểu ext2, chỉ cần bỏ đoạn -j đi. Sở khởi và kích hoạt vùng trao đổi (thay thế số hiệu phân vùng của phân vùng trao đổi Debian đã dự định): # mkswap /dev/hda5 # sync; sync; sync # swapon /dev/hda5 Hãy lắp một phân vùng như là /mnt/debinst (điểm cài đặt, để là hệ thống tập tin gốc (/) trên hệ thống mới). Tên của điểm lắp là tùy ý chặt chẽ: nó được diễn tả lại sau bên dưới. # mkdir /mnt/debinst # mount /dev/hda6 /mnt/debinst Ghi chú Nếu bạn muốn đặt phần nào của hệ thống tập tin (v.d. /usr) được gắn kết vào phân vùng riêng, bạn cần phải tự tạo và gắn kết những thư mục này trước khi tiếp tục tới giao đoạn kế tiếp. D.3.2. Cài đặt debootstrap Tiện ích được dùng bởi trình cài đặt Debian, cũng được chấp nhận như là phương pháp chính thức để cài đặt hệ thống cơ bản Debian, là debootstrap. Nó dùng chương trình wget và ar, nhưng về mặt khác thì phụ thuộc chỉ vào /bin/sh và công cụ Unix/Linux cơ bản^[31]. Hãy cài đặt hai trình wget và ar, nếu chúng chưa nằm trên hệ thống của bạn, rồi tải về và cài đặt debootstrap. Hoặc bạn có thể tự cài đặt nó bằng thủ tục theo đây. Hãy tạo một thư mục work vào đó cần giải nén .deb: # mkdir work # cd work Tập tin nhị phân debootstrap nằm trong kho Debian (hãy chắc là bạn chọn tập tin thích hợp với kiến trúc của mình). Tải tập tin dạng .deb debootstrap xuống pool , sao chép gói đó vào thư mục work, rồi giải thích các tập tin nhị phân ra nó. Bạn cần phải có quyền người chủ để cài đặt các tập tin nhị phân này. # ar -x debootstrap_0.X.X_all.deb # cd / # zcat /đường_dẫn_đầy_đủ_đến_work/work/data.tar.gz | tar xv D.3.3. Chạy debootstrap Lệnh debootstrap có thể tải các tập tin cần thiết một cách trực tiếp xuống kho lưu khi bạn chạy nó. Có thể thay thế http.us.debian.org/debian (trong mẫu bên dưới) bằng bất cứ máy nhân bản kho lưu nào, tốt hơn là một máy nhân bản ở gần chỗ bạn trên mạng. Các máy nhân bản được liệt kê ở địa chỉ http:// www.debian.org/mirror/list. Nếu bạn có đĩa CD Debian GNU/Linux squeeze được gắn kết vào /cdrom, bạn có khả năng thay thế địa chỉ Mạng kiểu HTTP bằng địa chỉ kiểu tập tin: file:/cdrom/ debian/ Trong lệnh debootstrap, thay thế KIẾN_TRÚC bằng một của những chuỗi theo đây: alpha, amd64, arm, hppa, i386, ia64, m68k, mips, mipsel, powerpc, s390, sparc. # /usr/sbin/debootstrap --arch KIẾN_TRÚC squeeze \ /mnt/debinst http://ftp.us.debian.org/debian D.3.4. Cấu hình hệ thống cơ bản Lúc bây giờ bạn có hệ thống Debian thật, dù hơi gầy, trên đĩa. Hãy chroot vào nó : # LANG=C chroot /mnt/debinst /bin/bash Sau khi chroot, bạn có thể cần phải đặt lời định nghĩa thiết bị cuối tương thích với hệ thống cơ bản Debian, chẳng hạn: # export TERM=xterm-color D.3.4.1. Tạo tập tin thiết bị Ở điểm thời này, thư mục /dev/ chỉ chứa các tập tin thiết bị rất cơ bản. Đối với những bước tiếp theo của tiến trình cài đặt, có thể cần thiết thêm tập tin thiết bị. Có một số phương pháp khác nhau : phương pháp thích hợp với trường hợp của bạn thì phụ thuộc vào hệ thống hỗ trợ tiến trình cài đặt, vào kiểu hát nhân (kiểu mô-đun hay không) và vào bạn định dùng tập tin thiết bị kiểu động (v.d. dùng udev) hay tĩnh. Vài tùy chọn sẵn sàng là: ● tạo một tập hợp tập tin thiết bị tĩnh mặc định dùng # cd /dev # MAKEDEV generic ● tạo bằng tay chỉ một số tập tin thiết bị dứt khoát dùng MAKEDEV ● bind mount /dev từ hệ thống hỗ trợ ở trên /dev trong hệ thống đích; ghi chú rằng những văn lệnh sau khi cài đặt của một số gói có thể thử tạo tập tin thiết bị, vì vậy bạn nên dùng tùy chọn này chỉ một cách cẩn thận. D.3.4.2. Gắn kết phân vùng Bạn cần phải tạo tập tin /etc/fstab. # editor /etc/fstab Đây là mẫu bạn có thể sửa đổi để thích hợp với hệ thống: # /etc/fstab: thông tin tĩnh về hệ thống tập tin. # # hệ thống tệp điểm lắp kiểu tùy chọn lần đổ /dev/XXX / ext3 defaults 0 1 /dev/XXX /boot ext3 ro,nosuid,nodev 0 2 /dev/XXX none swap sw 0 0 proc /proc proc defaults 0 0 /dev/fd0 /media/floppy auto noauto,rw,sync,user,exec 0 0 /dev/cdrom /media/cdrom iso9660 noauto,ro,user,exec 0 0 /dev/XXX /tmp ext3 rw,nosuid,nodev 0 2 /dev/XXX /var ext3 rw,nosuid,nodev 0 2 /dev/XXX /usr ext3 rw,nodev 0 2 /dev/XXX /home ext3 rw,nosuid,nodev 0 2 Hãy dùng lệnh mount -a để lắp mọi hệ thống tập tin bạn đã xác định trong tập tin /etc/fstab, hoặc để lắp mỗi hệ thống tập tin riêng, dùng: # mount /đường_dẫn # v.d.: mount /usr Các hệ thống Debian hiện thời có những điểm lắp cho vật chứa rời dưới /media, còn giữ các liên kết tương trưng để tương thích trong /. Hãy tạo chúng như yêu cầu, chẳng hạn: # cd /media # mkdir cdrom0 # ln -s cdrom0 cdrom # cd / # ln -s media/cdrom Bạn có khả năng lắp hệ thống tập tin proc nhiều lần và vào nhiều vị trí, dù / proc thường dùng. Nếu bạn chưa dùng lệnh mount -a, kiểm tra xem bạn đã lắp proc trước khi tiếp tục. # mount -t proc proc /proc Sau đó, lệnh liệt kê ls /proc nên hiển thị thư mục khác rỗng. Nếu nó bị lỗi, có lẽ bạn có khả năng gắn kết proc từ bên ngoài chroot đó. # mount -t proc proc /mnt/debinst/proc D.3.4.3. Đặt múi giờ Tập tin /etc/default/rcS chứa một tùy chọn xác định nếu hệ thống sẽ giải thích đồng hồ phần cứng như là giờ thế giới (UTC) hay giờ địa phương. Lệnh sau cho bạn có khả năng đặt nó và chọn múi giờ riêng. # editor /etc/default/rcS # dpkg-reconfigure tzdata D.3.4.4. Cấu hình khả năng chạy mạng Để cấu hình chức năng chạy mạng, hãy chỉnh sửa các tập tin /etc/network/ interfaces, /etc/resolv.conf, /etc/hostname và /etc/hosts. # editor /etc/network/interfaces Ở đây có một số mẫu thí dụ đơn giản từ /usr/share/doc/ifupdown/examples: ###################################################################### # /etc/network/interfaces -- tập tin cấu hình cho ifup(8), ifdown(8) # Xem trang hướng dẫn interfaces(5) để tìm thông tin về những tùy chọn nào sẵn sàng. ###################################################################### # Lúc nào chúng ta muốn có giao diện mạch nội bộ. # auto lo iface lo inet loopback # Để sử dụng dịch vụ DHCP: # # auto eth0 # iface eth0 inet dhcp # Một thiết lập IP tĩnh mẫu thí dụ: (tùy chọn là quảng bá [broadcast] # và cổng ra [gateway]) # # auto eth0 # iface eth0 inet static # address 192.168.0.42 # network 192.168.0.0 # netmask 255.255.255.0 # broadcast 192.168.0.255 # gateway 192.168.0.1 Hãy nhập các máy phục vụ tên và chỉ thị tìm kiếm vào tập tin cấu hình /etc/ resolv.conf: # editor /etc/resolv.conf Một tập tin /etc/resolv.conf mẫu đơn giản: search hqdom.local\000 nameserver 10.1.1.36 nameserver 192.168.9.100 Nhập tên máy của hệ thống (2 đến 63 ký tự): # echo tên_máy_Debian > /etc/hostname Tập tin /etc/hosts cơ bản cũng hỗ trợ IPv6: 127.0.0.1 localhost 127.0.1.1 tên_máy_Debian # Các dòng theo đây có ích cho máy có khả năng IPv6 ::1 ip6-localhost ip6-loopback fe00::0 ip6-localnet ff00::0 ip6-mcastprefix ff02::1 ip6-allnodes ff02::2 ip6-allrouters ff02::3 ip6-allhosts Có nhiều thẻ mạng thì bạn nên sắp xếp nhưng tên mô-đun trình điều khiển theo thứ tự đã muốn trong tập tin /etc/modules. Sau đó thì trong khi khởi động, mỗi thẻ sẽ được lắp với tên giao diện (eth0, eth1, v.v.) mong đợi. D.3.4.5. Cấu hình Apt Lúc đó, Debootstrap đã tạo một tập tin liệt kê các nguồn /etc/apt/sources.list rất cơ bản sẽ cho bạn có khả năng cài đặt thêm gói. Tuy nhiên, bạn có thể muốn thêm một số nguồn nữa, chẳng hạn cho gói nguồn và bản cập nhật bảo mật: deb-src http://ftp.us.debian.org/debian squeeze main deb http://security.debian.org/ squeeze/updates main deb-src http://security.debian.org/ squeeze/updates main Đảm bảo bạn chạy aptitude update sau khi thay đổi danh sách các nguồn. D.3.4.6. Cấu hình miền địa phương và bàn phím Để cấu hình thiết lập miền địa phương để sử dụng ngôn ngữ khác tiếng Anh, hãy cài đặt gói hỗ trợ locales và cấu hình nó. Khuyên bạn sử dụng miền địa phương UTF8. # aptitude install locales # dpkg-reconfigure locales Để cấu hình bàn phím (nếu cần): # aptitude install console-data # dpkg-reconfigure console-data Ghi chú rằng bàn phím không thể được đặt trong khi nằm trong chroot, nhưng sẽ được cấu hình cho lần khởi động lại kế tiếp. D.3.5. Cài đặt hạt nhân Nếu bạn dự định khởi động hệ thống này, bạn rất có thể muốn có một hạt nhân (kernel) Linux và một bộ nạp khởi động (boot loader). Có thể nhận diện các hạt nhân đóng gói sẵn bằng lệnh: # apt-cache search linux-image Nếu bạn định sử dụng một hạt nhân đóng gói sẵn, đề nghị bạn tạo tập tin cấu hình /etc/kernel-img.conf trước đó. Đây là một tập tin thí dụ : # Các việc ghi đè khả năng quản lý ảnh hạt nhân # Xem kernel-img.conf(5) để tìm chi tiết do_symlinks = yes relative_links = yes do_bootloader = yes do_bootfloppy = no do_initrd = yes link_in_boot = no# [do làm # symlinks các liên kết tượng trưng # relative links các liên kết tương đối # bootloader bộ nạp khởi động # bootfloppy đĩa mềm khởi động # link in boot liên kết vào khởi động] Để tìm thông tin chi tiết về tập tin này và các tùy chọn khác nhau, xem trang hướng dẫn của nó mà sẵn sàng sau khi cài đặt gói kernel-package. Khuyên bạn kiểm tra xem những giá trị trong nó cũng thích hợp với hệ thống của bạn. Sau đó, hãy cài đặt gói hạt nhân đã muốn, dùng tên gói cua nó. # aptitude install linux-image-2.6.32-kiến_trúc-v.v. [install cài đặt linux-image ảnh linux] Nếu bạn chưa tạo tập tin cấu hình /etc/ kernel-img.conf trước khi cài đặt hạt nhân đã đóng gói sẵn, bạn có thể được hỏi một số câu về nó trong tiến trình cài đặt. D.3.6. Thiết lập bộ nạp khởi động Để làm cho hệ thống Debian GNU/Linux có khả năng khởi động, bạn hãy thiết lập bộ tải khởi động để tải hạt nhân đã cài đặt cùng với phân vùng gốc mới. Ghi chú rằng debootstrap không cài đặt bộ nạp khởi động, dù bạn có khả năng sử dụng lệnh aptitude bên trong chroot Debian để làm như thế. Xem trang thông tin info grub hay trang hướng dẫn man lilo.conf để tìm hướng dẫn về phương pháp thiết lập bộ nạp khởi động. Nếu bạn muốn giữ lại hệ thống đã dùng để cài đặt Debian, đơn giản hãy thêm một mục nhập cho bản cài đặt Debian vào tập tin menu.lst grub đã có, hoặc vào tập tin cấu hình lilo.conf. Đối với tập tin lilo.conf, bạn cũng có khả năng sao chép nó vào hệ thống mới để chỉnh sửa nó ở đó. Sau khi chỉnh sửa xong, hãy gọi lilo (ghi nhớ rằng nó sẽ dùng tập tin cấu hình lilo.conf tương đối so với hệ thống từ đó bạn gọi nó). Việc cài đặt và thiết lập grub là dễ dàng: # aptitude install grub # grub-install /dev/hda # update-grub Lệnh thứ hai sẽ cài đặt grub (trong trường hợp này, vào MBR của hda). Lệnh cuối cùng sẽ tạo một tập tin /boot/grub/menu.lst hợp lý và hoạt động được. Ghi chú rằng đây giả sử tập tin thiết bị /dev/hda đã được tạo. Có một số phương pháp xen kẽ để cài đặt grub, nhưng chúng nằm bên ngoại phạm vi của phụ lục này. Ở đây có mẫu /etc/lilo.conf cơ bản: boot=/dev/hda6 root=/dev/hda6 install=menu delay=20 lba32 image=/vmlinuz initrd=/initrd.img label=Debian Phụ thuộc vào bộ nạp khởi động đã chọn, bạn lúc bây giờ có khả năng tạo một số thay đổi thêm trong tập tin cấu hình /etc/kernel-img.conf. Cho bộ nạp khởi động grub, hãy đặt tùy chọn do_bootloader thành "no" (không). Để tự động cập nhật tập tin /boot/grub/menu.lst khi cài đặt hay gỡ bỏ hạt nhân Debian nào, hãy thêm những dòng này: postinst_hook = update-grub postrm_hook = update-grub [postinst viết tắt "post-installation", sau khi cài đặt postrm