5.1. Khởi động trình cài đặt trên Intel x86

Cảnh báo

Hệ thống của bạn cũng có hệ điều hành khác bạn muốn giữ lại (khởi động đôi) thì bạn nên kiểm tra xem mỗi hệ điều hành đã được tắt hoàn toàn trước khi bạn khởi chạy tiến trình cài đặt. Cài đặt hệ điều hành trong khi hệ điều hành khác ngủ động thì có thể gây ra dữ liệu bị mất hay bị hỏng trong hệ đó. (Sau đó thì có thể gặp lỗi khi khởi động lại.)

Ghi chú

Để tìm thông tin thêm về cách khởi động bộ cài đặt đồ họa, xem Phần D.6, “Bộ cài đặt đồ họa”.

5.1.1. Khởi động từ đĩa CD-ROM

Phương pháp dễ nhất cho phần lớn người là sử dụng một bộ đĩa CD Debian. Nếu bạn có một bộ đĩa CD như vậy, và nếu máy của bạn có hỗ trợ khả năng khởi động trực tiếp từ đĩa CD, hay quá ! Đơn giản hãy cấu hình hệ thống để khởi động từ đĩa CD, như được diễn tả trong Phần 3.6.2, “Chọn thiết bị khởi động”, nạp đĩa CD, khởi động lại, và tiếp tục lại đến chương kế tiếp.

Ghi chú rằng một số ổ đĩa CD riêng có thể cần thiết trình điều khiển đặc biệt, vì vậy không thể được truy cập trong giao đoạn cài đặt ở đầu. Nếu phương pháp chuẩn khởi động từ đĩa CD không thích hợp với phần cứng của bạn, hãy xem lại chương này và đọc về hạt nhân xen kẽ và phương pháp cài đặt có thể là thích hợp hơn.

Thậm chí nếu bạn không thể khởi động từ đĩa CD-ROM, bạn thường có thể cài đặt các thành phần của hệ thống Debian và các gói phần mềm đã muốn từ đĩa CD-ROM đó. Đơn giản hãy khởi động bằng một vật chứa khác, như đĩa mềm. Vào lúc nên cài đặt hệ điều hành, hệ thống cơ bản và gói phần mềm thêm nào, hãy chỉ hệ thống cài đặt tới ổ đĩa CD-ROM.

Nếu bạn gặp khó khăn trong việc khởi động, xem Phần 5.4, “Giải đáp thắc mắc trong tiến trình cài đặt”.

5.1.2. Khởi động từ Windows

Để khởi chạy trình cài đặt từ Windows, trước tiên bạn cần phải lấy đĩa CD/DVD hoặc thanh USB chứa phần mềm cài đặt như được diễn tả trong Phần 4.1, “Bộ đĩa CD Debian GNU/Linux chính thức”Phần 4.3, “Chuẩn bị tập tin để khởi động thanh bộ nhớ USB”.

Nếu bạn sử dụng một đĩa CD/DVD cài đặt, một chương trình cài đặt sẵn nên tự động khởi chạy khi bạn nạp đĩa. Trong trường hợp Windows không phải tự động khởi chạy nó, hoặc nếu bạn sử dụng một thanh USB, bạn cũng có thể khởi chạy nó bằng tay, bằng cách truy cập đến thiết bị, rồi thực hiện câu lệnh setup.exe.

Một khi khởi chạy chương trình đó, vài câu mở đầu sẽ được hỏi để chuẩn bị hệ thống để khởi chạy tiến trình cài đặt Debian GNU/Linux.

5.1.3. Khởi động từ Linux bằng LILO hay GRUB

Để khởi động trình cài đặt từ đĩa cứng, trước tiên bạn cần phải tải về và để các tập tin cần thiết, như được diễn tả trong Phần 4.4, “Chuẩn bị tập tin để khởi động đĩa cứng”.

Nếu bạn định dùng đĩa cứng chỉ để khởi động, rồi tải về mọi thứ qua mạng, bạn nên tải về tập tin netboot/debian-installer/i386/initrd.gz và hạt nhân tương ứng netboot/debian-installer/i386/linux. Việc này sẽ cho bạn khả năng phân vùng lại đĩa cứng nơi bạn khởi động bộ cài đặt, dù bạn nên làm như thế một cách cẩn thận.

