Debian không yêu cầu phần cứng đặc biệt khác với điều cần thiết cho hạt nhân Linux và các bộ công cụ GNU. Vì vậy, bất kỳ kiến trúc hay nền tảng nào sang đó hạt nhân Linux, thư viện C libc, bộ biên dịch gcc v.v. đã được chuyển, cũng cho đó có bản chuyển Debian, có khả năng chạy được hệ thống Debian. Xem những trang Bản Chuyển (Ports) tại http://www.debian.org/ports/i386/ để tìm thông tin thêm về hệ thống kiến trúc Intel x86 đã được thử ra với Debian.
Hơn là cố gắng diễn tả tất cả các cấu hình phần cứng được hỗ trợ cho kiến trúc Intel x86, tiết đoạn này chứa thông tin chung và liên kết đến thông tin thêm.
Bản phát hành Debian 6.0 hỗ trợ mười một kiến trúc chính và vài biến thể của mỗi kiến trúc, được gọi như là “mùi vị”.
Kiến trúc | Tên Debian | Kiến trúc phụ | Mùi vị |
---|---|---|---|
Dựa vào x86 Intel | i386 | ||
AMD64 & Intel EM64T | amd64 | ||
ARM | armel | Intel IOP32x | iop32x |
Intel IXP4xx | ixp4xx | ||
Marvell Kirkwood | kirkwood | ||
Marvell Orion | orion5x | ||
Versatile | versatile | ||
HP PA-RISC | hppa | PA-RISC 1.1 | 32 |
PA-RISC 2.0 | 64 | ||
Intel IA-64 | ia64 | ||
MIPS (về cuối lớn) | mips | SGI IP22 (Indy/Indigo 2) | r4k-ip22 |
SGI IP32 (O2) | r5k-ip32 | ||
MIPS Malta (32 bit) | 4kc-malta | ||
MIPS Malta (64 bit) | 5kc-malta | ||
MIPS (về cuối nhỏ) | mipsel | Cobalt | cobalt |
MIPS Malta (32 bit) | 4kc-malta | ||
MIPS Malta (64 bit) | 5kc-malta | ||
IBM/Motorola PowerPC | powerpc | PowerMac | pmac |
PReP | prep | ||
Sun SPARC | sparc | sun4u | sparc64 |
sun4v | |||
IBM S/390 | s390 | IPL từ bộ đọc VM-reader và DASD | giống loài |
IPL từ băng | băng |
Tài liệu này diễn tả cách cài đặt vào kiến trúc kiểu Intel x86. Nếu bạn tìm thông tin về kiến trúc khác do Debian hỗ trợ, xem trang các bản chuyển Debian Debian-Ports.
Thông tin hoàn toàn về các ngoại vi được hỗ trợ nằm trong tài liệu khả năng tương thích của phần cứng Linux Thế Nào Linux Hardware Compatibility HOWTO. Tiết đoạn này đơn giản tóm tắt các điểm cơ bản.
Vẫn còn hỗ trợ gần tất cả các bộ xử lý dựa vào x86 (IA-32) còn được dùng lại trong máy tính cá nhân, gồm mọi kiểu bộ xử lý « Pentium » của công ty Intel. Cũng gồm các bộ xử lý 32-bit kiểu AMD và VIA (tên trước là Cyrix), và các bộ xử lý như Athlon XP và Intel P4 Xeon.
Tuy nhiên, Debian GNU/Linux squeeze sẽ không phải chạy được trên bộ xử lý kiểu 386 hay cũ hơn. Bất chấp tên kiến trúc "i386", khả năng hỗ trợ bộ xử lý 80386 thật (và các bộ nhái) bị bỏ trong bản phát hành Sarge (r3.1) của Debian[2]. (Chưa bao giờ có phiên bản Linux hỗ trợ phiến tinh thể 286, hay điều cũ hơn trong dãy đó.) Mọi bộ xử lý kiểu i486 và sau vẫn còn được hỗ trợ.[3].
Nếu máy tính của bạn có bộ xử lý 64-bit AMD64 hay Intel EM64T, khuyên bạn sử dụng bộ cài đặt cho kiến trúc amd64 thay cho bộ cài đặt cho kiến trúc i386 (32-bit).