viết tắt "post-removal", sau khi gỡ bỏ hook móc (vào) update cập nhật] Còn cho bộ nạp khởi động lilo, giá trị của do_bootloader nên là "yes" (có). D.3.7. Đòn kết liễu Như nói trước, hệ thống đã cài đặt là rất cơ bản. Nếu bạn muốn làm cho hệ thống ít rộng rãi hơn, dễ cài đặt các gói có ưu tiên "chuẩn" priority: # tasksel install standard Tất nhiên, bạn cũng có khả năng sử dụng aptitude để cài đặt mỗi gói riêng. Sau khi cài đặt xong, có rất nhiều gói đã tải về nằm trong thư mục kho lưu /var /cache/apt/archives/. Vậy bạn có dịp giải phóng thêm chỗ trống trên đĩa bằng cách chạy lệnh « làm sạch »: # aptitude clean D.4. Cài đặt Debian GNU/Linux qua IP đường song song (PLIP) Phần này diễn tả phương pháp cài đặt Debian GNU/Linux vào máy tính không có thẻ Ethernet, chỉ có máy tính cổng ra từ xa được gắn nối bằng cáp Null-Modem (bộ điều giải rỗng, cũng được gọi như là cáp Null-Printer, máy in rỗng). Máy tính cổng ra nên được kết nối đến mạng chứa máy nhân bản Debian (v.d. có kết nối đến Mạng). Mẫu trong phụ lục này sẽ hiển thị phương pháp thiết lập sự kết nối PLIP, dùng cổng ra được kết nối đến Mạng qua sự kết nối quay số (ppp0). Nó sẽ dùng địa chỉ IP 192.168.0.1 và 192.168.0.2 cho hai giao diện PLIP trên hệ thống đích và hệ thống nguồn riêng từng cái (những địa chỉ này nên là không dùng bên trong miền địa chỉ của mạng của bạn). Sự kết nối PLIP được thiết lập trong khi cài đặt sẽ cũng sẵn sàng sau khi khởi động lại vào hệ thống đã cài đặt (xem Chương 7, Khởi động vào hệ thống Debian mới). Trước khi bắt đầu, bạn cần phải xem cấu hình BIOS (địa chỉ cơ bản IO và IRQ) để tìm cổng song song của hệ thống cả đích lẫn nguồn. Giá trị thường nhất là io= 0x378, irq=7. D.4.1. Nhu cầu ● Máy tính đích, được gọi như là target (đích), vào đó Debian sẽ được cài đặt. ● Vật chứa phần mềm cài đặt hệ thống; xem Phần 2.4, "Vật chứa trình cài đặt". ● Máy tính khác được kết nối đến Mạng, được gọi như là source (nguồn), mà sẽ hoạt động là cổng ra. ● Một cáp Null-Modem DB-25. Xem tài liệu cài đặt PLIP Thế Nào PLIP-Install-HOWTO để tìm thông tin thêm về cáp kiểu này, gồm hướng dẫn về cách tạo điều riêng. D.4.2. Thiết lập nguồn Theo đây có một tập lệnh trình bao là mẫu đơn giản về phương pháp cấu hình máy tính nguồn như là cổng ra Mạng dùng ppp0. #!/bin/sh # Gỡ bỏ các mô-đun đang chạy ra hạt nhân để tránh xung đột, # cũng để tự cấu hình lại. modprobe -r lp parport_pc modprobe parport_pc io=0x378 irq=7 modprobe plip # Cấu hình giao diện PLIP (chọn « plip0 », xem « dmesg | grep plip ») ifconfig plip0 192.168.0.2 pointopoint 192.168.0.1 netmask 255.255.255.255 up # Cấu hình cổng ra modprobe iptable_nat iptables -t nat -A POSTROUTING -o ppp0 -j MASQUERADE echo 1 > /proc/sys/net/ipv4/ip_forward D.4.3. Cài đặt đích Khởi động vật chứa cài đặt. Cần phải chạy tiến trình cài đặt bằng chế độ nhà chuyên môn: hãy nhập expert vào dấu nhắc khởi động. Nếu bạn cần đặt tham số cho mô-đun hạt nhân, cũng cần phải làm như thế tại dấu nhắc khởi động. Chẳng hạn, để khởi động trình cài đặt và đặt giá trị cho những tùy chọn "io" và "irq" cho mô-đun partport_pc, hãy nhập dãy dưới vào dấu nhắc khởi động: expert parport_pc.io=0x378 parport_pc.irq=7 Bên dưới có những trả lời cần nhập trong những giai đoạn khác nhau của tiến trình cài đặt. 1. Tải các thành phần cài đặt từ đĩa CD Chọn mục plip-modules trong danh sách: nó sẽ làm cho các trình điều khiển PLIP sẵn sàng cho hệ thống cài đặt. 2. Phát hiện phần cứng mạng ● Nếu máy đích có phải chứa thẻ mạng, trình cài đặt sẽ hiển thị danh sách các mô-đun trình điều khiển cho những thẻ được phát hiện. Nếu bạn muốn ép buộc debian-installer dùng PLIP thay thế, bạn cần phải bỏ chọn mọi mô-đun trình điều khiển đã liệt kê. Tất nhiên, nếu máy đích không có thẻ mạng, trình cài đặt sẽ không hiển thị danh sách này. ● Vì chưa phát hiện thẻ mạng, trình cài đặt sẽ nhắc bạn chọn trình điều khiển mạng trong danh sách. Hãy chọn mô-đun plip. 3. Cấu hình mạng ● Tự động cấu hình mạng bằng DHCP không? : Không ● Địa chỉ IP: 192.168.0.1 ● Địa chỉ điểm-đến-điểm: 192.168.0.2 ● Các địa chỉ của máy phục vụ tên: bạn có khả năng nhập cùng những địa chỉ được dùng trên máy tính nguồn (xem tập tin cấu hình /etc/ resolv.conf) D.5. Cài đặt Debian GNU/Linux dùng PPP qua Ethernet (PPPoE) Trong một số quốc gia, PPP qua Ethernet (PPPoE) là một giao thức thường dùng cho kết nối dải sóng rộng (ADSL hay cáp) tới nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP). Chức năng thiết lập kết nối mạng dùng PPPoE không phải được hỗ trợ theo mặc định trong trình cài đặt, nhưng dễ làm cho hoạt động. Phần này diễn tả phương pháp. Sự kết nối PPPoE được thiết lập trong khi cài đặt sẽ cũng sẵn sàng sau khi khởi động lại vào hệ thống đã cài đặt (xem Chương 7, Khởi động vào hệ thống Debian mới). Để có tùy chọn thiết lập và sử dụng PPPoE trong khi cài đặt, bạn cần phải cài đặt dùng một của những ảnh đĩa CD/DVD sẵn sàng. Không phải được hỗ trợ cho phương pháp cài đặt khác (v.d. khởi động qua mạng ). Cài đặt qua PPPoE phần lớn là tương tự với các tiến trình cài đặt khác. Những bước sau diễn tả các sự khác. ● Khởi chạy trình cài đặt, dùng tham số khởi động modules=ppp-udeb. ^[32]. Tham số này sẽ đảm bảo tự động nạp và chạy thành phần cần thiết để thiết lập PPPoE (ppp-udeb). ● Hãy theo những bước đầu tiên bình thường của tiến trình cài đặt (chọn ngôn ngữ, quốc gia và bàn phím; nạp thêm thành phần cài đặt^[33]). ● Bước tiếp theo là phát hiện phần cứng chạy mạng, để nhận diện bo mạch Ethernet có trong hệ thống. ● Sau đó, tiến trình thiết lập PPPoE thật được khởi chạy. Trình cài đặt sẽ thăm dò tất cả các giao diện