Hoặc, nếu bạn định bao tồn một phân vùng đã có trên đĩa cứng, không thay đổi nó trong khi cài đặt, bạn có thể tải về tập tin hd-media/initrd.gz và hạt nhân tương ứng, cũng sao chép một ảnh ISO đĩa CD/DVD vào ổ đĩa (kiểm tra xem tập tin tên kết thúc bằng .iso). Trình cài đặt thì có khả năng khởi động từ ổ đĩa và cài đặt từ ảnh đĩa CD/DVD mà không cần chạy mạng.

Đối với LILO, bạn sẽ cần phải cấu hình hai thứ chủ yếu trong tập tin /etc/lilo.conf:

  • để tải trình cài đặt initrd.gz vào lúc khởi động;

  • làm cho hạt nhân vmlinuz dùng đĩa RAM như là phân vùng gốc.

Đây là một lời thí dụ /etc/lilo.conf:

image=/boot/newinstall/vmlinuz
       label=newinstall
       initrd=/boot/newinstall/initrd.gz

Để tìm chi tiết, xem trang hướng dẫn (man) initrd(4)lilo.conf(5). Bây giờ hãy chạy lilo rồi khởi động lại.

Thủ tục đối với GRUB cũng hơi tương tự. Hãy tìm tập tin menu.lst nằm trong thư mục /boot/grub/ (đôi khi nằm trong thư mục /boot/boot/grub/), và thêm một mục nhập cho trình cài đặt, chẳng hạn (giả sử là /boot nằm trong phân vùng thứ nhất của đĩa thứ nhất trong hệ thống):

title  New Install
root   (hd0,0)
kernel /boot/newinstall/vmlinuz
initrd /boot/newinstall/initrd.gz

Kể từ thời điểm này, không nên có sự khác nhau giữa tiến trình GRUBLILO.

5.1.4. Khởi động từ thanh bộ nhớ USB

Giả sử bạn đã chuẩn bị mọi thứ được diễn tả trong Phần 3.6.2, “Chọn thiết bị khởi động”Phần 4.3, “Chuẩn bị tập tin để khởi động thanh bộ nhớ USB”. Sau đó, hãy cầm thanh USB vào cổng USB còn rảnh nào, và khởi động lại máy tính. Hệ thống nên khởi động được, và bạn nên thấy dấu nhắc boot:. Vào đó bạn có thể nhập các đối số khởi động tùy chọn, hoặc chỉ bấm phím Enter.

5.1.5. Khởi động bằng TFTP

Việc khởi động từ mạng cần thiết bạn có sự kết nối mạng và máy phục vụ khởi động mạng kiểu TFTP (DHCP, RARP, hay BOOTP).

Phương pháp cài đặt để hỗ trợ khả năng khởi động qua mạng được diễn tả trong Phần 4.5, “Chuẩn bị tập tin để khởi động qua mạng TFTP”.

Có vài cách khác nhau để khởi động qua TFTP trên i386.

5.1.5.1. NIC hay bo mạch chủ có hỗ trợ PXE

Có lẽ thẻ giao diện mạng (NIC) hay bo mạch chủ của bạn cung cấp chức năng khởi động kiểu PXE. Nó là cách thực hiện lại chức năng khởi động qua TFTP của công ty Intel™. Nếu máy bạn có chức năng này, có lẽ bạn có khả năng cấu hình BIOS để khởi động qua mạng.

5.1.5.2. NIC với BootROM mạng

Có lẽ thẻ giao diện mạng (NIC) của bạn cung cấp chức năng khởi động qua TFTP.

5.1.5.3. Etherboot

Dự án Etherboot cung cấp đĩa mềm khởi động, ngay cả bộ nhớ ROM khởi động, mà khởi động được qua TFTP.

5.1.6. Màn hình khởi động

Khi trình cài đặt khởi động, bạn nên thấy màn hình đồ họa thân thiện hiển thị biểu hình Debian và một trình đơn:

Trình đơn khởi động trình cài đặt

Cài đặt
Cài đặt đồ họa
Tùy chọn Cấp cao       >
Trợ giúp

Bấm phím ENTER để khởi động, hoặc TAB để chỉnh sửa một mục nhập trình đơn

Phụ thuộc vào phương pháp cài đặt đang dùng, tùy chọn « Cài đặt đồ họa » có thể không sẵn sàng.