Mạch nối hệ thống (system bus) là phần của bo mạch chủ mà cho phép bộ xử lý trung tâm (CPU) liên lạc với ngoại vi như thiết bị lưu trữ. Máy tính của bạn phải sử dụng mạch nối kiểu ISA, EISA, PCI, PCIe, hoặc VESA Local Bus (VLB, đôi khi được gọi là VL bus). Thật là tất cả các máy tính cá nhân được bán trong những năm gần đây có phải sử dụng một của mạch nối hệ thống này.
Cũng hỗ trợ máy tính xách tay, và hiện tại hậu hết các máy tính xách tay sẵn sằng làm việc tuyệt hảo. Trong trường hợp một máy tính xách tay chứa phần cứng đặc biệt hay sở hữu, một số chức năng nào đó có thể không được hỗ trợ. Để tìm biết những loại máy tính xách tay chạy được với GNU/Linux, xem (ví dụ) các trang Linux Laptop.
Sự hỗ trợ đa xử lý (cũng được biết như là “đa xử lý đối xứng” hay SMP) sẵn sàng cho kiến trúc này. Ảnh hạt nhân Debian 6.0 tiêu chuẩn đã được biên dịch để hỗ trợ SMP-alternatives (xen kẽ SMP). Nghĩa là hạt nhân sẽ phát hiện số các bộ xử lý (hoặc số các lõi bộ xử lý), và tự động tắt SMP trên hệ thống bộ xử lý đơn.
Mùi vị 486 của những gói ảnh hạt nhân Debian cho Intel x86 không được biên dịch với khả năng hỗ trợ SMP.
Bạn nên sử dụng một giao diện trình bày tương thích với VGA cho thiết bị cuối bàn giao tiếp. Gần mọi thẻ trình bày hơi hiện thời tương thích với VGA. Tiêu chuẩn rất cũ như CGA, MDA, hay HGA nên hoạt động được nếu bạn không cần thiết khả năng hỗ trợ hệ thống cửa sổ X11. Ghi chú rằng X11 không được dùng trong tiến trình cài đặt được diễn tả trong tài liệu này.
Khả năng hỗ trợ giao diện đồ họa của Debian dựa hoàn toàn vào sự hỗ trợ cơ bản của hệ thống X11 của X.Org. Phần lớn thẻ ảnh động kiểu AGP, PCI và PCIe hoạt động được dưới X.Org. Chi tiết về các mạch nối đồ họa, thẻ, bộ trình bày và thiết bị con trỏ được hỗ trợ nằm tại http://xorg.freedesktop.org/. Bản phát hành Debian 6.0 có sẵn X.Org phiên bản 7.5.
Gần tất cả các thẻ giao thức mạng (NIC) được hỗ trợ bởi hạt nhân Linux nên cũng được hỗ trợ bởi hệ thống cài đặt: các trình điều khiển kiểu mô-đun nên bình thường được nạp tự động. Cũng gồm phần lớn thẻ kiểu PCI và PCMCIA. Nhiều thẻ kiểu ISA cũ hơn cũng được hỗ trợ.
ISDN được hỗ trợ, nhưng không phải trong khi cài đặt.
Chức năng chạy mạng không dây nói chung cũng được hỗ trợ, và một số tăng dần các bộ tiếp hợp không dây được hỗ trợ bởi hạt nhân Linux chính thức, dù nhiều thiết bị cũng yêu cầu nạp phần vững. Nếu phần vững có phải cần thiết thì trình cài đặt nhắc bạn nạp phần vững. Xem Phần 6.4, “Nạp phần vững bị thiếu” để tìm thông tin chi tiết về phương pháp nạp phần vững trong khi cài đặt.
NIC không dây mà không phải được hỗ trợ bởi hạt nhân Linux chính thức vẫn còn có thể được làm cho hoạt động dưới Debian GNU/Linux, nhưng không phải được hỗ trợ trong khi cài đặt.
Tiến trình cài đặt chạy vô tuyến thì chỉ hỗ trợ giao thức mật mã WEP. Nếu thiết bị điểm truy cập vô tuyến của bạn sử dụng giao thức mật mã mạnh hơn thì không thể dùng nó trong khi cài đặt.