Ethernet đã phát hiện để thử tìm bộ tập trung PPPoE (một kiểu trình phục vụ mà quản lý các kết nối PPPoE). Có lẽ không tìm thấy bộ tập trung lần thử đầu tiên. Trường hợp này có thể xảy ra đôi khi trên mạng chạy chậm hay mạng rất bận, hay đối với trình phục vụ bị lỗi. Trong phần lớn trường hợp, lần thử thứ hai để phát hiện bộ tập trung sẽ chạy thành công; để thử lại, chọn mục Cấu hình và khởi chạy một kết nối PPPoE trong trình đơn chính của trình cài đặt. ● Một khi tìm bộ tập trung, người dùng sẽ được nhắc gõ thông tin đăng nhập (tên người dùng và mật khẩu PPPoE). ● Ở điểm thời này, tiến trình cài đặt sẽ sử dụng thông tin đã cung cấp để thiết lập kết nối PPPoE. Cung cấp thông tin đúng thì kết nối PPPoE nên được cấu hình và trình cài đặt nên có khả năng sử dụng nó để kết nối tới Internet và lấy các gói (nếu cần). Thông tin đăng nhập sai hay gặp lỗi thì tiến trình cài đặt sẽ bị dừng chạy, nhưng có thể thử lại tiến trình cấu hình bằng cách chọn mục trình đơn Cấu hình và khởi chạy một kết nối PPPoE. D.6. Bộ cài đặt đồ họa Phiên bản đồ họa của bộ cài đặt chỉ sẵn sàng cho một số kiến trúc bị hạn chế, gồm Intel x86. Bộ cài đặt đồ họa thật có cùng chức năng với bộ cài đặt chuẩn, vì nó sử dụng cùng những chương trình thông qua giao diện khác. Mặc dù có chức năng trùng, bộ cài đặt đồ họa vẫn còn có vài lợi ích đáng kể. Lợi ích chính là nó hỗ trợ số ngôn ngỡ lớn hơn, đặc biệt những ngôn ngữ được viết bằng bộ ký tự không thể được hiển thị bằng giao diện "newt" chuẩn. Nó cũng có vài lợi ích trong cách sử dụng, như (tùy chọn) khả năng sử dụng con chuột, và trong một số trường hợp riêng, vài câu hỏi có thể được hiển thị trên cùng một màn hình. Bộ cài đặt đồ họa có sẵn trong mọi tập tin ảnh đĩa CD, và trong phương pháp cài đặt vào vật chứa đĩa cứng. Để khởi động trình cài đặt đồ họa, đơn giản chọn tùy chọn thích hợp trong trình đơn khởi động. Đối với trình cài đặt đồ họa, bạn cũng có thể chọn chế độ cấp cao và chế độ cứu trong trình đơn "Tùy chọn Cấp cao". Những phương pháp khởi động từng dùng installgui, expertgui và rescuegui vẫn còn có thể được dùng từ dấu nhắc khởi động mà hiển thị sau khi bật tùy chọn "Trợ giúp" trong trình đơn khởi động. Cũng có một tập tin ảnh cài đặt đồ họa có thể được khởi động từ mạng. Hơn nữa, có một tập tin ảnh ISO "nhỏ" đặc biệt^[34], mà chính có ích để thử. Đúng như dùng trình cài đặt thông thường, có thể thêm tham số khởi động khi khởi chạy trình cài đặt đồ họa. Ghi chú Việc chạy vộ cài đặt đồ họa cần thiết bộ nhớ hơi nhiều hơn bộ cài đặt chuẩn: 96MB. Không đủ bộ nhớ thì nó tự động sẽ dùng lại giao diện "newt". Nếu hệ thống của bạn có bộ nhớ ít hơn 44MB, trình cài đặt đồ họa có thể không khởi động được, còn trình cài đặt văn bản có phải. Vì thế máy có ít bộ nhớ sẵn sàng nên dùng trình cài đặt văn bản. D.6.1. Sử dụng bộ cài đặt đồ họa Như nói trên, bộ cài đặt thật hoạt động đúng như bộ cài đặt chuẩn, thì phần còn lại của sổ tay này có thể được dùng để hướng dẫn bạn qua tiến trình cài đặt. Thích sử dụng bàn phím hơn là con chuột thì có hai thứ bạn cần biết. Để dãn ra danh sách đã co lại (dùng chẳng hạn khi chọn quốc gia bên trong châu), bạn có thể sử dụng hai phím dấu cộng + và dấu trừ -. Đối với câu hỏi yêu cầu bạn chọn một mục trong nhiều (v.d. chọn tác vụ), trước tiên bạn cần phải bấm phím Tab tới cái nút Continue sau khi chọn mục thích hợp; bấm phím Enter sẽ chọn/bỏ chọn, không phải kích hoạt Continue. Nếu một hộp thoại có sẵn trợ giúp thêm thì nó hiển thị một cái nút Trợ giúp. Có thể truy cập đến thông tin trợ giúp này hoặc bằng cách bấm cái nút đó, hoặc bằng cách bấm phím chức năng F1. Để chuyển đổi sang bàn giao tiếp khác, bạn cũng cần phải sử dụng phím Ctrl, đúng như trong hệ thống Cửa sổ X. Ví dụ, để chuyển đổi sang VT2 (trình bao gỡ lỗi đầu tiên), bạn cần dùng tổ hợp phím: Ctrl+Alt trái+F2. Trình cài đặt đồ họa chính nó chạy trên VT5, vì vậy bạn có thể dùng Left Alt+F5 để chuyển đổi về. ━━━━━━━━━━━━━━ ^[30] Con chuột nối tiếp thường có đầu kẹp 9 rỗ hình D; con chuột mạch nối có đầu kẹp 8 đầu hình tròn, khác với đầu kẹp 6 đầu hình tròn của con chuột PS/2 hay đầu kẹp 4 đầu hình tròn của con chuột ADB. ^[31] Những công cụ này gồm có các tiện ích lõi của GNU và lệnh như sed, grep, tar và gzip. ^[32] Xem Phần 5.1.6, "Màn hình khởi động" để tìm thông tin về phương pháp thêm một tham số khởi động. ^[33] Thành phần ppp-udeb được nạp như một của những thành phần thêm trong bước này. Muốn cài đặt ở mức ưu tiên vừa hay thấp (chế độ cấp cao) thì bạn cũng có thể tự chọn ppp-udeb thay vào nhập tham số "modules" tại dấu nhắc khởi động. ^[34] Tập tin ảnh ISO nhỏ có thể được tải xuống một máy nhân bản Debian như được diễn tả trong phần Phần 4.2, "Tải tập tin xuống nhân bản Debian". Tìm tên tập tin netboot/gtk/mini.iso. Phụ lục E. Linh tinh quản trị Mục lục E.1. Về tài liệu này E.2. Cách đóng góp cho tài liệu này E.3. Đóng góp chính E.4. Lời báo nhận thương hiệu E.1. Về tài liệu này Sổ tay này đã được tạo dành cho trình cài đặt của bản phát hành Debian tên Sarge, dựa vào sổ tay cài đặt Woody bằng đĩa mềm khởi động, mà lần lượt dựa vào những sổ tay cài đặt Debian trước, cũng vào sổ tay phân phối Progeny mà được phát hành với điều kiện của Giấy Phép Công Cộng GNU (GPL) trong năm 2003. Tài liệu này được viết bằng mã định dạng XML kiểu DocBook. Các dạng thức xuất được tạo ra bởi một số chương trình khác nhau, dùng thông tin bắt nguồn từ hai gói docbook-xml và docbook-xsl. Để tăng lên khả năng bảo trì của tài liệu này, chúng tôi dùng một số tính năng XML, như thực thể và thuộc tính tạo hồ sơ riêng. Những điều này đáp ứng một mục đích giống