Tiết đoạn này sẽ giúp đỡ bạn quyết định những kiểu vật chứa nào bạn có thể được dùng để cài đặt hệ thống Debian. Chẳng hạn, nếu bạn có một ổ đĩa mềm trong máy tính, nó có thể được dùng để cài đặt Debian. Có một chương đặc trưng hoàn toàn cho vật chứa, Chương 4, Lấy vật chứa cài đặt hệ thống, mà so sánh khả năng của mọi kiểu vật chứa cho mục đích này. Bạn có thể muốn tham chiếu về trang này khi bạn tới tiết đoạn đó.
Khi nào bạn thấy thuật ngữ “CD-ROM” trong sổ tay này, nó có nghĩa đĩa cả CD-ROM lẫn DVD-ROM, vì cả hai kỹ thuật này thật sự là trùng đối với hệ điều hành (trừ một số ổ đĩa CD-ROM khác chuẩn rất cũ mà không phải là SCSI, cũng không phải là IDE/ATAPI).
Khả năng cài đặt dựa vào đĩa CD-ROM được hỗ trợ đối với một số kiến trúc riêng. Trên máy có hỗ trợ đĩa CD-ROM khởi động được, bạn nên có khả năng cài đặt hoàn toàn không cần đĩa mềm . Thậm chí nếu hệ thống của bạn không hỗ trợ khả năng khởi động từ đĩa CD-ROM, bạn có thể dùng đĩa CD-ROM đó cùng với những phương pháp kỹ thuật khác để cài đặt hệ thống Debian, một khi bạn đã khởi động bằng cách khác: xem Chương 5, Khởi động Hệ thống Cài đặt.
Đĩa CD-ROM cả kiểu SCSI, SATA và IDE/ATAPI được hỗ trợ. Tài liệu Linux CD-ROM Dùng HOWTO chứa thông tin chi tiết về sử dụng đĩa CD-ROM với Linux.
Ổ đĩa CD-ROM kiểu USB cũng được hỗ trợ, cũng như thiết bị FireWire mà được hỗ trợ bởi những trình điều khiển ohci1394 và sbp2.
Khả năng khởi động hệ thống cài đặt một cách trực tiếp từ đĩa cứng là một tùy chọn thêm cho nhiều kiến trúc. Làm như thế cần thiết hệ điều hành khác tải trình cài đặt vào đĩa cứng.
Nhiều máy chạy Debian cần thiết ổ đĩa mềm và/hay CD-ROM chỉ để thiết lập hệ thống và cho mục đích cứu. Nếu bạn chạy một số máy phục vụ, có lẽ bạn đã suy nghĩ về cách bỏ sót các ổ đĩa đó, sử dụng một thanh bộ nhớ USB thay thế, để cài đặt và (khi cần thiết) phục hồi hệ thống. Cũng có ích đối với hệ thống nhỏ không có đủ chỗ cho ổ đĩa không cần.
Mạng co thể được sử dụng trong khi cài đặt, để lấy các tập tin cần thiết cho tiến trình cài đặt. Cách sử dụng mạng phụ thuộc vào phương pháp cơ sở dữ liệu đã chọn và các trả lời một số câu sẽ được hỏi trong khi cài đặt. Bộ cài đặt hỗ trợ phần lớn kiểu sự kết nối mạng (gồm PPPoE, nhưng không phải ISDN hay PPP), thông qua hoặc HTTP hoặc FTP. Sau khi cài đặt xong, bạn cũng có khả năng cấu hình hệ thống để sử dụng IDSN và PPP.
Bạn cũng có khả năng khởi động hệ thống cài đặt qua mạng.
Một tùy chọn khác là tiến trình cài đặt không có đĩa, dùng khả năng khởi động qua mạng từ mạng cục bộ và khả năng gắn kết bằng NFS các hệ thống tập tin cục bộ.
Nếu bạn chạy một hệ thống kiểu Unix khác, bạn có thể sử dụng nó để cài đặt Debian GNU/Linux, không cần dùng debian-installer
được diễn tả trong phần còn lại của sổ tay này. Tiến trình cài đặt kiểu này có thể hữu ích cho người dùng có phần cứng không được hỗ trợ bằng cách khác, hoặc trên máy phải cứ chạy. Nếu bạn quan tâm đến kỹ thuật này, hãy nhảy tới Phần D.3, “Cài đặt Debian GNU/Linux từ hệ thống UNIX/Linux”.
Những đĩa khởi động Debian chứa một hạt nhân được xây dựng để chạy được trên số hệ thống tối đa. Tiếc là khả năng này tạo một hạt nhân lớn hơn, gồm nhiều trình điều khiển không thể được dùng trên máy riêng của bạn (xem Phần 8.6, “Biên dịch hạt nhân mới” để học biết cách xây dựng hạt nhân riêng). Dự án Debian muốn hỗ trợ phạm vị thiết bị rộng nhất, để đảm bảo hệ thống Debian cài đặt được vào tổ hợp phần cứng kiểu nhiều nhất có thể.
Nói chung, hệ thống cài đặt Debian hỗ trợ đĩa mềm, ổ đĩa IDE (cũng được biết là PATA), đĩa mềm IDE, thiết bị IDE cổng song song, bộ điều khiển và ổ đĩa SATA và SCSI, USB và FireWire. Nó hỗ trợ nhiều hệ thống tập tin, gồm FAT, phần mở rộng Win-32 FAT (VFAT), và NTFS.
Cũng hỗ trợ những giao diện đĩa mà mô phỏng giao diện đĩa cứng “AT”, thường được gọi là MFM, RLL, IDE hay PATA. Bộ điều khiển đĩa cứng SATA và SCSI từ nhiều nhà chế tạo khác nhau cũng được hỗ trợ. Xem Linux Hardware Compatibility HOWTO để tìm chi tiết.