Đối với một tiến trình cài đặt bình thường, hãy chọn mục nhập hoặc Cài đặt hoặc Cài đặt đồ họa — hoặc dùng những phím mũi tên trên bàn phím hoặc bằng cách gõ chữ đã tô sáng — rồi bấm phím Enter để khởi động trình cài đặt.

Mục nhập Tùy chọn Cấp cao cho truy cập đến một trình đơn thứ hai mà cho phép khởi động trình cài đặt trong chế độ cấp cao, trong chế độ cứu và để tự động cài đặt.

Nếu bạn muốn hay cần thêm tham số khởi động cho hoặc trình cài đặt hoặc hạt nhân, hãy bấm phím Tab. Cú nhấn này sẽ hiển thị câu lệnh khởi động mặc định cho trình đơn đã chọn, và cho phép bạn thêm tùy chọn bổ sung. Các màn hình trợ giúp (xem dưới) liệt kê một số tùy chọn có thể dùng mà thường dùng. Bấm phím Enter để khởi động trình cài đặt với các tùy chọn của bạn; còn cú bấm Esc sẽ trở về trình đơn khởi động và hủy bước thay đổi nào bạn đã làm.

Chọn mục nhập Trợ giúp thì hiển thị màn hình trợ giúp thứ nhất, mà cung cấp một miêu tả chung về tất cả các màn hình trợ giúp sẵn sàng. Ghi chú rằng không thể trở về trình đơn khởi động sau khi hiển thị màn hình trợ giúp. Tuy hiên, hai màn hình trợ giúp đáp ứng phím chức năng F3 và F4 đều liệt kê các câu lệnh tương đương với những phương pháp khởi động được cung cấp trong trình đơn. Mọi màn hình trợ giúp đều có một dấu nhắc khởi động vào đó có thể gõ câu lệnh khởi động:

Bấm phím chức năng F1 để xem chỉ mục trợ giúp, hay ENTER để khởi động:

Vào dấu nhắc khởi động này, bạn có thể hoặc chỉ bấm phím Enter để khởi động trình cài đặt với các tùy chọn mặc định, hoặc nhập một câu lệnh khởi động riêng và (tùy chọn) một số tham số khởi động. Những màn hình trợ giúp khác nhau chỉ hiển thị một số tham số khởi động có thể hữu ích. Nếu bạn có phải thêm tham số vào dòng lệnh khởi động, trước tiên bạn cần phải gõ phương pháp khởi động (mặc định là install (cài đặt)) và một dấu cách, phía trước tham số đầu tiên (v.d. install fb=false).

Ghi chú

Giả sử bàn phím có một bố trí tiếng Anh Mỹ mặc định vào thời điểm đó. Có nghĩa là nếu bàn phím của bạn dùng một bố trí khác (đặc trưng cho ngôn ngữ, v.d. tiếng Việt) thì các ký tự xuất hiện trên màn hình có thể khác với ký tự mong đợi khi bạn gõ tham số. Bách kho trực tuyến tự do Wikipedia cung cấp một giản đồ của bố trí bàn phím tiếng Anh Mỹ đến đó bạn có thể tham chiếu để tìm những phím đúng cần gõ.

Ghi chú

Nếu bạn đang sử dụng một hệ thống đã cấu hình BIOS để dùng bàn giao tiếp nối tiếp, thì có lẽ bạn không thấy được màn hình giới thiệu đồ họa đầu tiên một khi khởi động trình cài đặt; có lẽ bạn ngay cả không thấy được trình đơn khởi động. Trường hợp này cũng có thể xảy ra nếu bạn đang cài đặt hệ thống qua một thiết bị quản lý từ xa mà cung cấp một giao diện văn bản vào bàn giao tiếp VGA. Các thiết bị như vậy bao gồm bàn giao tiếp văn bản của integrated Lights Out (iLO) của công ty Compaq, và Integrated Remote Assistant (IRA) của công ty HP.

Để đi vòng màn hình khởi động đồ họa, bạn có thể hoặc bấm phím Esc để thấy một dấu nhắc khởi động kiểu văn bản, hoặc bấm phím H rồi Enter để chọn tùy chọn Trợ giúp được diễn tả trên. Sau đó thì các cú nhấn phím của bạn nên xuất hiện phía sau dấu nhắc. Để ngăn cản trình cài đặt sử dụng vùng đệm khung cho phần còn lại của tiến trình cài đặt, bạn cũng cần phải thêm tham số fb=false vào dấu nhắc khởi động, như được diễn tả trong đoạn văn trợ giúp.