như mục đích của biến và bộ điều kiện trong ngôn ngữ lập trình. Mã nguồn XML của tài liệu này chứa thông tin dành cho mỗi kiến trúc riêng -- những thuộc tính tạo hồ sơ riêng được dùng để đặt một số đoạn nào đó là đặc trưng cho kiến trúc. Bản dịch: Nhóm Việt hoá phần mềm tự do . E.2. Cách đóng góp cho tài liệu này Nếu bạn gặp khó khăn hoặc muốn đề nghị gì về tài liệu này, vui lòng đệ trình nó dạng báo cáo lỗi đối với gói installation-guide (sổ tay cài đặt). Xem gói reportbug (thông báo lỗi) hoặc đọc tài liệu hướng dẫn trực tuyến tại Hệ Thống Theo Dõi Lỗi Debian. Khuyên bạn cũng kiểm tra các lỗi còn mở đối với installation-guide xem nếu vấn đề của bạn đã được thông báo chưa. Nếu có, mời bạn gửi thông tin làm chứng thêm hay thông tin giúp ích cho , mà SỐ là số hiệu của lỗi đã được thông báo. Còn tốt hơn, hãy lấy bản sao của mã nguồn DocBook của tài liệu này, và tạo đắp vá cho nó. Mã nguồn DocBook nằm ở debian-installer WebSVN (giao diện Web Subversion của gói cài đặt Debian). Nếu bạn chưa quen với DocBook, đừng lo: có một bản tóm tắt trong thư mục manuals (sổ tay) mà sẽ giúp đỡ bạn bắt đầu. Mã định dạng DocBook giống như mã định dạng HTML, còn được hướng tới sự nghĩa của văn bản hơn diện mạo. Chúng tôi rất vui lòng nhận đắp vá được đệ trình cho hộp thư chung debian-boot (xem dưới). Để tìm chỉ dẫn về cách lấy mã nguồn bằng SVN, xem tài liệu Đọc Đi README nằm trong thư mục gốc nguồn. Xin hãy bạn đừng liên lạc trực tiếp với tác giả của tài liệu này. Có một hộp thư chung thảo luận đặc biệt cho debian-installer, gồm thảo luận sổ tay này. Hộp đó là . Có chỉ dẫn về đăng ký với hộp đó trên trang Đăng ký với hộp thư chung Debian, hoặc bạn có thể duyệt qua Kho lưu hộp thư chung Debian trực tuyến. E.3. Đóng góp chính Tài liệu này được tạo lần đầu bởi Bruce Perens, Sven Rudolph, Igor Grobman, James Treacy, và Adam Di Carlo. Sebastian Ley đã tạo tài liệu Cài Đặt Thế Nào. Rất nhiều người dùng và nhà phát triển Debian đã đóng góp cho tài liệu này. Chúng tôi cám ơn đặc biệt Michael Schmitz (hỗ trợ m68k), Frank Neumann (tác giả gốc của sổ tay cài đặt vào Amiga), Arto Astala, Eric Delaunay/Ben Collins (thông tin về SPARC), Tapio Lehtonen, và Stéphane Bortzmeyer (rất nhiều lời sửa đổi), Pascal Le Bail (thông tin hữu hiệu về cách khởi động từ thanh bộ nhớ USB) và Miroslav Kuře (diễn tả nhiều chức năng mới của trình cài đặt Sarge). Chúng tôi đã tìm thấy đoạn và thông tin rất hữu dụng trong tài liệu khởi động qua mạng Thế Nào (HOWTO) của Jim Mintha (không có địa chỉ Mạng), Hỏi Đáp Debian , Hỏi Đáp Linux/m68k, Hỏi Đáp Linux cho bộ xử lý SPARC, Hỏi Đáp Linux/Alpha, trong nhiều điều khác nhau. Mọi người nhờ những nhà bảo trì các nguồn thông tin phong phú này là sẵn sàng tự do. Tiết đoạn của sổ tay này về cách cài đặt kiểu chroot (Phần D.3, "Cài đặt Debian GNU/Linux từ hệ thống UNIX/Linux") bắt nguồn một phần từ tài liệu Tác quyền © Karsten M. Self. Tiết đoạn của sổ tay này về phương pháp cài đặt qua « plip » (Phần D.4, "Cài đặt Debian GNU/Linux qua IP đường song song (PLIP)") dựa vào tài liệu cài đặt PLIP thế nào PLIP-Install-HOWTO của Gilles Lamiral. E.4. Lời báo nhận thương hiệu Mọi thương hiệu do nhà chủ thương hiệu riêng từng sở hữu. Phụ lục F. Giấy phép Công cộng GNU Ghi chú This is an unofficial translation of the GNU General Public License into Vietnamese. It was not published by the Free Software Foundation, and does not legally state the distribution terms for software that uses the GNU GPL -- only the original English text of the GNU GPL does that. However, we hope that this translation will help Vietnamese speakers to better understand the GNU GPL. Đây là một bản dịch tiếng Việt không chính thức của Giấy Phép Công Cộng GNU (GPL). Nó không được xuất bản bởi Tổ Chức Phần Mềm Tự Do, và không tuyên bố hợp pháp điều kiện phát hành phần mềm sử dụng GPL -- chỉ có đoạn tiếng Anh gốc của GPL là hợp pháp. Tuy nhiên, chúng tôi mong muốn bản dịch này sẽ giúp đỡ người nói tiếng Việt hiểu khá hơn GPL của GNU. Phiên bản 2, Tháng 06/1991 Bản quyền © năm 1989, 1991 của Tổ chức Phần mềm Tự do. 51 Franklin Street, Fifth Floor, Boston, MA 02110-1301 USA (Mỹ) Mọi người đều đuợc quyền sao chép và phân phối nguyên văn tài liệu giấy phép này, nhưng không được phép thay đổi nó. Lời mở đầu Giấy phép sử dụng của hầu hết các phần mềm được thiết kế để bạn không được tự do chia sẻ và thay đổi phần mềm đó. Trái lại, Giấy phép Công cộng GNU dự định đảm bảo cho bạn được tự do chia sẻ và thay đổi phần mềm một cách tự do, và đảm bảo phần mềm tự do cho mọi người sử dụng. Giấy phép Công cộng GNU này áp dụng cho hầu hết những phần mềm của Tổ chức Phần mềm Tự do, và cho bất kỳ chương trình máy tính nào khác mà tác giả của nó cam kết sử dụng nó. (Một số phần mềm khác của Tổ chức Phần mềm Tự do dùng Giấy phép Thư viện Công cộng GNU thay thế.) Bạn cũng có thể áp dụng giấy phép này cho các chương trình do bạn làm ra. Khi chúng tôi nói về phần mềm tự do, chúng tôi đề cập đến sự tự do sử dụng, chứ không phải là giá cả. Giấy phép Công cộng GNU của chúng tôi được thiết kế để đảm bảo bạn có quyền tự do phát hành bản sao của phần mềm tự do (và thu tiền dịch vụ này nếu muốn), nhận mã nguồn hoặc có khả năng lấy nó nếu bạn muốn, bạn có thể thay đổi phần mềm hay sử dụng bất kỳ đoạn nào của nó trong chương trình tự do mới; và để giúp bạn biết rõ là bạn có thể làm những điều này. Để bảo vệ quyền lợi của bạn, chúng tôi cần đưa ra những hạn chế để cấm bất cứ ai phủ nhận bạn có những quyền này hay đòi hỏi bạn từ bỏ nó. Những sự hạn chế này được hiểu là một số trách nhiệm nhất thiết của bạn nếu bạn phát hành bản