Nếu bạn gặp vấn đề sử dụng chức năng chạy mạng không dây và không có NIC khác nào có thể dùng trong khi cài đặt, vẫn còn có thể cài đặt Debian GNU/Linux dùng một ảnh đĩa CD/DVD đầy đủ. Hãy bật tuỳ chọn để không cấu hình một mạng, và cài đặt dùng chỉ những gói sẵn sàng trên đĩa CD/DVD. Sau đó thì bạn có thể cài đặt trình điều khiển và phần vững yêu cầu sau khi cài đặt xong (sau khi khởi động lại) và tự cấu hình mạng.
Trong một số trường hợp riêng, trình điều khiển cần thiết không sẵn sàng dạng gói Debian. Vì thế bạn cần phải tìm mã nguồn trên Mạng, và tự biên dịch trình điều khiển. Cách làm việc này ở ngoại phạm vị của sổ tay này. Nếu không có sẵn trình điều khiển Linux nào, sự chọn cuối cùng là dùng gói ndiswrapper
mà cho bạn có khả năng sử dụng trình điều khiển Windows.
Khả năng hỗ trợ thiết bị thiết bị chữ nổi phụ thuộc vào chương trình brltty
. Phần lớn các thiết bị hiển thị chữ nổi cũng hoạt động được với brltty
, khi được kết nối qua một cổng nối tiếp, USB hay Bluetooth. Chi tiết về những thiết bị chữ nổi được hỗ trợ có thể được tìm trên trang Web của brltty
. Debian GNU/Linux 6.0 có sẵn brltty
phiên bản 4.1.
Khả năng hỗ trợ thiết bị phần cứng tổng hợp giọng nói thì phụ thuộc vào chương trình speakup
. speakup
chỉ hỗ trợ bảng hợp nhất hay thiết bị bên ngoài được kết nối đến một cổng nối tiếp (không có bộ điều hợp kiểu USB hay nối-tiếp-đến-USB nào được hỗ trợ). Chi tiết về những thiết bị phần cứng tổng hợp giọng nói được hỗ trợ có thể được tìm trên trang Web của speakup
. Debian GNU/Linux 6.0 có sẵn speakup
phiên bản 3.1.4.
Linux hỗ trợ rất nhiều thiết bị phần cứng khác nhau, như con chuột, máy in, máy quét, thiết bị PCMCIA và USB. Tuy nhiên, phần lớn thiết bị này không cần thiết khi cài đặt hệ thống.
Phần cứng USB thường hoạt động được; chỉ một số bàn phím USB riêng có thể cần thiết cấu hình thêm (xem Phần 3.6.4, “Vấn đề phần cứng cần theo dõi”).
Lại xem tài liệu khả năng tương thích của phần cứng Linux Thế Nào Linux Hardware Compatibility để tìm biết nếu phần cứng riêng của bạn có được hỗ trợ bởi Linux hay không.
[2] Chúng tôi đã từ lâu cố gắng tránh trường hợp này, nhưng mà cuối cùng cần phải bỏ hỗ trợ do một dãy rủi ro các vấn đề với bộ biên dịch và hạt nhân, đầu tiên là một lỗi trong ABI C++ được cung cấp bởi GCC. Bạn nên vẫn còn có khả năng chạy Debian GNU/Linux trên bộ xử lý kiểu 80386 thật, nếu bạn biên dịch riêng hạt nhân và biên dịch mọi gói từ mã nguồn, hai tiến trình nằm ở ngoại phạm vị của sổ tay này.
[3] Nhiều gói Debian sẽ thật chạy nhanh hơn một ít trên máy tính hiện đại : một hiệu ứng khác tốt khi bỏ khả năng hỗ trợ những phiến tinh thể cũ này. Điều i486, được giới thiệu trong năm 1989, có ba mã thao tác (bswap, cmpxchg, and xadd) mà điều i386, được giới thiệu trong năm 1986, không có. Lúc trước, ba mã thao tác này không thể được sử dụng dễ dàng bởi phần lớn gói Debian; lúc này có thể.