sao của phần mềm hoặc sửa đổi nó. Chẳng hạn, nếu bạn phát hành bản sao của chương trình như vậy, dù là cho không hay thu tiền, bạn phải trao cho người nhận tất cả những quyền bạn có. Bạn phải chắc chắn là họ cũng nhận được hay có thể lấy mã nguồn. Và bạn cũng phải cho họ biết những điều kiện này, để họ biết những quyền của họ. Chúng tôi bảo vệ các quyền của bạn qua hai bước: (1) bản quyền tác giả của phần mềm và (2) trao cho bạn giấy phép này để bạn có quyền hợp pháp sao chép, phát hành và/hay sửa đổi phần mềm. Hơn nữa, để bảo vệ tác giả và chính chúng tôi, chúng tôi muốn chắc chắn là mọi người hiểu rằng phần mềm tự do này không có bảo hành. Nếu phần mềm bị sửa đổi bởi người khác và được phân phát tiếp, chúng tôi muốn người nhận biết rằng cái mà họ có đó không phải là bản gốc, vì vậy, bất kỳ lỗi nào do người khác gây ra sẽ không làm mang tiếng đến tác giả gốc. Cuối cùng, chương trình tự do nào cũng luôn bị đe dọa bởi bằng sáng chế phần mềm. Chúng tôi muốn tránh nguy cơ việc những người phát hành lại chương trình tự do sẽ giành bằng sáng chế riêng, sở hữu chương trình đó. Để ngăn ngừa điều này, chúng tôi đã làm rõ rằng bằng sáng chế phải cấp cho mọi người sử dụng tự do, hoặc không cấp cho bất kỳ ai hết. Sau đây là những điều kiện và điều khoản chính xác đối với việc sao chép, phát hành và sửa đổi. GIẤY PHÉP CÔNG CỘNG GNU ĐIỀU KIỆN SAO CHÉP, PHÁT HÀNH VÀ SỬA ĐỔI 0. Giấy phép này áp dụng cho bất kỳ chương trình nào hay sản phẩm nào khác có thông báo được chèn vào bởi người giữ tác quyền nói rằng nó có thể được phát hành theo các điều khoản của GPL này. Cụm từ « Chương trình » dưới đây có nghĩa là bất kỳ chương trình máy tính hay sản phẩm như vậy, và « sản phẩm dựa trên Chương trình » có nghĩa là Chương trình hay bất kỳ sản phẩm nào bắt nguồn từ nó dưới luật bản quyền: tức là, sản phẩm chứa Chương trình đó hay một phần của nó, hoặc đúng nguyên văn hoặc với sự sửa đổi và/hoặc được dịch sang một ngôn ngữ khác. (Kể từ câu này, việc dịch ngôn ngữ được bao gồm vô hạn trong thuật ngữ « sự sửa đổi ».) Người được cấp Giấy phép được gọi là « bạn ». Những hoạt động khác ngoài sự sao chép, phát hành và sửa đổi không được kiểm soát bởi Giấy phép này; nó ở ngoài phạm vi của giấy phép này. Hành động chạy Chương trình không bị hạn chế, và dữ liệu xuất từ Chương trình chỉ bị khống chế nếu nội dung của nó tạo thành một sản phẩm dựa vào Chương trình (không phụ thuộc vào việc vận hành Chương trình). Điều đó đúng hay không phụ thuộc vào điều mà Chương trình tạo ra. 1.Bạn có quyền sao chép và phát hành bản sao đúng nguyên văn của mã nguồn của Chương trình như bạn đã nhận nó, bằng bất kỳ cách nào, miễn là bạn công bố rõ ràng và thích đáng trên mỗi bản sao một thông báo tác quyền thích hợp và miễn trừ bảo hành; giữ nguyên vẹn mọi thông báo liên quan đến Giấy phép này và miễn trừ bảo hành; và đưa cho những người nhận Chương trình khác một bản sao của Giấy phép cùng với Chương trình. Bạn có thể thu phí cho việc gởi bản sao, và bạn có thể tùy ý đề nghị cung cấp dịch vụ bảo hành có thu phí. 2.Bạn có quyền sửa đổi bản sao của mình hay của Chương trình hoặc đoạn nào của nó để tạo một sản phẩm dựa vào Chương trình, và sao chép và phát hành sự sửa đổi hay sản phẩm như vậy theo điều khoản của phần 1 nêu trên, miễn là bạn cũng tuân theo tất cả các điều kiện sau: a. Bạn phải làm cho mỗi tập tin đã sửa đổi chứa thông báo dễ thấy nói rằng bạn đã thay đổi tập tin đó và hiển thị ngày tháng của sự thay đổi nào. b. Bạn phải làm cho sản phẩm mà bạn phát hành hay xuất bản, toàn bộ hay một phần có chứa hay bắt nguồn từ Chương trình hay các phần của nó, được cấp toàn bộ miễn phí cho người khác với điều kiện của Giấy phép này. c. Nếu chương trình bị sửa đổi có đọc tương tác lệnh khi chạy, bạn phải làm nó, khi được khởi chạy bằng cách thông thường nhất qua tương tác như vậy, in ra hay hiển thị một lời loan báo gồm có thông báo quyền tác giả thích hợp và thông báo không có bảo hành (nếu không, nói rằng bạn cung cấp việc bảo hành) và rằng người dùng có quyền phát hành lại chương trình đó với những điều kiện này, và thông tin cho người dùng biết cách xem một bản sao của Giấy phép này. (Ngoại lệ: nếu Chương trình chính nó là tương tác nhưng vốn không in ra lời loan báo như vậy, sản phẩm của bạn dựa vào Chương trình không bắt buộc phải in ra lời loan báo như vậy). Những điều kiện này áp dụng cho toàn bộ sản phẩm bị sửa đổi. Nếu có thể nhận ra phần riêng của sản phẩm đó không bắt nguồn từ Chương trình, và các phần này có thể được xem một cách hợp lý là sản phẩm riêng và không phụ thuộc, thì Giấy phép này, và các điều kiện của nó, không áp dụng cho những phần riêng đó khi bạn phát hành chúng là sản phẩm riêng. Tuy nhiên, khi bạn phát hành những phần đó cùng với toàn bộ sản phẩm dựa vào Chương trình, sự phát hành toàn bộ này phải tuân theo điều kiện của Giấy phép này, cung cấp cho mọi người có quyền bao trùm toàn bộ sản phẩm, bao quát tất cả mọi phần của nó, bất kể ai đã tạo nó. Như thế thì phần này không đự định yêu cầu quyền hay không thừa nhận quyền của bạn về sản phẩm mà toàn bộ là do bạn tạo ra; mà phần này định nói về quyền hạn trong điều khiển sự phát hành sản phẩm bắt nguồn từ hay sản phẩm hợp tác tập thể dựa vào Chương trình. Hơn nữa, việc chứa các sản phẩm khác không dựa vào Chương trình cùng với Chương trình (hay với sản phẩm dựa vào Chương trình) trên thiết bị lưu trữ hay vật phát hành không nằm trong phạm vi của Giấy phép này. 3. Bạn có quyền sao chép và phát hành Chương trình (hoặc sản phẩm dựa vào nó, dưới Phần 2) trong dạng thức mã đối tượng hay tập tin chạy được với điều kiện của Phần 1 và 2 bên trên, miễn là bạn cũng làm một trong số những việc sau đây: a. Kèm theo toàn bộ mã nguồn tương ứng mà máy có thể đọc được, được phát hành với điều kiện của Phần 1 và 2 bên trên, trên thiết bị lưu trữ thường dùng để trao đổi phần mềm; hay b. Kèm theo lời mời ghi trên giấy, hợp lệ trong ít nhất ba năm sau, cung cấp cho bất cứ người khác nào, với giá không lớn hơn giá cần thiết để phân phát các mã nguồn đó, một bản sao, mà máy có thể đọc được, của toàn bộ mã nguồn tương ứng, để được phát hành với điều kiện của Phần 1 và 2 bên trên, trên thiết bị lưu trữ thường dùng để trao đổi phần mềm; hay c. Kèm theo các thông tin bạn đã nhận về lời mời phát hành mã nguồn tương ứng. (Tùy chọn này chỉ được phép khi phát hành không thương mại, và chỉ khi bạn đã nhận chương trình trong dạng thức mã đối tượng hay tập tin chạy được cùng với lời mời như vậy, tùy theo Phần phụ (b) trên). Mã nguồn của sản phẩm có nghĩa là dạng thức sản phẩm được ưa thích khi sửa đổi nó. Đối với sản phẩm là tập tin chạy được, toàn bộ mã nguồn có nghĩa là tất cả các mã nguồn cho mọi mô-đun đã chứa, cộng với bất cứ tập tin xác định giao diện tương ứng, cộng với các tập lệnh được dùng để điều khiển tiến trình biên dịch và cài đặt tập tin chạy được. Tuy nhiên, ngoại lệ đặc biệt là mã nguồn được phát hành không cần phải bao gồm những gì được phát hành bình thường (trong dạng thức hoặc nguồn hoặc nhị phân) với các thành phần chính (bộ biên dịch, hạt nhân v.v.) của hệ điều hành nơi tập tin chạy được hoạt động, trừ khi thành phần kèm theo cần thiết để chạy tập tin. Nếu việc phát hành mã chạy được hay mã đối tượng được làm bằng cách trao truy cập sao chép từ một nơi đã xác định, thì việc trao các truy cập sao chép tương đương đến mã nguồn đó từ cùng nơi đó được tính là sự phát hành mã nguồn, mặc dù người khác không bắt buộc phải sao chép mã nguồn cùng với mã đối tượng. 4. Không cho phép bạn sao chép, sửa đổi, cấp giấy phép phụ hay phát hành Chương trình, trừ với điều kiện được diễn tả dứt khoát trong Giấy phép này. Bất kỳ sự cố gắng nào trong việc sao chép, sửa đổi, cấp giấy phép phụ hay phát hành Chương trình bằng cách khác bị bãi bỏ, và sẽ kết thúc các quyền của bạn dưới Giấy phép này. Tuy nhiên, người khác đã nhận bản sao hay quyền từ bạn dưới Giấy phép này sẽ không bị ảnh hưởng, miễn là họ tiếp tục tuân theo hoàn toàn. 5. Bạn không bắt buộc phải chấp nhận Giấy phép này, vì bạn chưa ký tên vào nó. Tuy nhiên, không có gì khác cho phép bạn sửa đổi hay phát hành Chương trình hay sản phẩm bắt nguồn từ nó. Các hành động này bị pháp luật cấm nếu bạn không chấp nhận Giấy phép này. Vì vậy, bằng cách sửa đổi hay phát hành Chương trình (hay sản phẩm dựa vào nó), bạn ngụ ý sự chấp nhận Giấy phép này để làm như thế, gồm mọi điều kiện sao chép, phát hành hay sửa đổi Chương trình hay sản phẩm dựa vào nó. 6. Mỗi lần bạn phát hành lại Chương trình (hay sản phẩm dựa vào nó), người nhận có thể nhận tự động một giấy phép từ người cấp gốc, để sao chép, phát hành hay sửa đổi Chương trình với điều kiện này. Không cho phép bạn hạn chế thêm cách người dùng sử dụng các quyền đã được cấp trong Giấy phép này. Bạn cũng không phải chịu trách nhiệm về việc ép buộc người khác tuân theo điều kiện của Giấy phép này. 7. Nếu, do kết quả của quyết định của toà án hay các cáo buộc vi phạm bằng sáng chế hay vì bất cứ lý do nào (không bị giới hạn trong vấn đề bằng sáng chế), bạn bị ép buộc chấp nhận điều kiện (hoặc vì quyết định của toà án, sự thoả thuận hoặc cách khác nào) mà mâu thuẫn điều kiện của Giấy phép này, trường hợp này không miễn cho bạn không phải thỏa mãn điều kiện của Giấy phép này. Nếu bạn không thể phát hành bằng cách thỏa mãn đồng thời các giao ước của bạn dưới Giấy phép này và bất kỳ giao ước thích hợp khác, thì kết quả là không cho phép bạn phát hành Chương trình bằng cách nào cả. Lấy thí dụ, nếu một bằng sáng chế nào đó không cho phép sự phát hành lại Chương trình một cách miễn tiền bản quyền phát minh cho mọi người nhận bản sao từ bạn một cách trực tiếp hay gián tiếp, thì cách duy nhất bạn có thể thỏa cả bằng đó và Giấy phép này là hoàn toàn không phát hành Chương trình. Nếu đoạn nào trong phần này được quyết định là không hợp lệ hay không thể được ép buộc trong bất kỳ trường hợp riêng nào, đoạn còn lại dự định áp dụng được, và toàn bộ phần dự định áp dụng trong các trường hợp khác. Không phải là mục đích của phần này để xúi giục bạn vi phạm bằng sáng chế nào hay lời yêu sách quyền tài sản khác, hoặc để không thừa nhận sự hợp lệ của lời yêu sách như vậy; phần này có mục đích duy nhất là bảo vệ tình trạng nguyên vẹn của hệ thống phát hành phần mềm tự do, mà được thực thi bởi các áp dụng giấy phép công cộng. Nhiều người đã đóng góp rộng lượng cho một phạm vị rộng của các phần mềm được phát hành qua hệ thống đó, nhờ sự thực thi nền bỉ hệ thống đó: tùy tác giả / người tặng quyết định nếu họ muốn phát hành phần mềm qua hệ thống khác nào, và người được cấp Giấy phép không thể điều khiển cách quyết định đó. Phần này dự định diễn tả rõ ràng hoàn toàn kết quả được hiểu của phần còn lại của Giấy phép này. 8. Nếu sự phát hành và/hay cách sử dụng Chương trình bị hạn chế trong một số quốc gia nào đó, hoặc bởi bằng sáng chế hoặc bởi giao diện có bản quyền tác giả, người giữ tác quyền gốc đã đặt Chương trình dưới Giấy phép này có khả năng thêm sự hạn chế phát hành địa lý riêng loại trừ những quốc gia đó, để cho phép phát hành chỉ trong hay giữa các quốc gia không bị loại trừ như thế. Trong trường hợp như vậy, Giấy phép này hợp nhất sự hạn chế đó như là nó được ghi trong thân của Giấy phép này. 9. Tổ chức Phần mềm Tự do có thể xuất bản phiên bản đã sửa đổi và/hay mới của Giấy phép Công cộng GNU. Phiên bản mới như vậy sẽ có tinh thần tương tự với phiên bản hiện thời, nhưng có thể khác biệt trong chi tiết để giải quyết vấn đề mới. Mỗi phiên bản được gán một số hiệu phân biệt phiên bản đó. Nếu Chương trình xác định số phiên bản riêng của Giấy phép này áp dụng cho nó, « và bất kỳ phiên bản sau nào », bạn có tùy chọn thỏa điều kiện hoặc của phiên bản đó, hoặc của bất kỳ phiên bản sau nào được xuất bản bởi Tổ chức Phần mềm Tự do. Nếu Chương trình không xác định số phiên bản riêng của Giấy phép này, bạn có khả năng chọn bất kỳ phiên bản nào của Giấy phép này đã được xuất bản bởi Tổ chức Phần mềm Tự do. 10. Nếu bạn muốn hợp nhất phần nào của Chương trình vào chương trình tự do khác có điều kiện phát hành khác GPL, hãy xin phép tác giả. Đối với phần mềm có bản quyền tác giả của Tổ chức Phần mềm Tự do, hãy viết thư cho Tổ chức Phần mềm Tự do : thỉnh thoảng chúng tôi cho phép ngoại lệ trong trường hợp này. Quyết định của chúng tôi sẽ được hướng dẫn bởi hai mục đích là sự bảo tồn trạng thái tự do của mọi điều bắt nguồn từ phần mềm tự do của chúng tôi, và sự đẩy mạnh sự chia sẻ và sử dụng lại phần mềm một cách chung. KHÔNG BẢO HÀNH 11. VÌ CHƯƠNG TRÌNH Đà ĐƯỢC CẤP PHÉP MIỄN PHÍ, KHÔNG CÓ BẢO HÀNH ĐỐI VỚI CHƯƠNG TRÌNH NÀY, VỚI ĐIỀU KIỆN ĐƯỢC PHÁP LUẬT CHO PHÉP. TRỪ KHI XÁC ĐỊNH KHÁC BẰNG TÀI LIỆU GIẤY TỜ, CÁC NGƯỜI GIỮ BẢN QUYỀN TÁC GIẢ VÀ/HAY NGƯỜI KHÁC CUNG CẤP CHƯƠNG TRÌNH NÀY « NHƯ THẾ », KHÔNG CÓ BẢO HÀNH GÌ CẢ, KHÔNG PHÁT BIỂU NÓ, CŨNG KHÔNG NGỤ Ý NÓ, GỒM, NHƯNG KHÔNG BỊ HẠN CHẾ BỞI, SỰ BẢO ĐẢM Đà NGỤ Ý TÌNH TRẠNG CÓ THỂ BÁN ĐƯỢC VÀ SỰ THÍCH HỢP VỚI MỘT MỤC ĐÍCH DỨT KHOÁT. MỌI RỦI RO VỀ CHẤT LƯỢNG, ĐỘ CHÍNH XÁC VÀ HIỆU SUẤT CỦA CHƯƠNG TRÌNH NÀY BẠN SẼ TỰ CHỊU. NẾU CHƯƠNG TRÌNH NÀY GÂY RA HƯ HỎNG, BẠN GÁNH VÁC HOÀN TOÀN TRÁCH NGHIỆM TRẢ TIỀN DỊCH VỤ GIÚP ĐỠ HAY SỪA CHỮA. 12. KHÔNG CÓ TRƯỜNG HỢP NÀO (TRỪ KHI PHÁP LUẬT YÊU CẦU HAY KHI ĐƯỢC THỎA THUẬN BẰNG TÀI LIỆU GIẤY TỜ) MÀ BẤT KỲ NGƯỜI GIỮ BẢN QUYỀN TÁC GIẢ NÀO, HAY BẤT KỲ NGƯỜI KHÁC NÀO CÓ THỂ SỬA ĐỔI VÀ/HAY PHÁT HÀNH LẠI CHƯƠNG TRÌNH NHƯ ĐƯỢC PHÉP BÊN TRÊN, SẼ CÓ TRÁCH NHIỆM VỀ PHÁP LÝ BỒI THƯỜNG, GỒM BẤT KỲ BỒI THƯỜNG KIỂU TỔNG QUÁT, ĐẶC BIỆT, NGẪU NHIÊN HAY DO HẬU QUẢ DO SỬ DỤNG HAY SỰ KHÔNG CÓ KHẢ NĂNG SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH NÀY (GỒM NHƯNG KHÔNG PHẢI BỊ HẠN THẾ BỞI SỰ MẤT DỮ LIỆU HAY DỮ LIỆU BỊ LÀM CHO KHÔNG CHÍNH XÁC HAY CÁC MẤT MÁT CỦA BẠN HAY NGƯỜI KHÁC HAY SỰ KHÔNG HOẠT ĐỘNG ĐƯỢC CHƯƠNG TRÌNH NÀY VỚI CHƯƠNG TRÌNH KHÁC), THẬM CHÍ NẾU BẠN HAY NGƯỜI KHÁC Đà ĐƯỢC BÁO BIẾT CÓ KHẢ NĂNG THIỆT HẠI NHƯ VẬY. KẾT THÚC CỦA ĐIỀU KIỆN Cách áp dụng điều kiện này cho các chương trình mới của bạn Nếu bạn phát triển chương trình mới, và muốn làm cho nó có ích nhiều nhất cho mọi người, phương pháp tốt nhất đạt được mục đích này là làm cho nó là phần mềm tự do mà mọi người có thể phát hành lại và sửa đổi với điều kiện này. Để làm như thế, hãy đính các thông báo theo đây kèm chương trình. Cách an toàn nhất là đính chúng vào đầu của mỗi tập tin mã nguồn, để thể hiện cách thông báo không có bảo hành một cách hữu hiệu nhất; và mỗi tập tin nên chứa ít nhất đoạn « Tác quyền » và thông tin chỉ tới nơi tìm được thông báo đầy đủ. một đoạn ghi tên chương trình và mô tả ngắn. Tác quyền © năm tên của tác giả Chương trình này là phần mềm tự do; bạn có thể phát hành lại nó và/hoặc sửa đổi nó với điều kiện của Giấy phép Công cộng GNU như được xuất bản bởi Tổ chức Phần mềm Tự do; hoặc phiên bản 2 của Giấy phép này, hoặc (tùy chọn) bất kỳ phiên bản sau nào. Chương trình này được phát hành vì mong muốn nó có ích, nhưng KHÔNG CÓ BẢO HÀNH GÌ CẢ, THẬM CHÍ KHÔNG CÓ BẢO ĐẢM ĐƯỢC NGỤ Ý KHẢ NĂNG BÁN HAY KHẢ NĂNG LÀM ĐƯỢC VIỆC DỨT KHOÁT. Xem Giấy phép Công cộng GNU để biết thêm chi tiết. Bạn đã nhận một bản sao của Giấy phép Công cộng GNU cùng với chương trình này; nếu không, hãy viết thư cho Tổ chức Phần mềm Tự do, Free Software Foundation, Inc., 51 Franklin Street, Fifth Floor, Boston, MA 02110-1301, USA. Bạn cũng nên thêm thông tin về cách liên lạc với bạn bằng cả thư bưu điện lẫn thư điện tử. Nếu chương trình có khả năng tương tác, hãy làm cho nó xuất thông báo ngắn như sau khi nó khởi chạy trong chế độ tương tác (hãy thay thế mỗi đoạn nằm trong {dấu ngoặc móc}): Tên chương trình phiên bản SỐ, Tác quyền © năm tên của tác giả Tên chương trình không có bảo hành gì cả; để xem chi tiết, hãy gõ lệnh « show w ». Đây là phần mềm tự do, và bạn có quyền phát hành lại nó với một số điều kiện; hãy gõ « show c » để xem chi tiết. Hai lệnh `show w' và `show c' nên hiển thị các phần thích hợp của Giấy phép Công cộng GNU. Tất nhiên, bạn có thể chọn lệnh khác thích hợp với chương trình của mình, ví dụ lệnh trong bàn điều khiển, cú nhắp con chuột hay mục trình đơn. Bạn cũng nên yêu cầu người chủ của bạn (nếu bạn làm việc lập trình viên trong một công ty) hay trường học của bạn, nếu có, ký tên vào « đơn từ chối trách nhiệm tác quyền » về chương trình này, nếu cần. Đây là một mẫu ví dụ : {hãy thay thế đoạn nằm trong dấu ngoặc móc} Tên công ty/trường bằng cách này từ chối bất kỳ sự sở hữu chương trình `Tên chương trình' (kiểu chương trình) được tạo bởi Tên lập trình viên. chữ ký của chủ, ngày tháng tên và chức vụ của chủ Giấy phép Công cộng GNU này không cho phép ai hợp nhất chương trình của bạn vào chương trình đã sở hữu. Nếu chương trình của bạn là thư viện trình con, có lẽ bạn muốn cho phép ứng dụng sở hữu liên kết với thư viện này. Nếu có, bạn hãy sử dụng Giấy phép Công cộng GNU Phụ (LGPL) thay vào Giấy phép này.